CHO CHẾ BIẾN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2000-

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 56 - 63)

- Đã gây dựng được một hệ thống thị trường khá rộng ở nhiều khu vực trên thế giới Bước đầu đã đạt được sự tín nhiệm của các đối tượng khách hàng

6. Quá trình tự do hóa mậu dịch trên thế giới, xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước và kể cả

CHO CHẾ BIẾN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2000-

Nguồn Khai thác hải sản Nuôi trồng thủy sản

Năm kế hoạch Loại nguyên liệu

2000 2005 2010 2000 2005 2010 Cá (1.000 tấn) 850 910 980 500 654 941 Cá (1.000 tấn) 850 910 980 500 654 941 Tôm (1.000 tấn) 70 75 80 100 250 380 Mực (1.000 tấn) 62 68 74 - - - Các loại khác (1.000 tấn) 18 47 66 24* 54* 70* Tổng 1.000 1.100 1.200 624 960 1.400 * Không kể nhuyễn thể vỏ cứng

III.2.2.3.3. Nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Để phát triển hệ thống doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản thành một ngành công nghiệp hiện đại có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, cần phải xây dựng một lực lượng lớn về qui mô, mạnh về chất lượng. Tuy nhiên, ngay trước mắt, năng lực sản xuất chế biến hiện có được đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu, nhưng lại quá yếu kém về mặt công nghệ, không đáp ứng được các yêu cầu sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì vậy, phương hướng phát triển doanh nghiệp thủy sản nên tập trung trước hết cho việc nâng cao chất lượng số doanh nghiệp hiện có, hạn chế đầu tư xây dựng mới (chỉ xây dựng mới cho các phương án tạo khu công nghiệp thủy sản hoàn chỉnh). Ổn định công suất cấp đông của các doanh nghiệp với qui mô vừa và nhỏ (5-10 tấn /ngày), để đáp ứng yêu cầu về an toàn môi trường, tập trung nguyên liệu và áp dụng công nghệ mới. Giai đoạn tiếp theo, khi đã hình thành các khu công nghiệp thủy sản, sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy mới gắn với qui hoạch. Các giải pháp cụ thể là:

1. Nâng cấp công nghệ chế biến của doanh nghiệp. Ưu tiên đầu tư dây chuyền đông nhanh rời IQF hiện đại và đồng bộ để nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản đông lạnh. Nhờ qui trình cấp đông khép kín, kiểm soát được nhiệt độ, trọng lượng lớp áo băng bên ngoài sản phẩm, độ mất nước của sản phẩm nên sản phẩm không bị hao hụt và giữ được chất lượng cao. Hiện nay trên thế giới sử dụng chủ yếu máy cấp đông gió để cấp đông các sản phẩm đông rời IQF (không dùng tủ đông tiếp xúc). Ưu điểm của nó là có thể cấp đông nhiều loại thủy sản có hình dạng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cao. Nhưng các doanh nghiệp cần chú ý, các thiết bị IQF rất đa dạng về tính năng cũng như giá cả. Do đó, cần nắm vững thông tin công nghệ cũng như giá máy móc thiết bị để đầu tư được hiệu quả nhất.

2. Công nghệ bao gói: cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, mẫu mã bao bì sản phẩm thủy sản chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém sắc nét, thiếu đa dạng so với các nước trong khu vực. Để các sản phẩm tinh chế của Việt Nam vào thẳng các nhà hàng, siêu thị, tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư các thiết bị sản xuất bao bì cao cấp, các máy đóng gói tự động; cải tiến mẫu mã, kích cỡ bao bì. Đặc biệt, cần lưu ý qui định của nước nhập khẩu về cách ký hiệu, ghi nhãn bao bì. Thời gian qua vẫn còn tình trạng các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị từ chối do lỗi này.

3. Đầu tư đổi mới công nghệ đồng thời phải đi đôi với nâng cấp điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng qui định của ngành cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh của hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị, kho lạnh, cấp thoát nước, bảo hộ lao động…Xây dựng chế độ giám sát kiểm tra thường xuyên. Các doanh nghiệp phải đặt mục tiêu cấp bách thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP, nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và hội đủ điều kiện để xuất khẩu vào các thị trường khó tính nhưng tiềm năng.

4. Ưu tiên mở rộng sản xuất những doanh nghiệp thật sự đã có uy tín trên thị trường thế giới và đã đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng trong và ngoài nước, có tác dụng đầu tàu để kích thích các doanh nghiệp khác nỗ lực cạnh tranh.

5. Mở rộng chủng loại và ưu tiên tăng trưởng khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng.

- Tăng tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng của tôm sú như: tôm sú sống, tôm ướp đông nhanh, các sản phẩm ăn liền như sushi, sashimi, nobashi. Đặc biệt, tăng cường năng lực chế biến các sản phẩm đông nhanh, đông rời, các

mặt hàng mực sống ăn liền như sushi, sashimi. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài giỏi và đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực này.

- Đa dạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, đầu tư công nghệ mới phải dựa vào dự báo về xu hướng phát triển thủy sản cũng như hướng thay đổi nhu cầu trên thế giới. Khi đầu tư doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu của mình: muốn sản xuất loại sản phẩm gì, nguồn nguyên liệu từ đâu, bán sản phẩm cho ai?… để từ đó lựa chọn công nghệ trọn gói phù hợp, tránh đầu tư chắp vá hoặc tràn lan gây lãng phí lớn. Cần nắm bắt thông tin về công nghệ chế biến sản phẩm cụ thể cho từng thị trường, nhất là công nghệ chế biến các món ăn Nhật, Mỹ, Châu Aâu; chú ý công nghệ chế biến món ăn Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc để sản xuất sản phẩm chế biến hợp khẩu vị, thị hiếu của khách hàng.

- Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc có nhu cầu khá lớn về các mặt hàng hải sản khô. Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, muốn bảo quản được sản phẩm thủy sản khô phải giữ độ mặn cao, độ ẩm thấp. Chất lượng như vậy không đáp ứng yêu cầu sản phẩm của hai thị trường trên. Do đó, để nâng cao chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn sản phẩm của khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu áp dụng công nghệ sấy lạnh thay cho công nghệ sấy thông thường.

6. Chú ý việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến.

7. Thâm nhập thị trường quốc tế: đa dạng hóa danh mục sản phẩm, giữ được chữ tín, đảm bảo chất lượng, giao hàng đúng số lượng, đúng thời hạn. Cập nhật thông tin về thị trường do các cơ quan cấp nhà nước cung cấp. Thiết lập quan hệ gắn bó với các bạn hàng cũ để bổ sung thông tin về thị trường, đối tác cụ thể. Tham gia các hoạt động tìm kiếm thị trường mới (triển lãm, hội chợ chuyên ngành trong và ngoài nước, in phát các tài liệu về hoạt động của doanh nghiệp…..). Giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Ưùng dụng tin học vào quản lý hiện đại. Sử dụng internet để tiếp thị trên mạng trong và ngoài nước.

8. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, làm lành mạnh tình hình tài chính của các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cơ sở vật chất sẵn có nhằm tăng sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài

nước. Tham gia thị trường chứng khoán. Khai thác vốn đầu tư bằng kết hợp vốn trong nước và nước ngoài. Khai thác tiềm năng vốn của các thành phần kinh tế, kể cả kiều bào ở nước ngoài.

9. Nâng cao chất lượng nguồn lao động: đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ chuyên sâu trong ngành hải sản đủ trình độ tiếp thu và ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất.

Dự kiến phát triển các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 – 2010 nêu trong bảng 18.

III.2.2.3.4.Giải pháp kết nối hoạt động của các khâu vào hệ thống: thực hiện thông qua việc hoàn thiện hệ thống ngành hỗ trợ và liên quan; việc xây dựng được qui hoạch các cụm công nghiệp thủy sản của quốc gia.

Khi giải quyết được các vấn đề về chất lượng công nghệ sản xuất và chế biến, kết nối được hoạt động của các khâu trong ngành thủy sản cũng như các nhóm điều kiện khác thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chắc chắn tăng lên, các điều kiện cạnh tranh trở thành tích cực và góp phần tăng lợi thế của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

III.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. III.3.1. Đối với Nhà nước:

1. Cho tới nay, Nhà nước chưa có các chính sách cụ thể về sử dụng đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, cũng như luật nghề cá về khai thác đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Vì vậy, các chính sách đối với thủy sản vẫn căn cứ vào các bộ luật, qui định của sản xuất nông nghiệp, nên có nhiều vấn đề chưa phù hợp với đặc thù sản xuất của ngành.

+ Chính sách về đất đai: theo Luật Đất đai năm 1993, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản thuộc đất nông nghiệp và sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản xếp vào đất trồng cây hàng năm là chưa phù hợp vì đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản gồm nhiều loại, sản xuất mỗi loại có đặc thù riêng. Cũng từ đó, khi thực hiện nghị định 64CP giao đất sử dụng lâu dài cho các hộ gia đình, đã gặp khó khăn trong giao đất mặt nước ven biển, eo vịnh và mặt nước các hồ chứa.

+ Thuế đối với nuôi trồng thủy sản được thực hiện bằng thuế nông nghiệp theo hạng đất nông nghiệp cũng chưa phù hợp, nhất là đối với nuôi tôm ven biển, nuôi cá hồ chứa.

+ Tín dụng cho nuôi trồng thủy sản được qui định như các ngành sản xuất khác về mức vay không cần thế chấp. Tuy nhiên, do đặc thù của nuôi trồng thủy sản, giá trị tài sản của hộ nuôi trồng lại rất thấp, khó thế chấp, khó phát mãi; nên vay có thế chấp cũng thường bị Ngân hàng từ chối. Qui định trong vay vốn đánh bắt xa bờ, mức lãi cũng như thời hạn thanh toán chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân nên ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả của các chương trình phát triển.

+ Chính sách bảo trợ sản xuất gặp rủi ro: trong nông nghiệp, cây lúa được Luật Đất đai qui định: ” Nhà nước có chính sách bảo hộ đất trồng lúa nước”. Sản xuất nuôi trồng thủy sản cũng có đặc thù luôn gặp rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh và Nhà nước đã có những hỗ trợ để khắc phục hậu quả, song chưa thành chính sách bảo trợ cụ thể lâu dài.

Những kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc trên:

+ Đất mặt nước vùng triều, bãi bồi ven biển, eo vịnh đầm phá được đưa vào qui hoạch nuôi trồng thủy sản phải được coi là đất canh tác lâu dài do phải đầu tư cải tạo rất tốn kém. Giao sử dụng lâu dài 20 năm và diện tích 5-10 ha/hộ. Sau thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu, đồng thời không mắc sai phạm gì, chủ hộ được quyền ký hợp đồng giao tiếp.

+ Ruộng trũng, ruộng nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

+ xây dựng một chính sách thuế riêng cho từng vùng, loại mặt nước nuôi trồng thủy sản, có tính đến đặc điểm mùa vụ của các loài nuôi.

+ Xây dựng những qui định riêng về vay tín dụng khai thác, nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt xa bờ: giảm lãi suất tín dụng thời gian đầu mới tham gia đánh bắt xa bờ, kéo dài thời hạn cho vay vốn và trả nợ vốn vay. Đối với nuôi trồng thủy sản: ưu tiên cho vay vốn đối với các hộ, doanh nghiệp tham gia nuôi xuất khẩu, có ký hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị chế biến xuất khẩu thuộc vùng qui hoạch tập trung, cũng như ưu tiên cho các loài nuôi xuất khẩu chiến lược (tôm sú, cá tôm lồng, bè). Tăng hạn mức cho vay không thế chấp. Các đối tượng vay, nếu trả nợ và lãi vay tốt, được ưu tiên vay tiếp với số lượng nhiều hơn và lãi suất thấp hơn.

+ Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển thủy sản và quỹ hỗ trợ xuất khẩu thủy sản, nhằm bổ sung vốn cho các dự án, trợ giá cho sản phẩm thủy sản và trợ giúp khi rủi ro. Các đối tượng được ưu tiên là sản xuất theo các qui hoạch phát triển thủy sản của nhà nước, nhất là tham gia vào chương trình xuất khẩu thủy sản. Nguồn vốn cho các quỹ này hình thành từ các khoản đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong sử dụng kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng ngân sách nhà nước (cảng cá, cơ sở nghiên cứu khoa học…), trích từ hoạt động chế biến xuất khẩu, các loại phí thu từ khai thác du lịch trên các hồ, đầm, vịnh và từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

2. Việt Nam đánh thuế vào các sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Hiện thuế nhập khẩu hàng thủy sản tươi sống là 20%, thủy sản chế biến là 40%. Tham gia thực hiện AFTA, Việt Nam phải giảm thuế đánh vào hàng nhập khẩu trong đó có thuế nhập khẩu thủy sản. Lịch trình giảm thuế theo CEPT của Bộ Tài chính nhu sau.

BẢNG 19. LỊCH TRÌNH GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU THỦY SẢN THEO CEPT

Chương 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

03. TS tươi 15 15 10 10 10 5 5 5 5

16.TS chế biến 40 40 40 35 30 20 20 15 5

(Nguồn: Bộ Tài chín) Mức nhập khẩu hàng thủy sản thời gian qua thấp nên giảm thu từ thuế không lớn. Mặt khác, đây là mặt hàng ta có khả năng cạnh tranh cao nên giảm thuế nhập khẩu không gây trở ngại cho phát triển sản xuất. Hơn nữa, để tăng kim ngạng xuất khẩu thủy sản trong tương lai thì việc nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái xuất là một trong những giải pháp quan trọng khắc phục sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu

thủy sản, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên thị trường thế giới và giảm những rắc rối trong thủ tục nhập khẩu, kiến nghị tiến tới không thu thuế nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sơ chế phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu. Mức giảm điều chỉnh lại từ năm 2001, đến 2003 thì thuế suất nhập khẩu thủy sản tươi sống bằng 0%.

III.3.2. Đối với ngành.

1. Kiến nghị Bộ Thủy sản gấp rút hoàn thành việc nghiên cứu đánh giá nguồn lợi, xây dựng qui hoạch phát triển tổng thể ngành theo vùng kinh tế của quốc gia. Không nên chỉ chú trọng xây dựng những chương trình riêng lẻ không gắn kết với nhau. Nâng cao năng lực phối hợp thực hiện các chương trình của ngành nhằm giảm lãng phí, tiết kiệm thời gian. Tăng cường hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo, xây dựng chiến lược phát triển ngành thông qua tin học hóa các hoạt động.

2. Trong phương hướng đầu tư phát triển ngành thủy sản giai đoạn 1999-2010, ngành dự kiến sử dụng vốn đầu tư như sau: Tổng mức vốn khoảng 35.490 tỷ đồng, phân bổ theo từng lĩnh vực:

– khai thác hải sản khoảng 28,75%; – Nuôi trồng thủy sản khoảng 27%; – Chế biến thủy sản khoảng 27%; – Hạ tầng dịch vụ khoảng 16%; – Nghiên cứu khoa học khoảng 0,85%; – Đào tạo giáo dục khoảng 0,25%; – Các lĩnh vực khác khoảng 0,15%.

Như đã phân tích, để thực hiện được chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản, vấn đề cần giải quyết đi trước một bước trong tổng thể phát triển ngành là hạ tầng dịch vụ và nghiên cứu khoa học. Nhưng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho hai lĩnh vực này trong tương lai quá thấp. Mặt khác, thời gian qua, đầu tư phát triển qui mô lĩnh vực khai thác đánh bắt đã quá nhanh nhưng chất lượng lại kém nên sử dụng không hiệu quả. Dự kiến cơ cấu đầu tư như trên là không hợp lý, nếu muốn xuất khẩu thủy sản trở thành mũi nhọn. Kiến nghị:

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)