BẢNG 14 DỰ BÁO VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 45 - 48)

- Đã gây dựng được một hệ thống thị trường khá rộng ở nhiều khu vực trên thế giới Bước đầu đã đạt được sự tín nhiệm của các đối tượng khách hàng

6. Quá trình tự do hóa mậu dịch trên thế giới, xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước và kể cả

BẢNG 14 DỰ BÁO VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM

Số 2, bảng 5

Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản trong tương lai vừa có mức gia tăng mạnh về sản lượng, vừa hứa hẹn hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm nuôi cũng không ngừng được cải thiện nhờ áp dụng những công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giống, thức ăn, nuôi dưỡng, chữa bệnh và vận chuyển cá thương phẩm…

Ơû Châu Á, các trang trại nuôi và sản xuất nhỏ vẫn là những qui mô chủ yếu áp dụng trong nuôi trồng thủy sản và hình thức này sẽ tiêp tục đóng vai trò quan trọng.

Dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản: Thị trường thủy sản thế giới có xu hướng cung nhỏ hơn cầu, do các nước phát triển ngày càng giảm khai thác thủy sản tự nhiên và ít khả năng tăng nuôi trồng nhưng lại tăng mức tiêu thụ. Dự báo các thị trường cụ thể:

Nhật Bản sẽ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới. Nghề khai thác cá biển của Nhật đang xuống dốc nên xu hướng tăng nhanh nhập khẩu thủy sản sẽ còn diễn ra lâu dài. Tôm đông, cá ngừ tươi, mực, bạch tuộc sẽ tiếp tục là các mặt hàng có nhu cầu lớn ở Nhật.

Thị trường thủy sản ở Mỹ rất lớn cả về nhập và xuất khẩu. Nhiều mặt hàng được nhập để đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước, một phần tái chế và xuất khẩu: tôm đông, tôm nguyên liệu, cá ngừ, cá ngừ hộp, cá fillett. Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nên nhập khẩu thủy sản có nhiều khả năng cũng sẽ tăng trưởng theo.

EU là thị trường thủy sản lớn thứ hai thế giới ngang với thị trường Mỹ. Từ năm 1996-1999, EU giảm 30% sản lượng thủy sản khai thác và sẽ tiếp tục giảm 5% giai đoạn 1999-2002. Như vậy, EU sẽ cần nhập khẩu nhiềâu hàng thủy sản từ bên ngoài khối. Ba thị trường lớn nhất là Tây Ban Nha, Pháp, Italia.

Các thị trường HongKong, Singapore… đang mở rộng, có nhiều triển vọng. Trung Quốc sẽ là thị trường thủy sản lớn nhất Châu Á với đặc điểm vừa tiêu thụ vừa tái chế xuất khẩu. Tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, cá hội, cua…có nhu cầu tăng nhanh ở các thành phố lớn. Tái chế xuất khẩu tăng nhanh nên nhu cầu nhập nguyên liệu thô rất lớn. Đây cũng là thị trường tiêu thụ bột cá lớn nhất (700.000 tấn/năm).

Dự báo về các thị trường quốc tế tiêu thụ sản phẩm thủy sản được đánh giá trong bảng 15.

Từ những dự báo trên, rõ ràng ngành thủy sản là một ngành rất có triển vọng phát triển trong cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển trong giai đoạn tích lũy vốn cho công nghiệp hóa kinh tế quốc dân.

Đường lối chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đã được khẳng định: Thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nghề cá. Tích cực và chủ động trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Lấy xuất khẩu thủy sản là mũi nhọn; tiếp tục

chuyển đổi cơ cấu ngành để đẩy mạnh xuất khẩu. Vừa khai thác tiềm năng nguồn

lợi có hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường; phát triển tái tạo nguồn lợi, bảo đảm tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế thủy sản, tạo khả năng tích lũy nhanh trong nội bộ ngành, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân và nâng cao mức dinh dưỡng của nhân dân.

Đường lối trên thể hiện các quan điểm sau

• Lấy hiệu quả kinh tế làm động lực và thước đo cho sự phát triển.

• Phát huy nội lực của nghề cá nhân dân, thu hút mọi thành phần kinh tế để phát triển kinh tế thủy sản trên toàn quốc.

• Tận dụng những tiềm năng mặt đất, mặt nước, mặt biển để phát triển nghề cá ở mọi vùng kinh tế sinh thái, góp phần tạo việc làm, tăng dinh dưỡng và tăng thu nhập, làm giàu cho nhân dân.

• Xây dựng một ngành thủy sản được quản lý tốt, hiện đại nhằm đạt được sự phát triển ổn định, bền vững; trở thành ngành công nghiệp hiện đại với khoa học kỹ thuật tiên tiến và hội nhập vào hệ thống kinh tế khu vực và thế giới.

• Phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam theo định hướng kết hợp kế hoạch hóa với thị trường.

Kết quả phân tích tổng thể mô hình lợi thế phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho thấy những điểm mạnh và yếu của toàn bộ hệ thống. Để phát huy được sức cạnh tranh của ngành, thực hiện được các mục tiêu về xuất khẩu đã đặt ra, thì cần đột phá vào các điểm thắt của hệ thống, từ đó tạo sự thông suốt của hoạt động và dẫn đến khai thác các lợi thế một cách hiệu quả nhất.

Trong các nhân tố đã phân tích, nổi bật lên nhược điểm ở các vấn đề sau:

1. Sự không đồng bộ của các ngành hỗå trợ và liên quan so với năng lực và nhu câu

phát triển của ngành thủy sản, yếu kém cả về số lượng và chất lượng.

2. Sự yếu kém trong tạo lập mối liên hệ thông suốt quá trình hoạt động của chính

các khâu nội lực của ngành thủy sản.

3. Vai trò quản lý nhà nước còn yếu, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo xây

dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển giữa các ngành, các địa phương; chưa tạo được môi trường vĩ mô thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 45 - 48)