BẢNG12 CƠ CẤU SẢN LƯỢNGCÁC NHÓM SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 31 - 32)

4. Chưa có kế hoạch HACCP (vẫn áp dụng kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng)

BẢNG12 CƠ CẤU SẢN LƯỢNGCÁC NHÓM SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU

SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU

Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1999 Tổng SP, T 64.700 79.609 94.825 110.800 127.700 150.500 187.850 213.000 Tôm đông, T 40.000 18.056 55.430 63.108 66.500 70.000 72.800 74.550 Tỷ lệ (%) 61,82 60,37 58,46 56,96 52,08 46,51 38,75 35,00 Mực đông, T 4.500 5.338 7.050 9.962 11.300 14.500 18.800 19.170 Tỷ lệ (%) 6,96 6,71 7,43 8,99 8,85 9,63 10,00 9,0 Cá các loại, T 11.111 16.908 23.149 25.465 31.400 41.000 49.200 23.430 Tỷ lệ (%) 17,16 21,24 24,41 22,98 24,59 27,24 26,19 11,00 Mực khô, T 4.100 3.583 3.212 3.400 4.000 4.000 6.000 10.650 Tỷ lệ (%) 6,34 4,5 3,39 3,07 3,13 2,65 3,15 5,00 TS khác, T 5.000 5.724 5.984 8.865 14.500 21.000 41.050 85.200 Tỷ lệ (%) 7,73 7,19 6,31 8,00 11,35 13,95 21,85 40,00

(Nguồn: Bộ Thủy sản; Niên giám Thống kê, 1999) Tỷ trọng của các loại hàng khô thấp. Tỷ trọng các mặt hàng đông lạnh tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao. Nguyên nhân là do nhiều nước nhập khẩu mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu cao cấp của khách sạn vì dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đồng thời điều kiện để bảo quản tôm cá đông lạnh và tươi sống ngày càng tốt hơn cho phép chuyên chở đi xa. Giá cao của các mặt hàng này cũng đã góp phần kích thích các nhà xuất khẩu.

Hàm lượng khoa học công nghệ đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã có bước tiến bộ. Trước năm 1992, việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản có giá trị gia tăng như : thủy sản sống, thủy sản làm sẵn bán trực tiếp, thủy sản ăn liền tuy đã có nhưng không ổn định và tỷ trọng giá trị chưa vượt quá 1% so với tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Từ năm 1993, dưới tác động mạnh mẽ của chính sách mở cửa quan hệ đối ngoại với nhiều nước, tác động của sự cạnh tranh trong nước dẫn đến việc xuất nguyên liệu sơ chế không có lãi cùng với sự trưởng thành của các đơn vị chế biến nên sản lượng và giá trị sản phẩm có giá trị gia tăng đã tăng lên. Các mặt hàng thủy sản tươi sống và những mặt hàng giá trị cao tăng cả về chủng loại lẫn số lượng. Năm 1990, tỷ trọng hàng thủy sản có giá trị gia tăng mới đạt 8,6% thì đến năm 1997, đã nâng lên khoảng 17,5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Các mặt hàng tôm, mực đông lạnh khối (block) đã giảm dần tỷ lệ thay vào đó những mặt hàng được chế biến tinh vi hơn như tôm IQF (HLSO, PTO, PTO luộc, easy peel, nobashi, tẩm bột, tẩm bột rán, bao bột …), mực surimi, sashimi, sushi, các mặt hàng thực phẩm phối chế ăn liền khác như há cảo, bắp cải cuốn tôm, nem cua, nem tôm, nem chua… đang tăng dần tỷ trọng trong xuất khẩu.

Hàng xuất khẩu có độ tinh chế cao hơn đã giúp cho mặt hàng thủy sản của ta có giá hơn. Giá xuất bình quân 1 kg thủy sản của những năm đầu thập niên 90 chỉ khoảng 3 – 4 USD, tăng lên khoảng 5,5 USD vào năm 1995, rồi 6,5 USD năm 1998 và đã trên 7 USD

trong năm 1999. Tuy nhiên mức giá trung bình này vẫn thấp hơn giá trung bình của Thái Lan (đạt 15 – 17USD/kg). Vì vậy, nếu ta có công nghệ chế biến như Thái lan thì không chỉ kim ngạch xuất khẩu của ta sẽ còn có thể tăng lên mà còn có thể nâng cao tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường như EU, Mỹ.

II.3.7.2.1. Tôm: Có giá trị hàng đầu trong các mặt hàng thủy sản trên thế giới và nhu cầu tăng mạnh, do đó việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Cùng với sự đa dạng hóa sản phẩm,tỷ trọng tôm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Tôm Việt Nam ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để giữ vị trí cung cấp tôm lớn thứ 3 vào thị trường Nhật Bản, sau Indonesia và Ấn Độ, chiếm tỷ trọng từ 10 – 11% trên thị trường này. Trên thị trường Mỹ, tuy mới xuất hiện chính thức trong vài năm gần đây, nhưng tôm của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh và đã được liệt vào 10 nhà cung cấp hàng đầu ở Mỹ.

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 31 - 32)