III.2.2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 48 - 56)

- Đã gây dựng được một hệ thống thị trường khá rộng ở nhiều khu vực trên thế giới Bước đầu đã đạt được sự tín nhiệm của các đối tượng khách hàng

6. Quá trình tự do hóa mậu dịch trên thế giới, xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước và kể cả

III.2.2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

III.2.2.1. Các giải pháp cấp Nhà nước :

1. Xây dựng được các quy hoạch phát triển ngành và địa phương về phát triển thủy sản. Xây dựng cụm ngành công nghiệp thủy sản (bao gồm từ sản xuất nguyên liệu, chế biến, dịch vụ và thương mại…) theo lãnh thổ. Muốn làm được phải hoàn thành bản đồ tiềâm năng nguồn lợi thủy sản, đánh giá lợi thế về thủy sản của từng địa phương và vùng, từ đó chọn vị trí xây dựng hợp lý nhất, tránh tình trạng phát triển bề rộng mà kém hiệu quả.

2. Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề cá: đường xá, hệ thống thủy lợi, kênh bao ở các vùng nguyên liệu, bến cảng, chợ cá, điện, nước, viễn thông…với vai trò liên kết hoạt động của các ngành, bộ phận chức năng để đầu tư được đồng bộ, hiệu quả. Huy động các nguồn vốn và kiểm tra sử dụng vốn có hiệu quả. Ưu tiên sử dụng vốn ODA, kêu gọi đầu tư nước ngoài.

- 3.Tăng đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng. (tỷ lệ 0,8% tổng vốn đầu tư năm 2000 là quá thấp). Phát huy vai trò phối hợp hoạt động nghiên cứu giữa các bộ, cơ quan để đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được chi phí. Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu. Tìm kiếm các nguồn hợp tác, hỗ trợ nghiên cứu từ nước ngoài.

4. Xây dựng và thực hiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ: luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật đầu tư trong và ngoài nước, luật môi trường, luật nghề cá.

Nghiên cứu bổ sung những điều khoản, qui định cụ thể phù hợp với đặc thù sản xuất của ngành thủy sản. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Tạo ra hệ thống các thủ tục hành chính hiệu quả, không gây phiền hà.

5. Thông qua các công cụ kinh tế: tín dụng, thuế, quĩ hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu để hướng sự phát triển doanh nghiệp, địa phương theo các qui hoạch đã xây dựng; phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.

+ Chính sách thuế: trước mắt, thực hiện thuế nông nghiệp đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản theo luật thuế hiện hành. Những năm tới nghiên cứu qui định lại chính sách thuế riêng phù hợp với từng loại mặt nước nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu cách tính thuế và thời điểm thu thuế phù hợp với mùa vụ thủy sản, có chính sách thuế ưu tiên cho các khu vực qui hoạch trọng điểm nghề cá để hình thành các tổ hợp công nghiệp thủy sản. Xem xét lại thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến tái xuất khẩu (so sánh với các nước ASEAN) + Tín dụng: nghiên cứu mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất thích hợp đối với từng hoạt động đặc thù của ngành thủy sản, tạo điều kiện cho ngư dân làm ăn có hiệu quả và trả được nợ khi đến hạn. Nghiên cứu về mức vốn đối ứng, về tài sản thế chấp cho phù hợp với thực tế đời sống của ngư dân.

+ Nghiên cứu chính sách hỗ trợ rủi ro cho người, tài sản trong sản xuất và kinh doanh thủy sản: dịch bệnh thủy sản chưa có cách phòng ngừa, đột biến môi trường do thiên nhiên, thiên tai.

6. Đối với cấp Ngành: Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo; nâng cao năng lực lãnh đạo, có tầm nhìn chiến lược. Phối hợp tốt hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác nhau.

+ Xây dựng hệ thống quản lý hiện đại, ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý toàn ngành, xây dựng các mô hình toán - kỹ thuật – kinh tế để điều phối, đánh giá hoạt động theo hướng hiện đại hóa.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn nhà nước và ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh đối với các cơ sở chế biến thủy sản, các cảng cá, chợ cá; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho vật nuôi thủy sản; tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thủy sản.

7. Đầu tư cho hoạt động dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa đất liền với ngoài khơi; qui hoạch và xây dựng hệ thống nơi neo đậu, tránh và trú bão cho tàu thuyền; kiểm tra và có biện pháp bắt buộc trang bị cứu sinh; thông tin kịp thời tình hình bão lụt cho ngư dân.

8. Khai thông thị trường quốc tế bằng các giải pháp:

+ Tích cực xúc tiến đàm phán, ký kết các thoả thuận song phương về kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản, tránh kiểm tra 2 lần, tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu và giảm phí tổn, phiền hà cho các doanh nghiệp.

+ Nắm vững, cập nhật và đáp ứng kịp thời các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước, các thông tin về thị trường cho doanh nghiệp, đồng thời để dự đoán và có đối sách thích hợp khi có những biến động lớn. + Tăng cường đào tạo cán bộ thị trường cho doanh nghiệp. Kết hợp tốt hoạt động thị trường ở các cấp, đặc biệt ở cấp doanh nghiệp và cấp quốc gia. Phối hợp tìm kiếm mở rộng thị trường qua các bộ Thương mại, Ngoại giao, Thủy sản.

+ Giới thiệu, tiếp thị thông qua các ấn phẩm, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; đặc biệt quan tâm tổ chức hội chợ thủy sản trong nước. Tham gia các diễn đàn kinh tế ASEAN và APEC để mở rộng thị trường.

+ Giữ vững thị trường Nhật Bản, bảo đảm ổn định trong xuất khẩu về mặt số lượng nhưng giảm về tỷ trọng, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường này

+ Phát triển xuất khẩu vào thị trường EU thông qua kiểm soát chặt chẽ an toàn vệ sinh trong sản xuất thủy sản để tăng số lượng các doanh nghiệp trong danh sách được xuất khẩu vào thị trường này.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện kế hoạch thực hiện HACCP theo qui định của FDA, tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ.

BẢNG 16. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN (2000 -2010)

(Dự kiến tỷ lệ % theo giá trị xuất khẩu)

Phương án 1 Phương án 2 Thị trường Thực hiện 1999 2000 2005 2010 2000 2005 2010 Nhật Bản 41 45 40 35 50 45 40 Mỹ 14 8 14 20 10 12 15 Châu Âu 10 18 19 20 10 11 12 Đông Nam Á và Trung Quốc 28 24 22 20 25 24 23 Thị trường khác 7 5 5 5 5 8 10

III.2.2.2.Giải pháp đối với nhóm ngành hỗ trợ và liên quan:

1. Xây dựng một hệ thống hậu cần dịch vụ trên bờ đi trước năng lực khai thác hiện có (cảng cá, chợ đầu mối, kho tại cảng, kết cấu hạ tầng: đường, hệ thống thủy lợi, đê bao, điện, nước). Để thực hiện được cần xây dựng quy hoạch liên ngành. Cân nhắc chọn lựa những dự án có trình độ công nghệ tiên tiến, khi đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả cao (không chọn dự án rẻ nhưng công nghệ cũ so thế giới). Chủ động khai thác các nguồn vốn khác nhau: ngân sách, tín dụng ưu đãi, viện trợ, hợp tác quốc tế, huy động từ nhân dân. Các giải pháp cho giai đoạn phát triển 10 năm (2001-2010):

- Xây dựng hoàn chỉnh các cụm bến cảng cá trên các cửa sông, cửa lạch có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có năng lực khai thác lớn và đã có một đội tàu khai thác có thể sử dụng hiệu quả cụm hậu cần.

- Dần từng bước nâng cấp và củng cố các bến cá nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề cá nhân dân ở nơi có ít tàu thuyền, qui mô nghề nghiệp nhỏ, nhằm cải thiện điều kiện sản xuất, an toàn tàu thuyền vùng trú đậu, có bố trí hậu cần tương ứng.

- Xây dựng một hệ thống chợ cá trên các vùng trọng điểm nghề cá với qui mô công nghiệp, kết hợp với việc phát triển hệ thống chế biến sản phẩm; hoặc hình thành các trung tâm tiêu thụ sản phẩm nghề cá lớn của cả nước. Có thể chọn các khu vực sau:

+ Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ: 3 cảng cá trung tâm gồm Hòn Gai, Hải Phòng, Cửa Hội;

+ Các tỉnh Nam Trung bộ: thành phố Đà Nẵng, thị xã Phan thiết;

+ Đông Nam bộ: thành phố Mỹ Tho, Tắc Cậu (Kiên Giang), đảo Phú quốc.

- Xây dựng hệ thống bến cảng cá trên tuyến đảo làm nơi tránh trú cho tàu thuyền đánh cá xa bờ, làm nơi trung chuyển mua bán cá trên biển, ở nơi có

điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi như tuyến đảo Cát Bà, Cô Tô, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc.

- Khôi phục, nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông, kết hợp qui hoạch thủy lợi nuôi trồng thủy sản. Xây dựng hệ thống đê bao, thủy lợi tạo vùng nuôi tập trung qui mô lớn theo hình thức thâm canh và công nghiệp. Xây dựng các trạm quan trắc kiểm soát chất lượng môi trường nuôi, các trạm kiểm dịch giống nuôi thủy sản.

Để thực hiện các giải pháp nêu trên, không phải chỉ có trách nhiệm của Bộ Thủy sản, mà cần có sự phối hợp kế hoạch của các cơ quan như Bộ GTVT, BộNN và PTNT, Bộ KHĐT… trong việc xây dựng qui hoạch chung và phối hợp thực hiện, nhằm đạt kết quả với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất

2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, lập chương trình liên kết nghiên cứu – ứng dụng – sản xuất – nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu các vấn đề ứng dụng công nghệ tiên tiến, phục vụ ngay cho sản xuất kinh doanh như: công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; công nghệ chọn giống, nhân giống, chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ xử lý môi trường (làm sạch nước trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, xử lý chất phế thải và khí thải từ các nhà máy chế biến thủy sản…).

3. Giảm nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị phục vụ sản xuất thủy sản: nghiên cứu chế tạo và sử dụng những công nghệ mà trong nước có thể đáp ứng với chi phí thấp hơn hàng nhập (hệ thống lạnh do công ty cơ điện lạnh REE sản xuất lắp ráp, hệ thống liên lạc trên biển do các công ty điện tử trong nước sản xuất, các trang thiết bị phục vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản…). Tuy nhiên, các vật tư như xăng dầu, nhựa hạt… vẫn phải nhập khẩu và chỉ có thể được thay thế khi công nghiệp hóa dầu của Việt Nam hình thành.

III.2.2.3.Giải pháp đối với nhóm doanh nghiệp và cạnh tranh:

Như đã phân tích, ngành thủy sản không thiếu nguồn nguyên liệu, nhân lực hay năng lực sản xuất chế biến, mà yếu kém về sự kết nối các khâu sản xuất, về chất lượng của chính từng bộ phận. Vì vậy, để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, các giải pháp không phải hướùng vào mở rộng qui mô sản xuất mà phải nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất của các đơn vị trong ngành thủy sản; xây dựng mối quan hệ gắn bó các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp, từ khâu nguyên liệu, chế biến cho tới lưu thông, thương mại. Phưong hướng và các giải pháp cụ thể cho từng khâu

III.2.2.3.1. Nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển sản xuất nguyên liệu theo

nhóm sản phẩm chủ yếu, gắn chặt chẽ với chế biến và thị trường tiêu thụ.

Phát triển nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Nó không chỉ tạo ra nguồn nguyên liệu xuất khẩu lớn và ổn định cho chế biến xuất khẩu mà còn có thể chủ động lựa chọn những

sản phẩm có nhu cầu lớn, giá trị cao. So với đánh bắt khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều, do hạn chế được những rủi ro thiên tai và đầu tư trang bị ít tốn kém hơn phương tiện đánh bắt.

Nuôi trồng thủy sản còn chủ động kiểm soát được chất lượng vệ sinh của nguyên liệu, đặc biệt đối với các loại nhuyễn thể hai mảnh như nghêu, sò huyết, hào, vẹm. Điều này rất có ý nghĩa vì nhiều nước Châu Âu chỉ nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh được khai thác ở những vùng kiểm soát được chất lượng vệ sinh.

Bên cạnh đó, ngành nuôi thủy sản sẽ làm giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ tạo điều kiện phục hồi nguồn lợi hải sản, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới.

Phương hướng phát triển nuôi trồng tập trung vào tăng năng suất nuôi trồng, hạn chế mở rộng diện tích. Không nên phát triển tràn lan, phá hoại môi trường. Cần có sự hỗ trợ của nhà nước nhất là tiêu thụ sản phẩm.

1. Cơ cấu loài nuôi: dựa vào khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, ưu tiên theo thứ tự giá trị xuất khẩu:

+ Các loài tôm: không tăng nhiều diện tích nuôi tôm sú mà giải quyết vấn đề chất lượng nuôi. Tăng tỷ lệ nuôi bán thâm canh, thâm canh trong nhân dân để tăng năng suất nuôi (từ miền Trung đổ vào). Xây dựng các khu nuôi tôm công nghiệp tập trung trong tổng thể khu công nghiệp thủy sản. Quy hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường; coi trọng xử lý các nguồn nước thải của các vùng nuôi trước khi đổ trở lại môi trường; bảo tồn sinh thái để tạo thế cạnh tranh bền vững. Tăng diện tích nuôi tôm he ở các tỉnh ven biển miền Bắc, tôm càng xanh. Phát triển nuôi tôm hùm bằng lồng ở các tỉnh miền Trung, vùng đảo.

+ Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: nghêu, ngao, sò huyết, trai ngọc, điệp, bào ngư, hầu. Quản lý khai thác các bãi giống tự nhiên. Hình thức nuôi: quảng canh cải tiến, chuyển tới nuôi thâm canh ở các vùng cửa sông, bãi ngàn và nuôi bằng lồng ở eo vịnh biển. Vùng nuôi trọng điểm: Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng.

+ Cá đáy: cá giò, cá mú, hồng, vược, cá bánh đường. Phát triển nuôi trồng với công nghệ thâm canh trong môi trường tự nhiên, gắn với phát triển công nghệ lưu giữ sản phẩm sống để xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường ưa tiêu dùng ở dạng tươi sống.

+ Cá nước ngọt: basa, tra, bống tượng, chép, rô phi, ba ba, cá sấu, lươn, ếch. Bên cạnh việc tận dụng các loại mặt nước ở tất cả các địa phương, nuôi quảng canh cải tiến tiến tới bán thâm canh và thâm canh, với mục

đích tạo nguồn hàng hóa phong phú và xóa đói giảm nghèo, phát triển nuôi thâm canh và công nghiệp các loại cá nước ngọt có giá trị xuất khẩu cao gắn với cơ sở sản xuất và vùng thuận lợi về lưu thông, thương mại. Phát triển nuôi lồng bè ở các vùng mặt nước lớn, nhất là đồng bằng Tây Nam bộ.

2. Sản xuất giống: tập trung nghiên cứu và sản xuất giống một số loài thủy sản có giá trị thương mại cao như cá hồng, song, bào ngư, trai, tôm hùm, cua. Nhập khẩu và thuần hóa một số loài có giá trị thương mại và phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam. Nâng cấp hệ thống giống quốc gia và cấp I cả về trang thiết bị công nghệ lẫn trình độ cán bộ khoa học để phát triển nhân giống nhanh, kịp nhu cầu nuôi trồng. Nhà nước hỗ trợ mạnh vào các trung tâm giống quốc gia và cấp I, coi đó là nguồn thúc đẩy lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển.

3. Phòng chữa bệnh: tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng và chữa bệnh cho các loại đặc sản bằng các kháng sinh đặc hiệu. Các hoạt động vệ sinh phòng dịch cần được tiến hành thông qua các trung tâm quan trắc môi trường ở mỗi vùng để hạn chế phát sinh và lây lan các loại bệnh. Tiến hành kiểm tra chặt chẽ giống nhập nội, giống trước khi thả xuống ao đầm nuôi.

Một phần của tài liệu lợi thế cạnh tranh giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu thủy sản (Trang 48 - 56)