- Đã gây dựng được một hệ thống thị trường khá rộng ở nhiều khu vực trên thế giới Bước đầu đã đạt được sự tín nhiệm của các đối tượng khách hàng
II.4 HỆ THỐNG NGÀNH HỖ TRỢ VÀ LIÊN QUAN
Việc phát triển ngành thủy sản có liên quan đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác như các ngành đóng sửa tàu thuyền; sản xuất các trang thiết bị cho đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; ngành năng lượng nhiên liệu; kết cấu hạ tầng kỹ thuật; các viện nghiên cứu gắn với công nghệ sinh học, hóa chất, dược phẩm; các ngành thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức…Như vậy, phát triển ngành thủy sản đem lại nhiều cơ hội cho phát triển các ngành khác, tạo thêm việc làm cho người dân. Tuy nhiên, các ngành nêu trên chưa tạo thành một hệ thống đồng bộ, đảm bảo đáp ứng những yêu cầu phát triển của ngành thủy sản.
*Cơ sở hạ tầng nghề cá (bao gồm cảng cá, chợ cá, cung ứng tiêu thụ, vận chuyển, hệ thống giao thông ở nhiều vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản) còn thiếu, lạc hậu và chưa đồng bộ. Do đó không thể đáp ứng được nhu cầu tổ chức bảo quản sau thu hoạch, quản lý nguồn lợi, định hướng cho chế biến xuất khẩu, công khai hóa hoạt động thương mại thủy sản, giúp thị trường tự kiểm soát và điều tiết giá cả thông qua đó điều tiết sản xuất.
*Khá nhiều mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất thủy sản phải nhập khẩu. Nhiều loại trong nước chưa sản xuất được như: nhập khẩu 100% máy thủy, 100% nhựa hạt chế biến bao bì và lưới sợi, xăng dầu, máy dò cá, máy định vị…Ước tính giá trị nhập khẩu vật tư, thiết bị cho ngành thủy sản chiếm tới 55 – 60% giá trị xuất khẩu thủy sản.
*Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kiến thức, công nghệ mới đối với ngành thủy sản hết sức quan trọng. Thời gian qua, hoạt động này đã được ngành quan tâm, đặc biệt thu hút sự hợp tác của các tổ chức quốc tế và các nước. Nhiều vấn đề nghiên cứu được đặt ra như: điều tra nguồn lợi hải sản; công nghệ di truyền, chọn giống, nhân giống; các công nghệ: sinh học, xử lý môi trường, chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, khai thác và bảo quản sau thu hoạch, chế biến xuất khẩu…đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đánh giá chung, đóng góp của hoạt động nghiên cứu vào sự phát triển ngành thủy sản còn rất hạn chế. Nguyên nhân là lĩnh vực này chưa được sự đầu tư đúng mức cả về vốn và nhân lực. Tỷ lệ vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học chỉ chiếm dưới 1% tổng mức vốn đầu tư hàng năm của toàn ngành. Lực lượng cán bộ nghiên cứu ít; nhiều công trình nghiên cứu đã hoàn thành nhưng không được quan tâm đưa vào ứng dụng. Điều đó gây thiệt hại lớùn cho ngành, không chỉ lãng phí sức người và của, mà còn không thể thực hiện được công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Kết luận: Hệ thống các ngành hỗ trợ và liên quan tới sản xuất thủy sản là một khâu yếu trong mô hình phát triển. Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp, liên kết giữa các hoạt động, các ngành. Đầu tư phát triển không đồng bộ, không có tầm nhìn chiến lược. Nếu không chú ý đúng mức đến khâu này thì không thể nói đến việc tăng chất lượng hoạt động của ngành thủy sản được. Tuy nhiên , trách nhiệm ở đây không phải chỉ riêng của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mà phụ thuộc vào năng lực quản lý và các chính sách phát triển của Nhà nước.