Về phía Nhà nước và các cơ quan công quyền

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 102)

i nguyên thên nhên

4.4.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan công quyền

Để thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người lao động ở huyện Phú Lương thì Nhà nước và các cơ quan công quyền của huyện phải thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:

- Có kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động hợp lý

- Tạo điều kiện cho người dân vay vốn thuận lợi, kết hợp với chuyển giao công nghệ cho nông dân, hướng dẫn người dân những kiến thức quản lý cơ bản để người dân có khả năng sử dụng đồng vốn hiệu quả.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương đặc biệt là giao thông nông thôn - Bảo vệ trật tự trị an, xây dựng nếp sống văn hóa mới

4.4.3. Về phía người lao động

Tận dụng những chương trình tín dụng, chính sách khuyến khích của Nhà nước để tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.

Đối với người lao động có nhu cầu làm việc mà không tự giải quyết được thì có thể đăng ký với trung tâm dịch vụ việc làm để yêu cầu môi giới tìm việc làm hoặc yêu cầu dạy nghề gắn với tạo việc làm phù hợp với nghề đã chọn, phù hợp với khả năng sức khỏe của mình và theo tiểu chuẩn của nơi cần nhân công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4

Giải quyết việc làm cho lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương phải dựa và các quản điểm chủ yếu sau: (1) Giải quyết việc làm có hiệu quả, chính là giải quyết tận gốc những vấn đề kinh tế xã hội; (2) Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; (3) Tích cực giải quyết vấn đề lao động, việc làm. Kết hợp chương trình quốc gia giải quyết việc làm với từng chương trình, dự án lớn phát triển kinh tế tạo ra nhiều chỗ làm mới, đặc biệt là các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách và đầu tư của nước ngoài. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới ở nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ, hoàn thiện cơ chế quản lý và tăng cường quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

Để có những giải pháp phù hợp trong hoạt động giải quyết việc làm của huyện Phú Lương, tác giả đã dựa vào những định hướng chiến lược phát triển việc làm Việt Nam 2011 – 2020, đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh Thái Nguyên từ 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quan điểm chung nhất về giải quyết việc làm cho người lao động huyện Phú Lương là tạo nhiều việc thông các chương trình kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và ngày càng nâng cao chất lượng lao động đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động.

Từ kết quả phân tích thực trạng về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động và căn cứ vào các quan điểm, định hướng phát triển và dự báo cung cầu lao động của huyện Phú Lương, tác giả đề xuất giải pháp nhằm giải quyết việc làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn dân, của các cấp các ngành. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động xã hội, thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và các chương trình, dự án giải quyết việc làm. Nhờ đó hàng năm chúng ta giải quyết việc làm được hàng triệu lao động, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp của lao động thành thị giảm dần và thời gian sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên. Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số vẫn còn cao, nhất là ở vùng nông thôn nên hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động khá lớn, số người cần được giải quyết việc làm còn tồn đọng khá lớn. Do đó sức ép về việc làm còn rất lớn. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

1. Luận giải và góp phần làm rõ thêm bản chất những khái niệm cơ bản nhất về lao động, việc làm, giải quyết việc làm, thất nghiệp và các nội dung của việc làm và vai trò của việc làm đối với phát triển kinh tế xã hội. Luận văn đề cập đến kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và đề cập đến thực tiễn giải quyết việc làm của một số địa phương tiêu biểu trên cả nước để từ đó có những bài học rút ra trong quá trình giải quyết việc làm của Việt Nam nói chung cũng như huyện Phú Lương nói riêng.

2. Thực tế nghiên cứu, khảo sát vấn đề lao động, việc làm và giải quyết việc làm của huyện Phú Lương cho thấy vấn đề lao động và việc làm mang tính tổng hợp, đó là vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH ở huyện Phú Lương thì chúng lại càng tác động với nhau chặt chẽ hơn. Vì vậy, lao động, việc làm và giải quyết việc làm không chỉ giới hạn trọng phạm vi trách nhiệm của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Qua phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm, các nhu cầu việc làm và định hướng phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020 và có cân nhắc đến những tồn tại, hạn chế trong giải quyết việc làm trong thời gian qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi lao động huyện Phú Lương có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, nhưng huyện đang có những giải pháp thiết thực để thực hiện nhằm nâng cao tay nghề của lao động, giảm tỷ lệ lao động không qua đào tạo thấp nhất. Qua đó, quá trình chuyển dịch lao động trong nhóm ngành kinh tế, thành phần kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và đang đi đúng xu thế. Góp phần nâng cao đời sống của người dân trong huyện, đặc biệt là người dân ở khu vực miền núi tự tạo việc làm, nâng cao mức thu nhập, giảm thời gian nhàn rỗi, cải thiện đời sống của chính bản thân người lao động.

3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương đến năm 2020 để xác định mô hình và dự báo nguồn cung lao động và nhu cầu về nguồn nhân lực (việc làm) từ 2011 – 2020, cân đối cung – cầu lao động làm cơ sở xây dựng các giải pháp khắc phục thừa lao động.

Xây dựng các giải pháp đảm bảo việc làm trong phạm vi với kỳ vọng lành mạnh môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn nhờ tạo mở việc làm; hỗ trợ người lao động về hướng nghiệp, đào tạo, thông tin thị trường lao động, vốn… để tự tạo việc làm và tìm việc làm.

Qua nghiên cứu thực trạng, kết hợp định hướng và quan điểm của Đảng và Nhà nước cũng như các quan điểm khác về việc làm và giải quyết việc làm, luận văn đưa ra 5 nhóm giải pháp chính trong đó nhấn mạnh vào nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì đây là hai nhóm giải pháp mang tính trước mắt là giải quyết được việc làm cho người lao động để người lao động có thu nhập và duy trì cuộc sống của mình nhưng không dừng lại ở mức có việc làm mà đưa ra giải pháp lâu dài đó là nâng cao chất lượng lao động để trong tương lai thu nhập của người lao động cao hơn và ổn định hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (2003, Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2. Chi cục thống kê huyện Phú Lương (2013), Báo cáo thống kê huyện Phú Lương

2013, Thái Nguyên

3. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, Thái Nguyên.

4. Nguyễn Văn Dần (2007) Kinh tế vĩ mô, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chặng đường qua hai thế kỷ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Ngụy Kiệt, Hạ Diệu (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ, NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội.

9. Ngân hàng phát triển Châu Á (2007), Thị trường lao động nông thôn và di cư.

10. Paula Samuellson và William Nordhaus (1997), Kinh tế học, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đỗ Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm nông thôn và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật lao động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

14. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo tổng kết đề án quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề của tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2006 – 2010, Thái Nguyên.

16. Phạm Đức Thành và Trần Xuân Cầu (2000), Giáo trình kinh tế lao động ngoài ngành, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

17. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội

18. Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê Việt Nam 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. UBND tỉnh Lạng Sơn (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, Lạng Sơn.

20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, Hạ Long.

21. UBND tỉnh Thái Bình (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2010, Thái Bình.

22. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015, Thái Nguyên.

23. UBND tỉnh Thái Nguyên, Đề án quy hoạch mạng lưới và cơ sở đào tạo nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2015 và tầm nhìn 2020.

24. V.I. Lenin (1977), Toàn tập, tập 38, NXB tiến bộ, Matxcova, Tiếng Việt 25. Website: www.gso.gov.vn

26. Website: www.thainguyen.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 102)