Phát triển quỹ giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 97)

i nguyên thên nhên

4.2.3. Phát triển quỹ giải quyết việc làm

Thực hiện nghiêm chỉnh quy định và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động tạo việc làm. Ngân sách Nhà nước tiếp tục cấp kinh phí cho cơ sở hoạt động đào tạo trên địa bàn huyện theo các quy định hiện hành của Luật ngân sách, Luật đầu tư và các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Kinh phí cho vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn vốn 120, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức khác là khoảng 3 – 5 tỷ đồng. Mục tiêu hàng năm khoảng 700 – 800 lượt người được vay vốn, trong đó kinh phí từ ngân sách chiếm khoảng 90 – 95%.

Ước tính kinh phí hoạt động hàng năm dành cho các trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh để đáp ứng được yêu cầu ra vào khoảng 1 – 1.5 tỷ/1 trung tâm. Trong đó nguồn ngân sách cấp khoảng 65 – 70%, còn lại huy động từ các nguồn khác.

Với mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương là tăng trưởng bền vững, nhân dân có việc làm để tạo thu nhập ổn định, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo đó, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và trên thực tế đã thu được những thành tựu quan trọng như: tạo ra nhiều việc làm cho người lao động đáp ứng được một phần nhu cầu việc làm, từng bước giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn… Tuy nhiên hoạt động này còn một số hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện, do đó chưa thực sự mạng lại hiệu quả cao và tất yếu là những yếu kém của nó lại ảnh hưởng đến các ngành và lĩnh vực liên quan. Chính vì vậy, Phú Lương đã đề ra những mục tiêu, định hướng rõ ràng cho vấn đề giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyết việc làm đối với lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện các chính sách khuyến khích (về thuế, đất đai, tín dụng,…) để các doanh nghiệp xây dựng cơ sở đào tạo hoặc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động. Thu hút đầu tư nước ngoài, huy động sự đóng góp của người dân, doanh nghiệp (đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo và học phí) cho phát triển đào tạo nhân lực. Các dự án đầu tư xây dựng đào tạo nhân lực được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong thời gian hoạt động nhất định (10 năm sau khi đưa công trình vào sử dụng).

Khuyến khích mở rộng các hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơ sở sử dụng nhân lực và người học để tạo nguồn kinh phí cho cơ sở đào tạo và người học.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 97)