- Giải quyết việc làm cho LLLĐ là tác động đến phát triển kinh tế:
Như đã tìm hiểu ở trên việc làm tác động đến phát triển kinh tế một cách trực tiếp và gián tiếp đối với một quốc gia, một tỉnh, một vùng. Ngược lại, phát triển kinh tế cũng tác động lại vấn đề giải quyết việc làm, người có việc làm và người không có việc làm. Khi tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì việc làm của người lao động được ổn định và ngày càng nâng cao hơn về chất lượng công việc, việc làm mới được tạo ra nhiều hơn, những người không có việc làm sẽ giảm. Khi việc làm được giải quyết tốt với những người thất nghiệp thì tốc độ tăng trưởng cao, xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước. Do đó, để có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thì việc giải quyết việc làm cho những người không có việc làm, giúp người có việc làm không ổn định giờ ổn định mang lại thu nhập ổn định là rất cần thiết cho sự tồn tại và sự phát triển của chính quốc gia đó.
- Giải quyết việc làm cho LLLĐ làm giảm bớt các tệ nạn xã hội:
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống xã hội của con người ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn. Và đáng lo ngại nhất là các tệ nạn xã hội cũng xuất hiện nhiều hơn, dưới nhiều hình thức hơn. Nếu như người dân không có việc làm thì thời gian rảnh rỗi cả họ tăng lên rất nhiều. Những mặt tiêu cực thường đi kèm như suy nghĩ làm liều, hoàn cảnh bắt buộc, xô đẩy những con người này vào con đường cờ bạc, nghiện hút, mại dâm,… và là đối tượng dễ dàng tham gia gây ra các tệ nạn xã hội, gây ra những bất ổn cho cuộc sống, cho người dân sống cùng những con người này. Nếu số những người dân có thời gian rảnh rỗi này giảm đi một cách đáng kể nhờ có việc làm phù hợp với sức lao động của họ thì LLLĐ tăng lên, lao động có mục tiêu để phấn đấu vươn tới, không có những suy nghĩ và hành động tiêu cực làm giảm một cách đang kể các tệ nạn xã hội.
- Giải quyết việc làm cho LLLĐ góp phần xóa đói giảm nghèo:
Việc làm tăng lên là chìa khóa để giảm nghèo, giúp họ có cuộc sống ổn định và nâng cao đời sống của chính bản thân người lao động. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên khi có việc làm, đảm bảo cho họ những nhu cầu tối thiểu nhất và ngày càng tằng nhu cầu lên giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống. Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ hộ nghèo của Thái Nguyên theo chuẩn mới là 16.69% trong đó phần lớn hộ nghèo sinh sống tại các huyện thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa (Huyện Võ Nhai có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất 36.69%, huyện Định Hóa là 28.01%, huyện Đại Từ là 23.53%,..) Chính vì thế tạo việc làm cho những người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là cần thiết để giảm tỷ lệ đói nghèo của các huyện xuống. Đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.