Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 100)

i nguyên thên nhên

4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, người lao động cần được đào tạo với ngành nghề phù hợp , kỹ năng đáp ứng nhu cầu thực tế.

* Tăng cường cơ sở vật chất, đồng bộ hóa, chuẩn hóa theo hướng hiện đại mạng lưới giáo dục:

Tăng cường cơ sở vật chất, đồng bộ hóa, chuẩn hóa theo hướng hiện đại hóa mạng lưới giáo dục để tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và chất lượng giáo dục làm cơ sở vững chắc cho phát triển đào tạo nhân lực. Trong đó xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo đồng bộ theo hướng hiện đại hóa. Phấn đấu đảm bảo đủ cơ sở giáo dục và đào tạo để hầu hết thanh niên của huyện sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học hết phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề.

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao trình độ chuyên môn, sư phạm của đội ngũ giáo viên để thực hiện được các chương trình và phương pháp giảng dạy mới theo lộ trình đổi mới giáo dục và đào tạo chung của cả nước.

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến theo lộ trình cải cách giáo dục của cả nước để nâng cao toàn diện chất lượng dạy và học, đảm bảo trình độ giáo dục, đào tạo của huyện tiếp cận trình độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chung của cả nước. Thực hiện các chương trình mục tiêu giáo dục – đào tạo đối với các nhóm đối tượng đặc thù gồm đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên vùng nông thôn, người tàn tật,…

* Xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực:

Xây dựng và phát triển 1 đến 2 trường dạy nghề chất lượng cao để đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao cho các ngành chủ đạo của huyện: khai thác, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, trồng và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch… khuyến khích phát triển đào tạo nghề trong các doanh nghiệp.

Thực hiện chuẩn hóa các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo các cấp, đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế và hội nhập quốc tế. Thực hiện nghiêm và thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá tình trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị… của cơ sở đào tạo nhân lực căn cứ và đối chiếu chuẩn mực của Nhà nước.

* Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động:

Chấn chỉnh, kiện toàn hệ thống cơ sở dạy nghề, trong những năm gần đây, công tác dạy nghề ở huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Xã hội và nhân dân đã coi đào tạo nghề là động lực thay đổi và phát triển kinh tế xã hội.

Trong những năm tới huyện xác định đào tạo nghề vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của địa phương.

Để thực hiện mục tiêu đó, huyện Phú Lương phải tiến hành đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp hệ thống cơ sở dạy nghề trên toàn huyện theo hướng hiện đại, vững chắc, chất lượng, có định hướng. Cụ thể là:

Cho phép UBND các xã, thị trấn lập dự án xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp xã. Ưu tiên và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề ở miền núi, vùng kinh tế khó khăn.

Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học cho các cơ sở: khuyến khích và động viên đội ngũ giáo viên tự làm thiết bị dạy nghề; phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để sử dụng trang thiết bị công nghệ kỹ thuật dạy và thực tập nghề; đưa dần công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và trợ giúp việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, cập nhật kiến thức kỹ thuật công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên dạy nghề; có cơ chế, chính sách thu hút người có học vị cao, có kinh nghiệm, các nghệ nhân, thợ giỏi về làm giáo viên ở các cơ sở dạy nghề, tổ chức thường xuyên phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi, giáo viên giỏi; có chính sách động viên, khen thưởng thỏa đáng và tôn vinh giá trị xã hội cho những người đạt tiêu chuẩn thợ giỏi, giáo viên giỏi.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghề, để công tác đào tạo nghề ở địa phương từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ mới, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác đào tạo nghề, nắm chắc tình hình hoạt động, theo dõi việc thực hiện chính sách, chế độ, điều lệ, quy chế hoạt động, nội dung chương trình và chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề.

Tăng cường hỗ trợ ngân sách cho công tác dạy nghề, ban hành các chính sách huy động vốn và tín dụng, chính sách đất đai và thuế tạo mối quan hệ bình đẳng giữa các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho người lao động có cơ hội học nghề và tìm kiếm việc làm. Tăng quyền chủ động nâng cao trách nhiệm của địa phương và các cơ sở dạy nghề.

Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề: đây là xu thế khách quan trong phát triển kinh tế xã hội nhằm đưa lại nguồn lao động có chất lượng cao. Đến nay, tốc độ xã hội hóa dạy nghề của huyện còn chậm so với tiềm năng, các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn ít, các cơ sở dạy nghề công lập vẫn áp dụng cơ chế quản lý như cơ quan hành chính nên không phát huy được tính năng động, tự chủ trong công tác dạy nghề; nhận thức của một bộ phận xã hội về xã hội hóa dạy nghề chưa đầy đủ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xem xã hội hóa chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà chỉ coi dó là một phúc lợi do Nhà nước đầu tư nên trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Vì vậy, Phú Lương cần phải phát huy mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất, nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo sự nghiệp dạy nghề; khuyến khích tối đa sự tham gia của người dân và của xã hội vào phát triển lĩnh vực này. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để người dân có cơ hội học tập nghề suốt đời, được hưởng mọi thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng cao, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số và bộ đội xuất ngũ.

Hiện nay nhu cầu đào tạo nghề cho LLLĐ nông nghiệp nông thôn tại địa phương là rất lớn. LLLĐ nông nghiệp nông thôn chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang đặt ra một nhiệm vụ to lớn, nặng nề. Đặc biệt những hộ nông dân bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách, lao động thuộc các dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn, lao động nữ chưa có việc làm,… Thực tế đó đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn huyện Phú Lương.

Công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn của huyện cần đáp ứng các yêu cầu của chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện, phù hợp với tình hình sinh thái và ngành nghề của địa phương, gắn với nhu cầu của thị trường, kết hợp với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để xây dựng chương trình đào tạo thiết thực cho hoạt động sản xuất của bà con nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao dân trí ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)