- FACE MILLING (CYCLE 232) :
3.9 Dung dịch tƣới trơn trong HSM
Khi gia công theo cách truyền thống, vì nhiệt đủ thời gian để lan truyền sang chi tiết và dao nên ta thƣờng sử dụng dung dịch trơn nguội để tránh nhiệt độ tăng quá cao. Nhiệt có thể truyền từ chi tiết, dao, đồ gá dao và dần đến trục chính. Kết quả là không đảm bảo đƣợc dung sai do có biến dạng nhiệt của chi tiết và dao.
Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chia công đoạn thô và tinh trong sản xuất khuôn để gia công bằng dao khác nhau. Hoặc dùng dao bằng vật liệu không dẫn nhiệt, ví dụ nhƣ vật liệu gốm (cermet). Nhiệt sẽ truyền phần lớn vào phoi ngay cả khi gia công kiểu truyền thống.
Một trong những yếu tố giúp đem lại ƣu điểm cho HSM là khả năng làm thoát phoi hoàn toàn khỏi vùng gia công. Việc tránh cắt lại vào phoi khi gia công trên thép đã tôi rất quan trọng để kéo dài tuổi bền dao và đảm bảo an toàn cho quá trình gia công.
a) b) c) d)
Hình 3.26
a) Cách thoát phoi tốt nhất là sử dụng khí nén phun trực tiếp vào vùng cắt gọt (chỉ sử dụng đƣợc khi máy có thể cấp khí qua trục chính).
b) Phƣơng án thứ hai là phun dầu áp suất cao ở dạng sƣơng vào vùng cắt thông qua trục chính.
c) Phƣơng án thứ ba là dùng dung dịch trơn nguội (áp suất khoảng 70 bar trở lên) phun vào vùng gia công (nên phun qua trục chính).
d) Trƣờng hợp xấu nhất là cách tƣới trơn thông thƣờng, áp lực nhỏ.
Khi sử dụng dao hợp kim cứng, các cách tƣới nguội trên có thể làm tăng tuổi bền dao đến 50%. Nếu sử dụng dao gốm hay dao cubic boron nitride thì không đƣợc sử dụng dung dịch trơn nguội.