Bắt mã PN trong các hệthống DSSS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống trải phổ sử dụng kỹ thuật hỗn loạn (Trang 57 - 59)

1. 5 Kết luận

2.3.4.2 Bắt mã PN trong các hệthống DSSS

Như đã đề cập trong phần trên, quá trình bắt nhằm đưa pha của tín hiệu PN nội nằm trong khoảng nào đó. Khoảng này chính là dải lôi kéo của mạch bám. Khi quá trình bắt thành công thì mạch bámđược khởi động và thực hiện đồng chỉnh pha liên tục trong dải đó. Thu bắt có lẽ là một nhiệm vụ khó khăn và tốn thời gian nhất của máy thu. Khi bắt tiến hành trước phục hồi sóng mang thì giải điều chế sóng mang không kết hợp được sử dụng trong thời gian tiến hành thu bắt, thu bắt với giải điều chế kết hợp có thể thực hiện trong một số trường hợp mất đồng bộ PN nhưng sóng mang vẫn có sẵn sàng. Rõ ràng một hệ thống bắt với giải điều chế kết hợp tốt hơn một hệ thống bắt với giải điều chế không kết hợp. Để dễ dàng cho việc bắt các sơ đồ hiện nay đều không phát dữ liệu trong thời gian bắt.

Giả sử khoảng bắt mong muốn là (-∆Tc, ∆Tc), ở đây Tc là thời gian một chip và ∆ là một giá trị không xác định nào đó. Giá trị của chúng thường chọn bằng 1, 1/2, 1/4. Ý tưởng cơ bản của việc bắt là tìm từ đầu đến cuối các pha có thể của tín hiệu PN nội để có một pha nào đó gióng ngang với pha của tín hiệu PN tới trong

ương quan của chúng. Khi được gióng thì mức tương quan cao; còn ngược lại thì thấp. Việc bắt có thể được phân loại theo cách tìm kiếm. Tìm kiếm song song kiểm tra các pha của tín hiệu PN nội một cách đồng thời và chọn pha tốt nhất tiếp theo là khởi động mạch bám. Nếu chu kỳ của tín hiệu PN là NTc, thì có N/2A pha cần đ- ược kiểm tra. Mỗi pha như thế cần có một bộ tương quan. Do vậy với N lớn, sơ đồ song song đòi hỏi phần cứng quá lớn, điều này là không thực tế. Sơ đồ tìm kiếm nối tiếp liên tiếp kiểm tra một pha của tín hiệu PN nội tại một thời điểm và quan sát xem có pha được gióng hay không. Nếu có thì mạch bám được khởi động. Ngược lại thì pha của tín hiệu được cập nhật một lượng 2ATc và quá trình trên được lặp lại. Tuy nhiên thời gian bắt trong sơ đồ bắt nối tiếp lâu hơn so với thời gian bắt sơ đồ bắt song song. Có thể thực hiện thoả hiệp bằng các sơ đồ lai, tức là nhóm một số pha kiểm tra đồng thời. Nếu không có pha nào trong nhóm gióng với pha tới thì nhóm tiếp theo đợc kiểm tra cho tới khi tìm được pha gióng với pha tới. Cả hai sơ đồ song song và nối tiếp sẽ được đề cập trong phần tiếp theo. Các sơ đồ cũng được phân loại theo quá trình duyệt kiểm tra: một khoảng cố định (hay một khoảng đơn), đa khoảng, và theo các sơ đồ nối tiếp. Trong sơ đồ một khoảng cố định, việc quyết định gióng hay chưa gióng căn cứ trên đầu ra của bộ tương quan qua tích phân một độ dài cố định (gọi là thời gian của khoảng). Trong sơ đồ hai khoảng, tương quan đầu tiên được thực hiện trên một độ dài cố định (được gọi là khoảng đầu tiên). Nếu kết quả nhỏ, việc gióng sẽ bị loại với pha đang kiểm tra, và pha của PN sẽ được cập nhật một lượng. Ngược lại việc tương quan thực hiện trên đoạn thời gian phụ thêm (được gọi là khoảng thứ hai) và việc gióng hay không được chấp nhận tại thời điểm kết thúc khoảng thứ hai. Ý tưởng của sơ đồ hai khoảng là khoảng đầu được sử dụng để loại bỏ pha không gióng được nhanh, khoảng thứ hai dùng để xác minh việc gióng cho chính xác. Do đó việc không gióng được quyết định một cách nhanh chóng. Do hầu hết các pha đều không gióng, nên thời gian tìm bắt được đẩy nhanh thông qua việc quyết định nhanh chóng không gióng. Sơ đồ nhiều khoảng là mở rộng của sơ đồ hai khoảng khi dùng một vài tích phân trên khoảng cố định. Một sơ đồ nối tiếp liên tục kiểm tra việc gióng hay không gióng. Tai một thời điểm nào,

nếu việc gióng hay không gióng xuất hiện ở đầu ra bộ tích phân thì quá trình kiểm tra kết thúc và đa ra quyết định tương ứng. Ngược lại nó vẫn tiếp tục thực hiện. Các sơ đồ duyệt theo khoảng cố định có cách phân tích dễ nhất và chúng có thể được dùng trong cả hai chiến lược tìm kiếm song song và nối tiếp. Các sơ đồ nhiều khoảng khó phân tích hơn, nhưng chúng hiệu quả hơn sơ đồ khoảng đơn, theo khía cạnh thời gian trung bình ra quyết định ngắn hơn. Các sơ đồ này phù hợp với chiến lược tìm kiếm nối tiếp, nhưng hiệu quả của chúng bị giảm đi trong chiến lược tìm kiếm song song.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống trải phổ sử dụng kỹ thuật hỗn loạn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)