Biện pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 101 - 113)

Thứ nhất, Chính phủ cần tập trung điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xu hướng phát triển vững chắc của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khoán, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn; điều tiết lợi nhuận thu được do kinh doanh chứng khoán, đồng thời thông qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối tượng, thành viên tham gia thị trường (bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước); Xây dựng chính sách thuế công bằng hiệu quả nhằm tăng cường tích lũy vốn cho DN.

Thứ hai, tiếp tục tập trung xây dựng, đổi mới, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, khuôn khổ pháp lý, phương thức quản lý... tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động của thị trường trái phiếu.

Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường trái phiếu của khu vực và quốc tế.

Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường trái phiếu.

Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường.

Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường trái phiếu; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường; sớm nghiên cứu thành lập Cơ quan giám sát tài chính quốc gia, giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách và công cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô.

Thứ ba, Phát triển thị trường vốn

Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.

Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực.

Xây dựng hành lang pháp luật chặt chẽ để phát triển hoạt động mua bán nợ và chứng khoán hóa nợ vay trên thị trường tài chính thứ cấp giúp khai thông kênh dẫn vốn từ các tổ chức tín dụng vào thị trường xây dựng, công ty mua bán nợ được hình thành với chức năng mua bán các khoản nợ tồn đọng các khoản vay nợ dài hạn, thông qua đó giúp giải phóng lượng vốn tồn đọng nhiều năm thành vốn hoạt động và làm trong sạch tình hình tài chính của các ngân hàng, do vậy ngân hàng có thể mở rộng thời hạn vay trung dài hạn cho các dự án kinh doanh xây dựng.

Thứ tư, Tập trung giảm giá thành sản phẩm xây dựng, tạo sự khác biệt trong đầu tư và kinh doanh địa ốc. Để lấy lại niềm tin và uy tín đối với thị trường, cần tập trung tài chính và năng lực sản xuất để hoàn thành tất cả các công trình và các dự án trọng điểm của Công ty. Thực hiện bán hoặc phá sản các công ty mất cân đối tài chính nghiêm trọng, không còn khả năng khắc phục để làm lành mạnh hóa nền tài chính của Công ty, tập trung thu hồi nợ các khối lượng xây lắp đã hoàn thành; tiến hành rà soát, thống kê, phân loại nợ đọng, xác định cụ thể nguyên nhân của từng khỏan nợ đọng để có kế hoạch và lộ trình xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản. Đẩy nhanh việc hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán trong các công trình đã cơ bản hoàn thành; chuyển nhượng những dự án có hiệu quả, nhưng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư tiếp tục lớn; thu hút thêm nhiều vốn từ xã hội cho hoạt động của công ty mẹ; khuyến khích các nhà đầu tư thứ cấp tham gia vào quá trình đầu tư các dự án khu đô thị có hiệu quả. Đồng thời tích cực tiếp cận và tham gia đấu thầu xây dựng các công trình mới…; đặt mục tiêu thắng thầu một số công trình giao thông trọng điểm của quốc gia và của ngành. Tuy nhiên, kiên quyết không nhận thầu các công trình xây dựng với giá thấp, hoặc không rõ nguồn vốn, đầu tư thực hiện các dự án phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, từ điều tra, khảo sát, thiết kế đến thi công, tạo uy tín về chất lượng sản phẩm, công trình.

Đối vơi các công ty xây dựng có kinh doanh lĩnh vực bất động sản cần phẩn bổ lại cơ cấu sản phẩm BĐS, tập trung xây dựng sản phẩm cho người thu nhập thấp, cho đối tượng xã hội. Kết hợp với các tổ chức Ngân hàng mở rộng tín dụng cho vay đối với nhà đầu tư, người mua nhà để ở và đặc biệt là người mua nhà xã hội để ở. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép miễn giảm thuế VAT cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở. Cho phép DN đầu tư nhà được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất (đây là ý kiến của đại đa số DN). Cho phép DN kinh doanh BĐS được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Từ thực trạng ở chương 2 và mô hình nghiên cứu ở chương 3, trong chương 4 tập trung vào các biện pháp để hoàn thiện cấu trúc vốn phù hợp trong từng giai đoạn kinh doanh: thứ nhất điều tiết tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Thứ hai nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bằng việc khai thác các kênh huy động vốn: nguồn vốn lợi nhuận giữ lại, vốn trái phiếu DN, mua bán sáp nhập nhằm tái cấu trúc vốn. Thứ ba nâng cao hiệu quả hoạt động công ty, cụ thể nâng cao năng lực quản trị công ty và nâng cao năng lực quản lý tài chính. Thứ tư là các biện pháp hỗ trợ về mặt pháp lý và cơ chế chính sách nhằm ổn định tình hình kinh tế và phát triển thị trường vốn.

KẾT LUẬN

Lựa chọn được cơ cấu vốn tối ưu sẽ góp phần tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu và mục tiêu an toàn trong quản trị tài chính nói chung và quản trị nguồn vốn nói riêng. Điều này lại càng đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế gặp những khó khăn như: lạm phát cao, thị trường chứng khoán suy giảm trầm trọng và thị trường tín dụng “đóng băng” do lãi suất tăng cao.

Trên cơ sở phân tích, t ng hợp ki n thức m ng tính chất l luận và nghiên cứu thực tiễn, ề tài ã thực hiện c c công việc s u:

- Hệ thống hóa các lý luận chung về cơ cấu vốn, đặc biệt là đã tập trung phân tích những nguyên tắc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp và những lợi ích của nó. Ngoài ra, đề tài cũng đã phân tích chi tiết các lý thuyết cơ cấu vốn nền tảng nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận của đề tài.

- Đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày, đề tài đề xuất mô hình kinh tế lượng từ đó nhận ra được các nhân tố nào tác động mạnh nhất và yếu nhất tới cấu trúc vốn của các công ty xây dựng. Từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện cơ cấu vốn cho các công ty ngành xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng khắt khe hơn.

Các biện pháp trên cần được tiến hành một cách đồng bộ mới có thể phát huy hiệu quả cao nhất. Thực tế cho thấy nhu cầu xây dựng cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp là rất cần thiết và cấp bách, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể đảm bảo hơn về hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro phá sản hoặc giải thể, hơn thế nữa là sự gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta trên cả thị trường trong nước lẫn

nước ngoài, góp phần phát triển bền vững và nâng cao vai trò nền kinh tế Việt Nam đối với khu vực và thế giới. Và chính ý nghĩa này, một lần nữa khẳng định các doanh nghiệp hãy nhanh chóng nghiên cứu các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn của công ty, từ đó xác định cơ cấu vốn hợp lý làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Bên cạnh những k t quả ạt ược, uận văn còn có một số hạn ch do iều kiện kh ch qu n và chủ qu n:

- Luận văn mới thu thập, tổng hợp được số liệu các công ty ngành xây dựng trong 5 năm từ 2007 đến 2011. Lý do khách quan là thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển mạnh mẽ từ giai đoạn năm 2006. Trước thời điểm năm 2007, rất nhiều công ty xây dựng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Trong phạm vi luận văn này, tác giả nghiên cứu đề xuất ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để nghiên cứu sự tác động của các nhân tố tới cấu trúc vốn của công ty từ đó lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty ngành xây dựng. Các dạng hồi quy khác, phức tạp hơn, cũng như số lượng các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng) khác, do khả năng còn hạn chế tác giả không đề cập đến và mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu ở bậc cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu th m khảo ti ng Việt

1/ Báo cáo tài chính của 74 công ty ngành xây dựng

2/ Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê. 3/ Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.

4/ Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. NXB Hồng Đức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5/ Nguyễn Thu Thủy, Quản trị tài chính, Bài giảng cao học

6/ Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Tú Anh, 2005. “Các cơ sở lý luận cơ bản để nghiên

cứu và lựa chọn cơ cấu vốn doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 324

(5/2005), 53-61, Viện Kinh tế học.

7/ Trần Thị Thanh Tú, Tác động của cơ cấu vốn đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

[www.vdf.org.vn/Doc/2010/125WSTranThanhTu10Mar10.pdf]

8/ Trần Hùng Sơn, 2008, Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các

công ty niêm yết trên SGDCK T HCM, Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Phát triển

Kinh tế của ĐHKT TPHCM tháng 12/2008 www.saga.vn |

9/ Nguyễn Tấn Vinh, 2011, Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên TCCK Hà Nội

10/ Vũ Trung Kiên,2010, X y dựng cấu trúc vốn nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Tài liệu th m khảo ti ng Anh

1/ Nurul Syuhada, Zaleha, Wan Mansor và Hussian (2011): Determinants of Capital Structure for Listed Construction Companies in MalaysiaMalaysia.

2/ Raghuram G.Rajan and Luigi Zingales (1996) Financial Dependence and Growth 3/Laurence Booth, Varouj Aivazian (2001) Capital structurein in Developing Countries

4/ Jean J.Chen (2003) Determinants of capital structure of Chinese- listed companies 5/ Wanrapee Banchuenvijit (2008) Capital structure determinants of Thai listed companies

6/ Brealey-Myers-Marcus (2009), Fundamentals of Corporate Finance, Sixth Edition The McGraw-Hill.

7/ Robert C. Higgins (2009), Analysis for Financial Management, Ninth Edition McGraw-Hill International Edition.

8/ Hayne E. Leland (1998), Agency costs, Risk Management and Capital Structure.

9/ Malcolm Banker & Jeffrey Wurgler (2002), Market Timing and Capital Structure, The Journal of Finance – Vol. LVII, No.1 – Feb 2002

10/ Harry DeANGELO and Ronald W. MASULIS (1980), Optimal Capital Structure

under Corperate and Personal Taxation, Journal of Financial Economics 8 (1980) 3-

29.

11/ Gay B. Hatfield, Louis T.W. Cheng & Wallance N. Davidson (1994), The Determination of optimal capital structure – The effect of Firm and Industry debt

ratios on market value, Journal of Financial and Strategic Decisions Vol 7 No.3.

12/ Basil Al-Najjar & Peter Taylor, The relationship between capital structure and ownership structure, Bristol Business School – University of the West of England, Bristol, UK.

13/ Sheridan Titman & Sergey Tsyplakow (2007), A Dynamic Model of Optimal Capital Structure.

14/ China Statistical Yearbook 2011 compiled by National Bureau of Statistics of China

Các trang web http://www.cophieu68.com http://www.gso.gov.vn http://www.vinaconex.com.vn http://www.singyessolar.com http://www.baomoi.com http://taichinh.saga.vn http://vneconomy.vn/.../tang-truong-nganh-xay-dung-dan-dau-khoi-san-x.. http://www.vnr500.com.vn/bang-xep-hang?ref=vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon- nhat-viet-nam) http://www.todayir.com/e/reports.php http://vnexpress.net/ http://www.vneconomy.com.vn http://www.baomoi.com http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh-te/536590/nam-2012-doanh-nghiep-nganh- xay-dung-co-the-dat-muc-tang-truong-12.htm http://vietstock.vn/2012/05/nganh-xay-dung-toc-do-tang-truong-binh-quan-50-145- 189057.aspx http://enr.construction.com/toplists/chinacontractors/2012/0102-chinese-construction- industry-continues-growth.as http://www.crec.cn http://www.crcc.cn http://www.ccccltd.cn http://web.cenet.org.cn/upfile/51846.pdf http://conferences.cluteonline.com/index.php/IAC/2011NO/paper/viewFile/160/164 http://www.rhsmith.umd.edu/faculty/vmax/Papers/JF2001b.pdf (Capital Structures in Development Countries)

PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1 Tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo quy mô Quy mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực

Doanh nghiệp siêu

nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Phụ lục 3.1: Số liệu sử dụng cho mô hình kinh tế lƣợng

T T

CK TDE SDE LDE

Tang (%) Tax (%) Roa (%) Grow th (%) Liquid Size (tỷ đồng) Uniq 1 ASM 1,755 1,192 0,563 0,167 0,140 0,069 0,248 1,546 492 0,76 2 B82 4,816 4,488 0,328 0,169 0,050 0,035 0,323 1,067 205 0,89 3 BCE 0,704 0,704 0,000 0,084 0,262 0,102 0,458 2,204 394 0,87 4 C47 8,393 6,245 2,148 0,323 0,042 0,022 0,319 0,994 950 0,89 5 C92 6,723 5,741 0,982 0,193 0,045 0,018 0,248 1,060 153 0,91 6 CDC 2,138 1,972 0,166 0,100 0,209 0,050 0,218 1,305 315 0,86 7 CIC 2,664 2,478 0,186 0,131 0,061 0,019 0,220 1,098 169 0,98 8 CID 1,286 1,034 0,251 0,437 0,202 0,031 0,144 1,259 14 0,83 9 CII 1,657 0,367 1,289 0,332 0,090 0,077 0,312 1,299 201 0,11 10 CNT 6,201 5,111 1,089 0,196 0,044 0,018 0,212 1,033 2,859 0,96

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 101 - 113)