ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TÁC ĐỘNG ĐẾN

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 72)

TỚI CẤU TRÖC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY

2.3.1 Đặc điểm 1: Ngành xây dựng là ngành có đặc thù sử dụng lượng vốn rất lớn và dài hạn do chính đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành. Các công ty có nhu cầu về vốn lớn, công ty dựa vào 3 nguồn vốn chính là vốn chủ sở hữu, vốn vay các tổ chức tín dụng và nguồn vốn do khách hàng ứng trước, lượng vốn đầu tư bỏ ra ban đầu thường rất lớn do các công trình xây dựng thường đòi hỏi phải có một nguồn vốn có giá trị lớn. Thời gian đầu tư, xây dựng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, nguyên nhân là do các thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam rất cồng kềnh, bị chi phối bởi nhiều cơ quan quản lý khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn

bị dự án như xin phê duyệt quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng. Tiến độ xây dựng thường chậm hơn so với tiến độ đề ra và phải điều chỉnh nhiều lần do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, năng lực đơn vị thi công còn hạn chế cả về công nghệ xây dựng cũng như tiềm lực tài chính.

2.3.2 Đặc điểm 2: Việt Nam có tất cả 20 nhóm ngành, đặc điểm của ngành xây dựng đó là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản khá cao. Theo dữ liệu của bảng 2.8 ở dưới thì so với các ngành kinh tế khác hệ số nợ của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng rất cao chỉ đứng sau ngành ngân hàng và bảo hiểm. Cụ thể tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của 4 năm 2008, 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 67,36; 78,18; 72,87 và 72,95. Điều này chứng tỏ đặc điểm của ngành xây dựng đó là cấu trúc vốn nghiêng về vay nợ.

Bảng 2.8 Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản của các ngành Đơn vị: tỷ đồng Ngành 2008 2009 2010 2011 Bất động sản 37.28 50.48 54.54 53.30 Cao su 37.23 33.55 34.23 37.01 Chứng khoán 41.69 27.09 61.16 53.67 Công nghệ viễn thông 47.49 33.57 50.41 49.52 Dịch vụ- du lịch 13.24 24.21 42.88 42.99 Dược phẩm, y tế, hóa chất 33.51 33.49 37.13 52.20 Giáo dục 45.91 40.99 44.32 44.45 Khoáng sản 71.29 75.60 61.40 59.35 Năng lượng điện, khí, gas 53.79 55.04 53.55 54.54 Ngân hàng, bào hiểm 89.43 90.69 89.15 91,00 Ngành thép 75.33 71.48 64.68 64.62 Nhóm dầu khí 75.02 73.61 71.57 71.64 Nhựa, bao bì 30.17 31.69 39.16 45.07 Sản xuất, kinh doanh 44.77 45.05 46.40 47.16 Thực phẩm 32.05 32.30 33.59 37.44 Thương mại 51.39 48.81 55.03 61.43 Thủy sản 46.50 46.83 49.21 57.65 Vận tải, cảng 49.00 61.27 54.95 58.51 Vật liệu xây dựng 61.89 70.46 71.09 72.48 Xây dựng 67.36 78.18 72.87 72.95

Nguồn: Báo cáo tài chính theo nhóm ngành và kết quả tính toán của tác giả

2.3.3 Đặc điểm 3: Bên cạnh đó ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào các dòng vốn tín dụng thương mại, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bất cứ các điều chỉnh nào trong chính sách tiền tệ và tài khóa đều có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Do đó có thể thấy thị trường xây dựng có mối quan hệ mật

thiết với thị trường vốn và tài chính khi nó không chỉ là đầu ra quan trọng của thị trường vốn mà còn là cơ sở tốt để huy động nguồn tài chính lớn cho phát triển kinh tế thông qua hoạt động thế chấp và giải chấp khi phần lớn lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn cho vay.

Do nhu cầu về vốn lớn mà nguồn cung cấp vốn dài hạn trên thị trường tín dụng rất hạn chế vì vậy mà công ty phải vay nợ ngắn hạn và khai thác các khoản khách hàng ứng trước để đầu tư cho dự án dài hạn nên tỷ trọng nợ ngắn hạn thường xuyên chiếm tỷ lệ cao trung bình gấp 3 lần tỷ trọng nợ dài hạn.

2.3.4 Đặc điểm 4: Tiền khách hàng ứng trước là nguồn huy động vốn đặc biệt của ngành xây dựng, so với các công ty thuộc ngành kinh tế khác thì đây là một lợi thế.

2.3.5 Đặc điểm 5: Hoạt động chuyển nhượng, mua bán dự án công trình đang nóng lên . Thông thường đầu tư vào một dự án công trình xây dựng thì 70 -80% vốn đầu tư là vốn vay ngân hàng. Trong bối cảnh tình hình lãi suất tín dụng duy trì ở mức cao như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải chịu áp lực lớn về chi phí vốn. Xu hướng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đang được nhiều doanh nghiệp xây dựng hướng tới. Theo tìm hiểu, đa phần DN muốn chuyển nhượng dự án hiện nay thuộc những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành trong khoảng thời gian từ 3 -5 năm trở lại đây khi thị trường đang nóng, nên khi thị trường đóng băng thời gian thu hồi vốn chậm khiến doanh nghiệp không chịu được áp lực chi phí vốn vay. Nếu như thị trường không có nhiều chuyển biến, làn sóng mua bán dự án các công trình xây dựng trên thị trường sẽ còn sôi động hơn nữa trong thời gian tới. Do vậy lợi thế hiện nay thuộc về những công ty có tiềm lực tài chính mạnh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua việc phân tích cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng, tác giả nhận thấy các công ty đều có cấu trúc vốn nghiêng về nợ vay. Tuy nhiên các công ty chủ yếu hoạt động bằng nợ ngắn hạn, trong khi đó ngành xây dựng có đặc thù là đầu tư bất động sản, xây dựng kéo dài, biểu hiện của sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và cơ cấu vốn. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sẽ hạn chế khả năng đầu tư dài hạn của công ty, không những thế còn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhận định này là hoàn toàn phù hợp với diễn biến trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, khi các doanh nghiệp xây dựng đang lao đao vì dòng vốn vay ngắn hạn do bị siết chặt vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng, hàng hóa bất động sản ứ đọng vì thị trường đóng băng khiến không thể thu hồi vốn cũng như các khoản ứng trước từ chủ đầu tư.

CHƢƠNG 3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÖC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG

3.1 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU

Có khá nhiều mô hình lý thuyết nghiên cứu cơ cấu vốn của các công ty. Điển hình là mô hình do Modigliani và Miller đề xuất (đã trình bày tại mục 1.1 ở trên), phân tích tác động của thuế và chi phí vốn đến sự thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà kinh tế học đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để kiểm chứng, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, cụ thể như nghiên cứu của Raghuram G.Rajan and Luigi Zingales (1996): Sự phụ thuộc giữa tài chính và tăng trưởng, Laurence Booth, Varouj Aivazian (2001): Cấu trúc vốn ở các nước phát triển, Jean J.Chen (2003): Các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn của các công ty ở Trung Quốc, Wanrapee Banchuenvijit (2008): Các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn của các công ty ở Thái Lan, nghiên cứu của Nurul Syuhada, Zaleha, Wan Mansor và Hussian (2011): Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty xây dựng niêm yết tại thị trường chứng khoán của Malaysia.

Ở đây, vì đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng, nên tác giả chọn mô hình cơ sở của Nurul Syuhada, Zaleha, Wan Mansor và Hussian (2011): nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty xây dựng niêm yết tại thị trường chứng khoán của Malaysia.

Mô hình của Nurul Syuhada, Zaleha, Wan Mansor và Hussian

Mô hình nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty xây dựng trên thị trường Bursa Malaysia trong khoảng thời gian là 7 năm từ 2001 đến 2007. Dữ liệu bắt nguồn từ báo cáo tài chính của 42 công ty xây dựng với các biến được chọn như sau:

- Biến độc lập tác động tới cấu trúc vốn của công ty gồm: SIZE (kích thước hay quy mô công ty ), ROA (lợi nhuận), GROWTH ( tốc độ tăng trưởng ), TANG ( tài sản cố định hữu hình).

Kết quả phân tích hồi quy theo bảng sau:

Bảng 3.1 Kết quả hồi quy của mô hình cơ sở

R-sq = 0.3872

Wald chi 2 (5) = 103.72 Random effects ui ~ Gaussian Prob. > chi 2 = 0.0000 Corr. (ui, x) = 0 (assumed) [95% Conf. Interval]

Mô hình hồi qui tuyến tính bội có dạng tổng quát:

TDE = -131,5081+ 13,24683 SIZE - 2,9388 ROA + 0,7208 GROWTH + 26,8888 TANG

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 72)