KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC CÔNG

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42)

CÔNG TY VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm nƣớc ngoài

Kinh nghiệm của các công ty x y dựng tại Trung Quốc

Cấu trúc vốn là một vấn đề được nhiều người quan tâm kể cả về mặt lý thuyết và thực tế ứng dụng. Thế nhưng cho đến nay thực tế không có một cơ cấu vốn tối ưu chuẩn cho các công ty ở các quốc gia, bởi cơ cấu vốn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố hay ngay cả trong một công ty cơ cấu vốn cũng sẽ thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Ở đây chúng ta đi tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của công ty để từ đó giúp công ty hướng tới một cấu trúc vốn mục tiêu mà công ty theo đuổi và duy trì. Hoàn thiện cấu trúc vốn góp phần gia tăng giá trị của các công ty ngành xây dựng trên thị trường.

Để nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ nước ngoài, chúng ta cùng xem xét về cấu trúc vốn của 3 công ty ngành xây dựng có qui mô lớn tại Trung Quốc. Đây là 3 công ty nằm trong danh sách top 60 nhà thầu lớn nhất của Trung Quốc được bình chọn tại trang web: enr.construction.com năm 2010

Lý do chọn các công ty tại Trung Quốc vì thấy rằng chỉ có Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất, cùng hệ thống chính trị, cùng thuộc nhóm các nước đang phát triển, hai nước có nhiều điểm văn hóa – xã hội tương đồng. Trung Quốc mở cửa cải cách kinh tế từ năm 1978, sớm hơn Việt Nam 8 năm,

sự nghiệp phát triển, đổi mới kinh tế thu được nhiều thành tựu, là những kinh nghiệm quý báu để Việt Nam nghiên cứu, học hỏi.

Giới thiệu chung về 3 Công ty xây dựng nằm trong danh sách top 60 nhà thầu lớn nhất của Trung Quốc.

1/ Tập đoàn đƣờng sắt Trung Quốc (China Railway Group Ltd MCK:390)

Trang web của công ty: http://www.crec.cn

Tập đoàn được thành lập vào 12/9/2007 bao gồm 46 công ty con , là một siêu tập đoàn xây dựng lớn trong các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng, khảo sát, thiết kế, tư vấn dịch vụ, thiết bị kỹ thuật…Năm 2005, 2006 Tập đoàn là một trong ba công ty xây dựng lớn nhất Thế giới, năm 2007 Tập đoàn được xếp hạng thứ 342 trong 500 công ty có thương hiệu ảnh hưởng nhất Thế giới và xếp hạng thứ 13 trong 500 doanh nghiệp thành công nhất của Trung Quốc. Năm 2010 được bình chọn là công ty đứng đầu trong danh sách 60 nhà thầu lớn của Trung Quốc. Tập đoàn đã giành được hơn 200 giải thưởng quốc gia danh giá trong các lĩnh vực kỹ thuật, nghiên cứu, xây dựng và thiết kế.

2/ Tổng công ty xây dựng đƣờng sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corp. Ltd MCK: 1186)

Trang web của công ty: http://www.crcc.cn

Tổng công ty được thành lập ngày 05/11/2007. Các hoạt động của Tổng công ty bao gồm: xây dựng, khảo sát thiết kế và tư vấn, kinh doanh nguyên vật liệu…

Tổng công ty được xếp hạng thứ 7 trong top 500 doanh nghiệp Trung Quốc năm 2011 và xếp hạng số 1 trong danh sách top 225 nhà thầu toàn cầu năm 2011. Tổng công ty đã nhận được 426 giải thưởng cấp quốc gia trong xây dựng, khảo sát, thiết kế và tư vấn.

3/ Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Co. Ltd MCK: 1800 )

Công ty được thành lập ngày 08/10/2006 gồm 34 công ty con. Hoạt động chính của Công ty chủ yếu tham gia vào việc thiết kế, xây dựng, nạo vét, vận chuyển và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Đây là một Công ty hàng đầu trong xây dựng cầu đường, cảng và thiết kế. Công ty sở hữu hạm đội về tàu hút bùn lớn nhất ở Trung Quốc. Năm 1992 Công ty được nằm trong danh sách 225 nhà thầu quốc tế và năm 2008 là một trong số các doanh nghiệp Trung Quốc có doanh thu lớn nhất từ các dự án nước ngoài . Trong 10 năm qua Công ty đã giành được hơn 160 giải thưởng thuộc các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.

Bảng 1.1: Ch số tài chính của Tập đoàn đƣờng sắt Trung Quốc (China Railway Group Ltd)

Đơn vị: 1.000.000 yuan Năm tài sản Tổng Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Doanh thu EPS Nợ/Tổn g TS Nợ/V CSH Tỷ số tự tài trợ Tỷ số đòn bẩy t/c 2007 216,325 156,584 59,741 173,391 0.186 72.38 2.62 0.28 3.62 2008 252,741 191,749 60,992 225,029 0.063 75.87 3.14 0.24 4.14 2009 314,834 247,869 66,965 334,075 0.320 78.73 3.70 0.21 4.70 2010 391,599 317,481 74,118 456,162 0.347 81.07 4.28 0.19 5.28 2011 468,560 387,381 81,179 442,216 0.314 82.67 4.77 0.17 5.77 Tổng 390.73 18.52 1.09 23.52 Trung bình 78.15 3.70 0.22 4.70

Bảng 1.2: Ch số tài chính của Tổng công ty xây dựng đƣờng sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corporation. Ltd)

Đơn vị: 1.000.000 yuan Năm Tổng tài sản Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Doanh thu EPS Nợ/Tổn g TS Nợ/V CSH Tỷ số tự tài trợ Tỷ số đòn bẩy tài chính 2007 156,878 151,604 5,274 177,487 0.39 96.64 28.75 0.03 29.75 2008 220,102 171,800 48,301 226,141 0.32 78.06 3.56 0.22 4.56 2009 282,990 228,911 54,079 355,521 0.53 80.89 4.23 0.19 5.23 2010 350,265 292,034 58,231 470,159 0.34 83.38 5.02 0.17 6.02 2011 422,983 357,264 65,719 457,366 0.64 84.46 5.44 0.16 6.44 Tổng 423.42 46.99 0.77 51.99 Trung bình 84.68 9.40 0.15 10.40

Bảng 1.3: Ch số tài chính của Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Co. Ltd)

Đơn vị: 1.000.000 yuan Năm Tổng tài sản Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Doanh thu EPS Nợ/Tổn g NV Nợ/V CSH Tỷ số tự tài trợ Tỷ số đòn bẩy tài chính 2007 167,397 113,435 53,962 150,601 0.41 67.76 2.10 0.32 3.10 2008 218,098 165,929 52,169 178,889 0.41 76.08 3.18 0.24 4.18 2009 264,058 197,829 66,229 226,920 0.49 74.92 2.99 0.25 3.99 2010 310,633 236,712 73,921 272,734 0.65 76.20 3.20 0.24 4.20 2011 358,780 277,835 80,945 294,281 0.79 77.44 3.43 0.23 4.43 Tổng 372.40 14.90 1.28 19.90 Trung bình 74.48 2.98 0.26 3.98

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty và kết quả tính toán của tác giả )

Xét cấu trúc vốn của 3 Công ty trên dựa vào một số chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn sau:

/ Tỷ số nợ Debt R tio): Tỷ số Nợ Nợ phải trả/ T ng ngu n vốn

Phản ánh một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ

Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (China Railway Group Ltd) có tỷ lệ nợ trung bình trong 5 năm là: 78.15%

Tổng công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corporation Ltd) có tỷ lệ nợ trung bình trong 5 năm là: 84.68%

Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Co. Ltd ) có tỷ lệ nợ trung bình trong 5 năm là: 74.48%

Như vậy tỷ lệ nợ của cả 3 công ty ngành xây dựng trên luôn dao động từ 74% đến 85%, một tỷ lệ nợ khá cao.

b/Tỷ số tự tài trợ: Phản ánh trong một đồng tổng vốn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số tự tài trợ lớn hơn 0,5 cho biết trong cơ cấu vốn doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với nợ.

Tỷ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu/ T ng ngu n vốn

Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (China Railway Group Ltd) có tỷ số tự tài trợ trung bình trong 5 năm là: 0.22

Tổng công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corporation Ltd) có tỷ số tự tài trợ trung bình trong 5 năm là: 0.15

Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Co. Ltd ) có tỷ số tự tài trợ trung bình trong 5 năm là: 0.26

Tỷ số tự tài trợ của cả 3 công ty đều nhỏ hơn 0.5 cho thấy các công ty có cơ cấu

vốn sử dụng nhiều nợ vay hơn vốn chủ sở hữu

c/Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh trong một đồng vốn chủ sở hữu thì gánh bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về vay nợ, khả năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và ngược lại.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ/ Vốn chủ sở hữu

Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (China Railway Group Ltd) có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình trong 5 năm là: 3.7

Tổng công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corporation Ltd) có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình trong 5 năm là: 9.4

Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Co. Ltd ) có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình trong 5 năm là: 2.98

Cả 3 công ty đều có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1, nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về vay nợ

d/Tỷ số òn bẩ tài chính: Tỷ số này cho biết Tổng vốn của doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu, khi hệ số đòn bẩy tài chính lớn hơn 2 nghĩa là trong cơ cấu vốn, nợ sử dụng nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu, tức cơ cấu vốn nghiêng về nợ.

Tỷ số òn bẩ tài chính T ng ngu n vốn/ vốn chủ sở hữu

Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (China Railway Group Ltd) có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình trong 5 năm là: 4.7

Tổng công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corporation Ltd) có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình trong 5 năm là: 10.4

Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (China Communications Construction Co. Ltd ) có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình trong 5 năm là: 3.98

Cả 3 công ty đều có tỷ số đòn bẩy lớn hơn 2, nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về vay nợ

Tóm lại: Dựa trên 4 chỉ tiêu trên thấy rằng cả 3 Công ty ngành xây dựng của Trung Quốc đều có cơ cấu vốn nghiêng về nợ vay. Tỷ lệ nợ của cả 3 công ty ngành xây dựng trên luôn dao động từ 74% đến 85%, một tỷ lệ nợ khá cao.

Cả 3 Công ty này trong 5 năm từ năm 2007-2011 đều có quy mô lớn, nổi tiếng, hiệu quả kinh doanh tốt đồng thời cấu trúc vốn của cả 3 công ty gần như giống nhau đều nghiêng về nợ vay. Nhận thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cả 3 công ty trong vòng 5 năm liên tiếp vẫn luôn tăng trưởng, duy trì ở một tốc độ ổn định. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của cả 3 công ty trung bình trong 5 năm đều luôn

dương và nằm trong khoảng từ 2-4%. Đây chưa phải là một tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tốt nhất nhưng trong bối cảnh nền kinh tế đang khủng hoảng và nhất là đối với ngành xây dựng thì đây là một tỷ số khả quan. Do đó có thể nói các công ty xây dựng trên có rủi ro kinh doanh ít và dòng tiền hoạt động tương đối ổn định. Bởi vì nếu không có thu nhập và dòng tiền hoạt động ổn định thì các công ty sẽ không có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ vay.

Điều này cũng có thể giải thích là trong những năm qua, nền kinh tế Trung Quốc luôn là nền kinh tế có tốc độ phát triển rất tốt, tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được nước này ưu tiên và dành một lượng vốn đầu tư lớn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xây dựng của Trung Quốc có khuynh hướng mở rộng quy mô hoạt động, phát triển, luôn có nhu cầu sử dụng vốn lớn. Ngoài ra, thị trường vốn Trung Quốc cũng khá phát triển, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này tiếp cận các dòng vốn để tài trợ cho các dự án kinh doanh. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do Kế hoạch năm năm của chính phủ lần thứ mười một, 2006-2010, tập trung nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, bến cảng và sân bay trong nước. Trong những năm đầu từ 2006-2008, ngành xây dựng đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng đã suy giảm trong năm 2009, và tiếp tục giảm tốc trong năm 2010. Nguyên nhân của việc giảm tốc độ này một phần là do ảnh hưởng của việc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với kế hoạch tăng trưởng 5 năm lần thứ 12 từ năm 2011-2015 . Trung Quốc sẽ duy trì tăng trưởng trong việc đẩy mạnh các dự án nhà ở xã hội, xây dựng đường bộ, đầu tư cho xây dựng đường cao tốc và đường giao thông ở khu vực nông thôn cùng với rất nhiều các dự án lớn khác sẽ được triển khai . Chính

vì sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng mà các công ty xây dựng tại Trung Quốc sẽ luôn luôn có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường vốn mà trong đó tăng nợ vay là một điều hiển nhiên.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các công ty Việt Nam

Qua nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các nước trên thế giới đưa đến nhiều bài học kinh nghiệm cho các công ty Việt Nam trong việc ứng dụng các lý thuyết cơ cấu vốn vào thực tiễn nhằm hoạch định cơ cấu vốn phù hợp với quá trình phát triển kinh doanh của công ty:

Thứ nhất: Khi hoạch định cơ cấu vốn công ty cần nghiên cứu kỹ, phân tích mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến cơ cấu vốn. Phương pháp phân tích đi từ tổng quát đến cụ thể: xem xét xu hướng tác động chung của nhân tố đến toàn thể các công ty, kế tiếp xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các công ty trong ngành, sau đó chọn lọc các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh đặc thù của công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Trong các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn thì yếu tố “tác động ưu tiên của quản trị ‟‟ của lý thuyết trật tự phân hạng đã cho rằng không có một cấu trúc vốn mục tiêu riêng và các công ty thích vay nợ hơn phát hành cổ phần. Lập luận này của lý thuyết cũng được khẳng định trong việc phân tích cấu trúc vốn của 3 công ty xây dựng lớn tại Trung Quốc trên. Vì vậy điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định được mình đang nằm trong giai đoạn nào để có chiến lược huy động xây dựng cấu trúc vốn hợp lý.

Thứ h i: Công ty đạt lợi nhuận cao, có qui mô lớn dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn tài trợ khác nhau nên có điều kiện lựa chọn được nguồn vốn có chi phí thấp sẽ làm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Thứ b : Duy trì hệ số nợ cao trong giai đoạn mở rộng đầu tư của công ty khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, ngoài mục đích hưởng lợi từ tấm chắn thuế còn góp phần minh bạch hóa thông tin, kiểm soát rủi ro từ các tổ chức tín dụng.

Thứ tư: Cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu tạo thế chủ động cho công ty đón nhận các dự án tốt và khi tình hình kinh tế gặp khó khăn thì công ty sẽ vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn là cơ cấu vốn nhiều nợ.

Thứ năm: Việc hoạch định cơ cấu vốn tối ưu là một nghệ thuật, sẽ không có một cơ cấu vốn tối ưu chuẩn cho mọi công ty và ngay cả trong một công ty cơ cấu vốn tối ưu cũng luôn thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Việc xây dựng một cấu trúc vốn đúng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và gia tăng giá trị cho cổ đông.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Một cấu trúc vốn mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng giá trị của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh khoản, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tốt nhất cho từng giai đoạn phát triển. Với ý nghĩa đó chương 1 của đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu và các yếu tố tác động đến việc lựa chọn vốn của doanh nghiệp từ đó tìm ra các nhân tố tác động chính đến cấu trúc vốn của doanh

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)