Tình hình hoạt động của các công ty ngành xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 55)

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt 5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,66% với mức tăng chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,32% với mức tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% với mức tăng 6,99%.

Điểm đáng lưu ý là khu vực công nghiệp và xây dựng đã có bước tăng trưởng chậm lại so với năm 2010. Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2011 không còn giữ được vai trò là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế khi chỉ tăng 6,8% so với năm trước. Trong các ngành công nghiệp trong khi ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng và công nghiệp chế biến tăng khoảng 10% thì ngành công nghiệp khai thác mỏ lại giảm 0,1%. Các ngành công nghiệp khai thác các nguyên vật liệu dùng trong xây dựng có mức tăng trưởng giảm gần 4% so với năm 2010 trong khi chỉ số tồn kho của ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa cao tới trên 60%. Đồng thời với đình trệ trong

ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đã liên tục sụt giảm kể từ đầu năm với mức giảm gần 1% trong năm 2011. Như vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa được thực hiện khá nhất quán trong thời gian qua đã tác động khá tiêu cực đến ngành xây dựng.

Theo Bộ Xây dựng, năm 2011, các doanh nghiệp thuộc ngành đạt giá trị sản xuất kinh doanh hơn 160.550 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2010. Trong đó, giá trị xây lắp đạt 58.770 tỷ đồng, tổng giá trị thực hiện đầu tư hơn 29.600 tỷ đồng, bằng 82% so với năm 2010; tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phát triển đô thị, nhà ở, nhà máy điện, xi măng. Giá trị đầu tư đạt mức thấp do chính sách cắt giảm đầu tư của Chính phủ và chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ số lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE) của ngành công nghiệp xây dựng giảm tương ứng là 12%. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, các doanh nghiệp đã rà soát, giảm hơn 14.000 tỷ đồng, tương ứng 30% kế hoạch đăng ký, với 66 dự án cắt giảm. Do thiếu vốn nên nhiều dự án sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng phải đình hoãn. Nhiều dự án bất động sản cũng gặp khó khăn do sự sụt giảm mạnh của thị trường. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành có thể đạt 12%, trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu tăng 14,5%.

Trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng số DN đăng ký thành lập mới trong ngành này là 3.798 và 212 DN , giảm 23,9% và 54,8% so với cùng kỳ năm 2011. So với cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ DN giải thể, dừng hoạt động của ngành xây dựng tăng 16%, chiếm 3,9% trên tổng số DN đang hoạt động .

2.1.2.1 Số lượng công t trong ngành và qu mô vốn hó thị trường

Hiện nay, số lượng các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC là 89 công ty trên tổng số 702 công ty niêm yết. Năm 2011 giá trị tài sản của 89 công ty này chiếm lên tới 137.098 tỷ đồng.

2.1.2.2 Qu mô hoạt ộng xét trên tiêu chí Do nh thu và T ng tài sản)

Căn cứ trên tiêu chí doanh thu và tổng tài sản trung bình của 5 năm 2007-2011, cho thấy với quy mô từ 100 tỷ đến 500 tỷ có 12,16% số lượng các công ty đạt mức doanh thu này, và 22,97% các công ty có tổng tài sản thỏa mãn điều kiện xét. Ở mức từ 500 tỷ đến 1000 tỷ, có 21,62% các công ty có mức doanh thu và 31,08% các công ty có tổng tài sản thỏa mãn. Với mức từ 1000 tỷ đến 5000 tỷ có 55,41% các công ty đạt mức doanh thu và 37,84% các công ty có mức tài sản tương ứng. Tỷ lệ các công ty có doanh thu và tổng tài sản trên 5000 tỷ chỉ là 9,46% và 5,41%.

Căn cứ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ (phụ lục 2.1) về việc đưa ra các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp thì hầu như tất cả các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK VN đều thuộc các doanh nghiệp lớn, với tổng tài sản thỏa mãn tiêu chí trên 100 tỷ đồng, thậm chí có những doanh nghiệp được xếp vào hạng siêu lớn như VCG với tổng tài sản vượt qua 1 tỷ đô la Mỹ. (giá trị tổng tài sản trung bình 5 năm của VCG là 26 nghìn tỷ VNĐ)

0 10 20 30 40 50 60 dưới 100 tỷ từ 100- 500 tỷ từ 500- 1.000 tỷ từ 1.000- 5.000 tỷ trên 5000 tỷ Doanh thu Tài sản

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2007 - 2011 của các công ty và tính toán của tác giả

2.1.2.3 K t quả hoạt ộng kinh do nh

Với đặc thù ngành xây dựng có chu kỳ kinh doanh dài, do đó để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty, số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính trong 5 năm gần nhất (từ 2007 đến 2011), tổng hợp tính toán số liệu ROA và ROE trung bình trong vòng 5 năm.

Kết quả cho thấy có đến 67,57% các công ty có tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA dưới 5%; 27,03% các công ty có ROA trong khoảng từ 5% - 10%; tỷ lệ các công ty có ROA trên 10% là 5,41%. ROA trung bình của ngành là 3% ( số liệu năm 2012) 0 10 20 30 40 50 60 70 dưới 5% từ 5-10% trên 10% ROA

Hình 2.3: Phân loại công ty theo tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2007 - 2011 của các công ty và tính toán của tác giả

Về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, kết quả cho thấy có 12,16% các công ty có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE dưới 10%; 18,92% các công ty có ROE trong khoảng từ 10% - 15%; tỷ lệ các công ty có ROE từ 15% - 20% là 27,03%, từ 20% - 25% là 22,97% và chỉ có 18,92% các công ty có ROE trên 25%. ROE trung bình của ngành là 13% ( số liệu tháng 9/2012)

0 5 10 15 20 25 30 dưới 10% từ 10-15% từ 15-20% từ 20-25% trên 25% ROE

Hình 2.4: Phân loại công ty theo tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2007 - 2011 của các công ty và tính toán của tác giả

2.1.2.4 Tốc ộ tăng trưởng do nh thu và tài sản)

Căn cứ trên tiêu chí tăng trưởng doanh thu và tài sản trung bình trong 5 năm từ 2007 – 2011 của các công ty cho thấy: Tỷ lệ mức tăng trưởng doanh thu và tài sản bình quân trong 5 năm dưới 10%, chỉ có 21,62% và 10,81%; Tỷ lệ mức tăng trưởng doanh thu và tài sản bình quân 10% - 20% là 12,16% và 16,22%; Tỷ lệ mức tăng trưởng doanh thu và tài sản bình quân 20% - 30% là 16,22% và 32,43%. Tỷ lệ mức tăng trưởng doanh thu và tài sản bình quân từ 30% - 40% là 18,92% và 22,97%. Tỷ

lệ mức tăng trưởng doanh thu và tài sản bình quân từ 40% - 50% là 6,76% và 4,05%. Đặc biệt, tỷ lệ mức tăng trưởng tài sản và doanh thu bình quân trên 50% là 24,32% và 13,51%. 0 5 10 15 20 25 30 35 dưới 10% từ 10%- 20% từ 20%- 30% từ 30%- 40% từ 40%- 50% trên 50% Tốc độ tăng trƣởng DT Tốc độ tăng trƣởng TS

Hình 2.5: Phân loại công ty theo tốc độ tăng trƣởng doanh thu và tài sản

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2007 - 2011 của các công ty và tính toán của tác giả

Như vậy có thể dễ dàng thấy là tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng trong giai đoạn 2007 – 2011 là tương đối cao, điều này giải thích tại sao có những thời điểm thị trường xây dựng phát triển “nóng‟‟ đến như vậy, và sự phát triển đô thị hóa và cơ sở hạ tầng của Việt Nam luôn“hấp thụ ‟‟ được một lượng vốn khổng lồ.

2.2 THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG

2.2.1 Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu

Bộ số liệu thống kê thu thập từ 74 công ty ngành XD niêm yết trên TTCK VN được chạy bằng phần mềm SPSS 16.0, kết quả thống kê mô tả như sau:

Bảng 2.3 Thống kê mô tả tỷ số tổng nợ của các công ty

TDE07 TDE08 TDE09 TDE10 TDE11

Mean 4,24 3,70 4,01 3,51 4,00

Median 3,01 2,86 3,17 2,67 3,01

Minimum 0,23 0,23 0,51 0,49 0,50

Maximum 37,69 13,46 17,79 21,66 30,73

Sum 313,53 273,95 296,66 259,42 296,14

Nguồn: Số liệu thống kê từ Báo cáo tài chính của các công ty và tính toán của tác giả theo chương trình S SS 16.0

Từ kết quả trên, có thể thấy tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình của 74 công ty qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 4,24; 3,70; 4,01; 3,51 và 4,00. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn chủ sở hữu thì gánh bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về vay nợ, khả năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và ngược lại. Ở đây ta thấy cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì công ty sử dụng thấp nhất là 3,51 đồng vay nợ . Điều này chứng tỏ cơ cấu vốn của các công ty này nghiêng về nợ vay, điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành.

Bên cạnh đó cũng có thể thấy tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của một công

ty điển hình qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 tương ứng là 3,01; 2,86;

Một kết quả đáng quan tâm là trong 74 công ty khảo sát, có công ty có tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới trên 37,69.

Nhận xét: Cơ cấu vốn nghiêng về nợ vay là phù hợp đặc thù của ngành XD nước ta hiện nay. Kết quả này xét về mặt lý thuyết cho thấy cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của vay nợ. Bên cạnh đó, một số công ty có tỷ số nợ quá cao thể hiện khả năng mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu vốn và tiềm ẩn các khả năng kiệt quệ tài chính, phá sản.

2.2.2 Tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu trung bình của 74 công ty qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 3,62; 3,12; 3,21; 2,66 và 3,23.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu của một công ty điển hình qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 tương ứng là 2,21; 2,21; 2,49; 2,17; và 2,38

Nhận xét: Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình ngành xấp xỉ 3,89, tuy nhiên tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu lại quá cao, lên tới khoảng 3,17. Điều này cho thấy các công ty chủ yếu hoạt động bằng nợ ngắn hạn, trong khi đó ngành xây dựng có đặc thù là đầu tư bất động sản, xây dựng kéo dài, biểu hiện của sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và cơ cấu vốn. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sẽ hạn chế khả năng đầu tư dài hạn của công ty, không những thế còn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Có thể khẳng định, phần lớn các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK phụ thuộc quá nhiều vào nợ ngắn hạn và đang tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán. Nhận định này là hoàn toàn phù hợp với diễn biến trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, khi các doanh nghiệp xây dựng đang lao đao vì dòng vốn vay ngắn hạn do bị siết chặt vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng, hàng hóa bất động sản ứ đọng vì thị trường đóng băng khiến không thể thu hồi vốn cũng như các khoản ứng trước từ người mua bất động sản và các khoản ứng trước của Chủ đầu tư.

Trong 74 công ty khảo sát, có những công ty có tỷ lệ nợ ngắn gấp 37,69 lần vốn chủ sở hữu. Thể hiện một khả năng mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu vốn, và rủi ro rất cao cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 2.4 : Thống kê mô tả tỷ số nợ ngắn hạn của các công ty

SDE07 SDE08 SDE09 SDE10 SDE11

Mean 3,62 3,12 3,21 2,66 3,23 Median 2,21 2,21 2,49 2,17 2,38 Minimum 0,23 0,08 0,09 0,08 0,03 Maximum 37,69 10,92 11,10 11,37 29,77 Sum 267,83 230,83 237,77 196,85 238,75

Nguồn: Số liệu thống kê từ Báo cáo tài chính của các công ty và tính toán của tác giả theo chương trình S SS 16.0

2.2.3 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Kết quả tính toán cho thấy: Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu trung bình của 74 công ty qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 0,59; 0,59; 0,80; 0,88 và 0,82

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của một công ty điển hình qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 tương ứng là 0,20; 0,17; 0,25; 0,33; và 0,25

Bảng 2.5 : Thống kê mô tả tỷ số nợ dài hạn của các công ty

LDE07 LDE08 LDE09 LDE10 LDE11

Mean 0,59 0,59 0,80 0,88 0,82

Median 0,20 0,17 0,25 0,33 0,25

Minimum 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Maximum 5,18 5,63 11,20 10,29 8,94

Sum 44,01 43,88 59,16 64,93 60,38

Hình 2.6: Tỷ lệ nợ trên VCSH của các công ty xây dựng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2007 - 2011 của các công ty và tính toán của tác giả

Ngược lại với tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn của các công ty XD rất thấp . Trong cả 5 năm tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu đều nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy phần lớn các công ty này đang mất cân đối trong cơ cấu vốn khi không huy động được vốn vay dài hạn. Dễ hiểu khi thiếu vốn dài hạn các công ty phải tìm cách huy động các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động. Tuy nhiên, sự lạm dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro trong cơ cấu đầu tư cũng như cơ cấu vốn của công ty.

2.2.4 Tỷ số thanh toán lãi vay (Times-Interest-Earned)

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Hệ số này giúp đánh giá cơ cấu vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho Trái chủ (người cho vay), chính

4.24 3.7 4.01 3.51 4 3.62 3.12 3.21 2.66 3.23 0.59 0.59 0.8 0.88 0.82 2007 2008 2009 2010 2011

phủ (thuế) và Cổ đông. Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)