Biện pháp đối với Công ty ngành Xây dựng

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 90 - 101)

- Đề xuất cấu trúc vốn hợp lý

Từ kết quả phân tích thực trang cơ cấu vốn của 74 công ty ngành xây dựng niêm yết trên TTCK VN. Tác giả đề xuất cơ cấu vốn mục tiêu cho giai đoạn tới của ngành xây dựng như sau:

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 100%, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu từ 100% - 200%, tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 300% . Như vậy các thành phần vốn so với tổng nguồn vốn là:

Chiếm dụng vốn ngắn hạn : 15-20% Vay ngắn hạn : 10-15%

Vay dài hạn : 30-50% Vốn chủ sở hữu : 25-35%

Thứ nhất, khai thác tối đa nguồn vốn từ khách hàng ứng trước phù hợp với qui định của pháp luật. Thứ hai, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn từ 10-15% đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Thứ ba, vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất từ 30-50% vì đây là nguồn tài trợ có chi phí thấp, ổn định công ty được hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Thứ tư, nguồn vốn CSH ở mức 25-35% đảm bảo yêu cầu của Luật nhà ở và Luật kinh doanh BĐS qui định chủ đầu tư phải có vốn CSH không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án.

- Điều ti t tỷ trọng các thành phần vốn Giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn vì tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hiện nay thể hiện sự bất cập trong cơ chế huy động vốn của công ty đồng thời đó lại là khó khăn chung của thị trường vốn tín dụng. Theo Thông tư số 15/2009/TT- NHNN qui định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng được sử dụng cho vay trung dài hạn là 30%. Như vậy khả năng tìm nguồn vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng là rất khó, chính vì vậy công ty cứ vay ngắn hạn rồi liên tục đáo nợ điều này tạo căng thẳng về khả năng thanh toán và

tính bất ổn trong nguồn vốn đầu tư. Để giảm vốn vay ngắn hạn công ty cần thực hiện: Khai thác nguồn vốn khách hàng ứng trước bằng cách đẩy nhanh tiến độ thi công phần nền móng, hạ tầng và tìm nguồn tài trợ dài hạn để thay thế: Khi EBIT dự kiến lớn hơn EBIT hòa vốn công ty nên vay nợ dài hạn bằng việc phát hành trái phiếu DN, vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư. Ngược lại, khi EBIT dự kiến thấp hơn EBIT hòa vốn công ty nên phát hành cổ phiếu thường.

4.3.1.2 Khai thác các kênh huy động vốn

Kênh huy động vốn truyền thống là đi vay ngân hàng, hầu hết các công ty đều rất quen thuộc với việc vay vốn ngân hàng mặc dù gặp không ít khó khăn về tài sản thế chấp, lập phương án vay, rủi ro lãi suất, áp lực trả nợ… nhưng nhìn chung đây là kênh huy động vốn phổ thông nhất được nhiều công ty nghĩ đến khi có nhu cầu vốn. Kênh huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu được các DN khai thác triệt để từ năm 2006 đến đầu năm 2008, chính từ việc lạm dụng phát hành cổ phiếu làm suy giảm giá trị DN, cổ phiếu liên tục rớt giá và mất thanh khoản trong thời gian dài gây mất niền tin cho nhà đầu tư ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn trong tương lai. Vì vậy công ty cần thiết lập lại trật tự huy động vốn, đa dạng hóa các kênh huy động vốn cùng với sự hỗ trợ phát triển thị trường vốn của chính phủ nhằm phát huy được tính ưu việt của từng nguồn vốn.

* Lựa chọn ngu n vốn Lợi nhuận giữ lại ể tái ầu tư

- Lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn dễ tiếp cận công ty sử dụng vốn này để đầu tư sẽ gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Vì vậy, công ty cần thuyết phục các cổ đông ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư:

- Thông qua các kênh tuyên truyền giúp các cổ đông nhận thấy rằng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư mang lại giá trị tăng thêm từ giá cổ phiếu tăng hơn là một khoản tiền nhận từ chia cổ tức rồi giá cổ phiếu giảm.

- Tạo niềm tin cho cổ đông bằng hiệu quả hoạt động của công ty và những triển vọng của công ty trong tương lai.

- Thể hiện sự tôn trọng cổ đông qua việc công khai minh bạch thông tin, thực hiện đúng cam kết với cổ đông về mục đích sử dụng nguồn vốn này.

Khai thác kênh huy ộng vốn trái phi u DN

Một số giải pháp cần thực hiện để thu hút các nhà đầu tư trái phiếu như:

Thứ nhất: Hình thành các tổ chức trung gian để gia tăng tính thanh khoản cho trái phiếu, các tổ chức này có thể là ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty tài chính... Ví dụ công ty muốn tạo thanh khoản tốt cho trái phiếu sẽ hợp tác với ngân hàng để thực hiện chức năng bảo lãnh phát hành trái phiếu và bao thanh toán. Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu có thể cầm cố, bán lại cho ngân hàng, trong trường hợp công ty trả lãi chậm hoặc mất khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản này cho nhà đầu tư.

Với hình thức này đã tạo nên một thành công rực rỡ trong đợt phát hành trái phiếu công ty Kinh Bắc do Ngân hàng Công thương VN (Vietinbank) làm tổ chức nhận thanh toán. Ngày 29/4, CTCP Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) đã ký kết hợp đồng bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh phát hành trái phiếu với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và Cty Chứng khoán VietinBankSC. Ngày 8/5 KBC đã phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu.

Tổng lượng cổ phiếu phát hành để chi trả dự kiến là 65.041.330 cổ phiếu. Sau đợt chia thưởng này, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên hơn 1.991 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/4, cổ phiếu KBC tăng 2.900 đồng lên 42.800 đồng với 658.900 đơn vị được chuyển nhượng

Thứ hai: Cần đa dạng hoá các loại trái phiếu - trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có lãi suất đảm bảo bằng vàng, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, trái phiếu gắn với quyền mua cổ phiếu, trái phiếu công trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia.

thị trường trái phiếu chuyên biệt. vì trái phiếu không thể áp dụng một phương thức giao dịch giống như giao dịch cổ phiếu. Đồng thời, Sàn giao dịch trái phiếu này phải tạo được môi trường giao dịch có hiệu quả cho các nhà tạo lập thị trường. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển nhượng cũng phải đơn giản, nhanh chóng.

Thứ tư: Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để đảm bảo cho việc huy động vốn ở thị trường quốc tế với chi phí rẻ, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ Quốc tế và minh bạch hoá thông tin khi đó mới được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao.

Thứ năm: Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm DN, Công ty định mức tín nhiệm (CRA) là công ty cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một DN trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. Các nghĩa vụ tài chính bao gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi... CRA cũng có những nghĩa vụ ngoài phạm vi thị trường trái phiếu. Với vai trò một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập, chuyên nghiệp, CRA sẽ là phương thức tốt nhất để quảng bá hình ảnh của những công ty kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, giúp cho các công ty xây dựng chính sách đầu tư, cơ cấu tài chính để phòng tránh rủi ro về khả năng thanh toán. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty giúp minh bạch hoá thông tin. Từ đây, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay không, và đầu tư thì với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu? Điều này cũng giúp cho những công ty có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ không cao bằng lãi suất trái phiếu như trước đây.

Ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Như vậy, với CRA trong nước và nước ngoài sẽ gọi vốn đầu tư vào Việt Nam: Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếu một công ty định mức tín nhiệm

trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc NHNN một tổ chức xếp hạng tín dụng công duy nhất tại VN đã tiến hành xếp hạng tín dụng tốp 1.000 doanh nghiệp VN. Tuy nhiên, những xếp hạng này cũng chỉ có tính chất tạm thời.

4.3.1.3 Phát triển hoạt ộng mua bán, sáp nhập DN nhằm tái CTV

Khi công ty chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, những khó khăn trong kinh doanh hiện hữu bằng những khoản nợ thì hoạt động mua bán sáp nhập (M&A - Mergers and Acquisitions) và tái cấu trúc vốn trên cơ sở chuyển nợ thành vốn giải quyết những bế tắc trong huy động vốn kinh doanh cho công ty. Thường thì những công ty này vẫn đang hoạt động có hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có thị phần ổn định, khó khăn tài chính là tạm thời và mục tiêu lớn hơn của công ty là tái cấu trúc vốn và mở rộng qui mô. Trong giai đoạn này M&A là phương cách tốt nhất giúp ban giám đốc nắm lấy cơ hội tăng trưởng, tổ chức lại công ty, thay đổi chiến lược kinh doanh giúp công ty phát triển về qui mô và gia tăng sức cạnh tranh, hoạt động M&A sẽ giải quyết khó khăn về vốn, công nghệ, năng lực quản trị. Để hoạt động M&A phát triển tốt cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Nâng cao kiến thức cơ bản về M&A cho các nhà quản lý trên cơ sở tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, tổ chức hội thảo các chuyên đề hoạt động M&A.

- Thành lập các tổ chức tư vấn, môi giới về M&A chuyên nghiệp. Tổ chức này phải do các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động M&A tại nước ngoài đảm trách.

- Công ty phải am tường trong việc định giá DN đặc biệt là giá trị thương hiệu và nguồn nhân lực để có thể nâng cao giá trị của mình trong quá trình đàm phán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

M&A với bên mua.

- Hoàn thiện khung pháp lý để tạo thuận lợi cho các đối tác nước ngoài cụ thể là các quy định về giới hạn sở hữu nước ngoài, giá mua cổ phần bằng giá đấu giá bình quân, thời hạn cho phép chuyển nhượng cổ phần, đồng tiền thanh toán.

4.3.1.4 Nâng cao hiệu quả hoạt ộng của công ty

Hiệu quả hoạt động của công ty đo lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả tổ chức như xây dựng bộ máy quản lý khoa học có trình độ chuyên môn cao, xây dựng thương hiệu uy tín cho công ty. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 3 cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty là một trong các nhân tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn. Hiệu quả tổ chức kém sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh kém thì khả năng tích lũy vốn kém dẫn đến những khó khăn trong quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Cụ thể trong quyết định xây dựng cấu trúc vốn khi hiệu quả hoạt động kém, khả năng tiếp cận nguồn vốn kém công ty sẽ gặp trở ngại trong quyết định xây dựng cấu trúc vốn hợp lý. Chính vì vậy giải pháp để công ty xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý là nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Có rất nhiều biện pháp để công ty hoạt động hiệu quả như: phát triển thị trường mới trên cơ sở xây dựng thương hiệu công ty, xây dựng nguyên tắc để kiểm soát và đánh giá các khoản đầu tư, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý tài chính… Ở bài viết này tác giả chú trọng đến 2 khía cạnh là nâng cao năng lực quản trị công ty và nâng cao năng lực quản lý tài chính.

Nâng cao năng lực quản trị công ty Xây dựng thương hiệu công ty

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO cả công ty và Chính phủ đều chú trọng nhiều hơn trong việc xây dựng thương hiệu DN, vì đây là tiêu chí đầu tiên để phát triển thị trường nâng cao sức cạnh tranh cho công ty. Theo tạp chí Nation‟s Bussiness

Magazine, “Xây dựng thương hiệu là một khái niệm được nhiều người quan tâm nhất trong các hoạt động Marketing hiện nay. Và số lượng những ông chủ của các DN nhỏ theo đuổi việc xây dựng thương hiệu, cái được coi như là ngọn đèn hải đăng trên con đường phát triển DN đang ngày càng tăng lên „. Để xây dựng thương hiệu công ty cần tập trung vào các khía cạnh sau:

Về phía công ty xây dựng thương hiệu công ty với một logo, lời cam kết hay hệ thống nhận diện thương hiệu tốt chưa đủ. Thương hiệu phải được xây dựng theo hướng tiếp cận bốn chiều. Đó là người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhân viên và những người có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong toàn bộ chiến dịch xây dựng thương hiệu. Thương hiệu không chỉ được xây dựng qua hoạt động quảng cáo, PR mà còn liên quan và chịu tác động bởi trải nghiệm của người tiêu dùng. Muốn chiếm lĩnh tâm trí, trải nghiệm đó, cần quan tâm đến các công cụ khác như: xây dựng, phát triển kênh phân phối, hệ thống thông tin quản lý, định giá, thói quen mua hàng, tổ chức dịch vụ chăm sóc khách hàng…Ngoài ra công ty cần tham gia vào chương trình tiếp thị Supperbrand đây là chương trình hàng đầu thế giới về tiếp thị thương hiệu do công ty Supperbrands bình chọn, chương trình này được khởi động tại Việt Nam vào tháng 12/2009 và đã đưa ra danh sách 10 thương hiệu hàng đầu Việt

Nam.

Về phía chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế; thực hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài với lãi suất thấp; tiếp tục triển khai và hoàn thiện “Chương trình Thương hiệu Quốc gia” mà Cục Xúc Tiến Thương Mại đảm trách.

Xây dựng mô hình thành viên hội ng quản trị ộc lập

Một số biện pháp được đề xuất để công ty vận dụng nghiêm túc mô hình thành viên hội đồng quản trị độc lập vào trong quản lý nhằm phát huy vai trò của

thành viên hội đồng quản trị độc lập:

- Tăng cường sự có mặt của các thành viên hội đồng quản trị độc lập trong

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 90 - 101)