Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 56 - 58)

Bảng 4.10: Các tỷ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

Doanh thu thuần Trđ 1.451.877 1.663.546 1.606.075 Giá vốn hàng bán Trđ 1.394.151 1.579.936 1.530.166

Hàng tồn kho bình quân Trđ 25.883 58.540 62.637

Phải thu khách hàng bình quân Trđ 98.124 135.195 120.954 Phải trả ngƣời bán bình quân Trđ 106.466 142.030 125.320

Kì thu tiền bình quân Ngày 24 29 27 Kì thanh toán bình quân Ngày 26 31 28 Kì luân chuyển hàng tồn kho Ngày 7 13 15

Nguồn: Phòng kế hoạch- marketing Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2011,2012,2013

Kì thu tiền bình quân (Thời gian thu tiền bình quân)

Thời gian thu tiền bình quân thể hiện số ngày bình quân mà công ty thu tiền hàng. Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ công ty thu tiền hàng nhanh chóng và ít bị chiếm dụng vốn, ngƣợc lại thời gian thu tiền lớn chứng tỏ công ty thu tiền hàng chậm, vấn đề thu tiền gặp khó khăn cũng nhƣ công ty có nguy cơ bị chiếm dụng vốn. Qua 3 năm nghiên cứu, ta thấy đƣợc số ngày thu tiền bình quân có sự tăng giảm không đều, tuy nhiên nhìn chung thời gian thu tiền bình quân có xu hƣớng tăng. Cụ thể, ở năm 2011 thời gian thu tiền bình quân là 24 ngày, điều này có nghĩa trung bình công ty thu tiền của 1 khách hàng là 24 ngày. Đến năm 2012 thời gian thu tiền bình quân lại tăng lên 5 ngày và đạt 29 ngày, đến năm 2013 có giảm xuống còn 27 tuy nhiên vẫn cao hơn mốc đầu của năm nghiên cứu là 3 ngày.

Qua đó những con số trên cho ta thấy công ty có chính sách thu tiền hàng đƣợc kiểm soát khá chặt chẽ, quản lý tốt các khoản nợ phải thu cũng nhƣ thể hiện đƣợc sự ảnh hƣởng trực tiếp, có hiệu quả của chính sách bán hàng và thu tiền hàng bán. Tuy nhiên công ty cần chú ý, kiểm soát tốt về hệ số này, vì thời gian thu tiền lớn công ty sẽ có nguy cơ bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho việc thanh toán của chính mình, và nếu thời gian thanh toán quá ngắn sẽ gây khó khăn về việc thanh toán cho khách hàng, sẽ làm hạn chế số khách hàng hiện tại cũng nhƣ tiềm năng của chính công ty. Qua hệ số thời gian thu tiền hàng bình quân cho ta thấy công ty có sự điều chỉnh hợp lý về các khoản phải thu và phải trả tại công ty, hệ số thời gian thu tiền

57

hàng bình quân và thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp có sự chênh lệch nhau không cao, do đó công ty có thể tận dụng tốt nguồn tiền từ khách hàng thanh toán để tạo nguồn thu và thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, hạn chế đƣợc áp lực về thanh toán cho công ty với đối tác của mình

Kì thanh toán bình quân

Thời gian thanh toán tiền hàng bình quân càng dài chứng tỏ công ty thanh toán tiền hàng chậm, đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và ngƣợc lại thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn thì công ty thanh toán tiền hàng nhanh, ít chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Qua ba năm nghiên cứu, ta thấy thời gian thanh toán tiền hàng bình quân của công ty khá ổn định chệnh lệch nhau không cao, và cũng có xu hƣớng tăng theo xu hƣớng tăng của kỳ thu tiền bình quân

Qua các năm nghiên cứu thời gian thanh toán tiền hàng bình quân ổn định, ít thay đổi nhiều cụ thể: năm 2011 thời gian thanh toán bình quân là 26 ngày đến năm 2012 lại tăng lên là 31 ngày rồi giảm nhẹ ở năm 2013 xuống còn 28 ngày.

Qua đó cũng đã thể hiện đƣợc công ty kiểm soát rất tốt về tình hình thanh toán tiền hàng cũng nhƣ đã cải thiện đƣợc thời gian thanh toán đối với nhà cung cấp, rút ngắn lại thời gian thanh toán, đem lại lòng tin cho nhà cung cấp về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý thời gian thanh toán tiền hàng bình quân luôn cao hơn thời gian thu tiền bình quân, điều này chứng tỏ chính sách thu và chi rất hợp lý của công ty, công ty luôn tranh thủ đƣợc các khoản thu trƣớc khi thanh toán cho nhà cung cấp. Vì thế công ty cần chú ý duy trì kiểm soát quá trình thanh toán tiền hàng để giữ vững lòng tin của nhà cung cấp cũng nhƣ tận dụng tốt tối đa nguồn tài sản đem lại lợi ích kinh tế cho công ty nhiều hơn nữa.

Kì luân chuyển hàng tồn kho

Qua các năm nghiên cứu ta thấy kỳ luân chuyển hàng tồn kho có sự tăng mạnh qua các năm, đặc biệt từ năm 2011 đến năm 2012, kỳ luân chuyển tăng lên rất đáng kể từ 7 ngày tăng lên 13 ngày, sau đó tăng nhẹ lên 15 ngày ở năm 2013.

Qua đó ta thấy đƣợc nguyên nhân của sự tăng lên theo từng năm này là do chính sách mua hàng của nhà cung cấp của công ty, sự thay đổi từ mua nhiều lần sang mua ít lần nhƣng với số lƣợng lớn hơn nhằm giảm thiểu đƣợc chi phí phát sinh trong các lần mua hàng cũng nhƣ những chi phí phát sinh

58

trong qua trình phát sinh nghiệp vụ kinh tế và cũng trong 2 năm 2012 và 2013 do dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tốc độ nhiều công trình xây dựng không có vốn triển khai,…đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng của năm giảm đáng kể ảnh hƣởng đến kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên, công ty cần điều chỉnh cho hợp lý với tình hình kinh tế thay đổi trong ngành, nhằm tránh hiện tƣợng khi nhập quá nhiều hàng trong 1 lần sẽ gây ra hiện tƣợng hàng tồn kho quá cao và khi xuất hàng không hết sẽ chịu tác động của hiện tƣợng hàng lỗi thời quá hạn sử dụng, sẽ phát sinh thêm chi phí giảm giá hàng tồn kho hay dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ tăng lên trong điều kiện này.

Nhận xét: tùy theo từng đặc thù của ngành và chính sách công nợ của công ty có số ngày thu tiền bình quân và số ngày thanh toán bình quân dài hoặc ngắn khác nhau, nhƣng trong giai đoạn 2011- 2013 kỳ thu tiền bình quân và kỳ thanh toán bình quân trong công ty hợp lý vì số ngày thu tiền bình quân luôn nhỏ kỳ thanh toán bình quân, nhờ đó công ty có thể tận dụng tốt đƣợc nguồn tiền thu từ khách hàng thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp đem lại lòng tin cho nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 56 - 58)