Chi phí theo thành phần

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 45)

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty là chi phí. Lợi nhuận của công ty cao hay thấp một phần tùy thuộc vào chi phí. Các chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác, chi phí thuế TNDN. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể làm giảm bớt những chi phí không cần thiết, điều đó đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Từ bảng chi phí dƣới đây, cho thấy tình hình chi phí của công ty biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2012 tăng so với năm 2011 với số tiền là

203.937 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 14,05%. Bƣớc sang năm 2013, chi phí có phần giảm so với năm 2012, với mức giảm 55.755triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ là 3,27 % so với năm 2012. Những biến động này cũng đƣợc nhắc đến ở phần kết quả kinh doanh nhƣng chỉ khái quát nên đến phần phân tích chi phí này, giúp cho ta thấy đƣợc khoản mục nào ảnh hƣởng đến tổng chi phí và biến động ra sao.

46

Bảng 4.6 Các thành phần chi phí của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu Chi phí (Trđ) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ST(Trđ) Tỷ lệ (%) ST(Trđ) Tỷ lệ (%) GV hàng bán 1.394.151 1.579.936 1.530.166 185.785 13,33 (49.770) (3,15) Chi phí BH 38.031 39.986 37.189 1.955 5,14 (2.797) (7) Chi phí QLDN 13.392 18.255 11.380 4.834 37 (6.875) (37,66) Chi phí HĐTC 2.429 12.306 17.934 9.877 406,63 5.628 45,73 Chi phí khác 153 230 81 77 50,33 (149) (64,78) Tổng 1.448.156 1.650.713 1.596.750 202.528 (13,99) (53,96) (3,27)

Nguồn: Phòng kế hoạch- marketing Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2011,2012,2013

Bảng 4.7: Phân tích cơ cấu thành phần chi phí của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu (Trđ) 2011 Tỷ lệ (%) 2012 (Trđ) Tỷ lệ (%) 2013 (Trđ) Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 1.394.151 96,27 1.579.936 95,71 1.530.166 95,83 Chi phí bán hàng 38.031 2,63 39.986 2,42 37.189 2,33 Chi phí QLDN 13.392 0,92 18.255 1,11 11.380 0,71 Chi phí HĐTC 2.429 0,17 12.306 0,75 17.934 1,12 Chi phí khác 153 0,01 230 0,01 81 0,01 Tổng 1.448.156 100,00 1.650.713 100,00 1.596.750 100,00

Nguồn: Phòng kế hoạch- marketing Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2011,2012,2013

Chi phí giá vốn

Giá vốn hàng bán là yếu tố chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng giá vốn hảng bán không đều qua các năm.

Năm 2012 công ty có giá vốn hàng bán là 1.579.936 triệu đồng tăng 185.785 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 13,33% so với năm 2011. Trong năm 2012 tình hình kinh tế thế giới không ổn định, môi trƣờng kinh tế toàn cầu đang xấu đi, kéo theo nền kinh tế của Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hƣởng, con số lạm phát tháng 12/2012 ở Việt Nam năm 2012 là 11,75% một con số tƣơng đối cao, mức tăng giá tiêu dùng (CPI) của cả nƣớc là 1,98%, cũng là mức tăng cao nhất trong năm, trong đó giá nhà ở và vật liệu xây dựng cũng

47

tăng mạnh tới 2,53%, làm cho các khoản chi phí các doanh nghiệp tăng vƣợt bậc do giá cả hàng hóa các mặt hàng diễn biến phức tạp. Do đó, một phần nào công ty cũng bị ảnh hƣởng từ những yếu tố trên. Và do sản lƣợng mua vào tăng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngoài ra còn chịu ảnh hƣởng tăng giá của các mặt hàng chủ lực nhƣ: nhu cầu sử dụng thép tăng, dẫn đến giá thép và nguyên liệu thép thế giới tiếp tục tăng mạnh (vì quặng sắt trong các hợp đồng vảo thời điểm đầu năm 2012 dự kiến tăng 10-25% so với năm 2011, giá than cốc đƣợc ấn định ở mức 300 USD/ tấn) trong những tháng đầu năm 2012. Vì vậy, dẫn đến giá cả vật liệu đầu vào điều tăng. Biến động này tăng làm tăng các sản phẩm thép thế giới và đã thúc đẩy việc tăng giá các sản phẩm thép trong nƣớc.

Nhƣng đến năm 2013 khoản chi phí này giảm xuống 1.530.166 triệu đồng, giảm 49,770 triệu đồng tức giảm với tỷ lệ 3,15% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do sản lƣợng tiêu thụ các mặt hàng của công ty giảm nhiều so với năm 2012, và mối lo về sự bất ổn của tỷ giá, lãi suất ngân hàng cao và đối diện với nhu cầu thấp. các doanh nghiệp thép bƣớc vào năm 2013 với những sự dè dặt nhất định, cùng với sự kiểm soát lạm phát của nhà nƣớc với giá đầu vào vật liệu giảm so với năm 2012. Vì vậy dẫn đến giá vốn hàng bán giảm so với năm 2012.

Lí do tổng giá vốn hàng bán tăng, giảm giai đoạn 2011-2013 là khoản chi phí này biến đổi cùng chiều với doanh thu bán hàng, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của việc tăng lên hay giảm xuống của mức độ kinh doanh, thể hiện rõ tính chất của doanh nghiệp thƣơng mại, hàng hóa đƣợc mua đi bán lại nên phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng. Tổng giá vốn nhìn chung tăng lên và có sự biến động về giá vốn hàng bán giữa các sản phẩm với nhau trong giai đoạn 2011-2013.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Cũng từ số liệu trên thì ta thấy tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động không đều qua các năm. Năm 2012 là năm có khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao và đạt đến 18.225 triệu đồng, tăng 4.863 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 36,31% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do chi phí khấu hao tài sản cố định tăng khi công ty mua quyền sử dụng đất để thành lập kho dự trữ xi măng, thép, gas để cất giữ và dự trữ vì vậy làm cho chi phí doanh nghiệp trong năm 2012 tăng lên.

Và đến năm 2013 loại chi phí này giảm chỉ còn 11.380 triệu đồng, giảm 6.875 triệu đồng, tức giảm 37,66% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do

48

chi phí khấu hao tài sản giảm, cùng với việc tái tổ chức cắt giảm nhân sự ở bộ phận này, dẫn đến chi phí doanh nghiệp trong năm 2013 giảm so với 2012.

Nhìn chung qua phân tích chi phí này có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét sự biến đổi của các khoản mục nằm trong loại chi phí này để biết sự giảm sút của chúng có phù hợp với mức độ kinh doanh của công ty hay không.

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, khi lƣợng tiêu thụ hàng hóa càng nhiều thì chi phí này càng tăng và ngƣợc lại. Chi phí bán hàng gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sàn cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,…

Qua bảng phân tích chi phí, cho thấy chi phí bán hàng có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2012 chi phí này tăng lên 39.986 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 5,14 % so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng là do doanh nghiệp phải liên tục tăng cƣờng các hoạt động marketing, các chƣơng trình khuyến mãi để tăng thị phần tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp.

Đến năm 2013 chi phí bán hàng của công ty giảm 2.797 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 7%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp ổn định nên chi phí bán hàng đã giảm xuống. Tuy nhiên, mức độ giảm của chi phí bán hàng tƣơng đối thấp ít ảnh hƣởng đến tổng chi phí cũng nhƣ lợi nhuận của công ty.

Chi phí hoạt động tài chính

Phần lớn chi phí hoạt động tài chính của công ty là khoản chi phí trả lãi vay ngân hàng do công ty vay để bù đắp các khoản thiếu hụt tạm thời. Nhìn chung, thì chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng dần qua các năm.

Năm 2012 chi phí này tăng cao lên đến 12.306 triệu đồng, tăng 9.877 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ rất cao là 406,63% so với năm 2011, đây là năm mức chi phí này tăng vƣợt bậc với tỷ lệ tăng rất cao là do mức hỗ trợ lãi suất từ chính phủ giảm so với 2011. Bên cạnh đó, công ty tăng khoản vay để phục vụ cho việc dự trữ hàng hóa.

Đến năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng cao lên đến 17.934 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng 45,73%, nguyên nhân tăng là do trong năm này lãi suất tăng cao và không đƣợc hỗ trợ lãi suất nhƣ năm 2012.

49

Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm những chi phí sau đây: chi phí thanh lý nhƣợng bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí khác bằng tiền. Dựa vào bảng 4.6, ta thấy chi phí khác của công ty rất thấp đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí của công ty.

Năm 2012 do công ty phải nộp phạt do vi phạm hợp đồng . Vì vậy kéo theo loại chi phí này tăng lên 230 triệu đồng, tăng 77 triệu đồng, tức tăng với tỷ lệ 50,33% so với năm 2011. Thời gian tới, công ty cần tìm những nhà cung cấp uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, tránh vi phạm hợp đồng làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận và hạ thấp uy tín của công ty.

Và đến năm 2013 chi phí này lại giảm xuống 81 triệu đồng và cho thấy mức độ giảm tuyệt đối so với năm 2012 là 149 triệu đồng, tức tƣơng đối lên đến 64,78% so với năm 2012, do năm 2013 khoản mục chi phí khác giảm rất nhiều nên dẫn đến năm 2013 giảm hơn so với năm 2012. Chi phí khác giảm là do công ty đã quản lý tƣơng đối tốt sản phẩm, công ty có kho bãi chứa hàng khá tốt, vì vậy mà hàng hóa bị hƣ hỏng giảm. Ngoài ra, việc bảo vệ tài sản cố định luôn đƣợc đảm bảo.

4.3.2 Đánh giá chung về chi phí

Qua việc phân tích chi phí, cho thấy các khoản mục chi phí thì chi phí của hoạt động bán hàng của công ty tốn nhiều chi phí nhất. Vì vậy, công ty cần phải sử dụng chi phí sao cho tiết kiệm chi phí một cách có hiệu quả nhất mà chất lƣợng mặt hàng vẫn đƣợc bảo đảm. Và trong quá trình hoạt động kinh doanh thì chi phí phát sinh là điều tất yếu nhƣng không vì thế mà doanh nghiệp quên lãng không quản lý chặt chẽ, cần hạn chế những chi phí phát sinh không hợp lý nhƣng vẫn đảm bảo là không ảnh hƣởng đến công việc kinh doanh của công ty. Nếu doanh nghiệp kiểm soát có hiệu quả các chi phí phát sinh không cần thiết thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cải thiện rất nhiều.

4.4 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN

Xét về góc độ kinh tế thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói cách khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trƣớc tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Vì vậy, để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

50

Bảng 4.8: Các thành phần lợi nhuận của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu

Lợi nhuận (Trđ) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ST(Trđ) Tỷ lệ(%) ST(Trđ) Tỷ lệ(%)

Lợi nhuận thuần

từ HĐKD 7.780 16.812 12.171 9.032 116,09 (4.641) (27,61) Lợi nhuận HĐTC 1.736 (8.528) (10.660) (10.264) (591,24) (2.132) 25,00 Lợi nhuận khác 12.258 3.125 892 (9.133) (74,51) (2.233) (71,46) Lợi nhuận trƣớc thuế 20.039 19.936 17.561 (103) (0,51) (2.375) (11,91) Lợi nhuận sau

thuế 16.544 15.032 14.479 (1.512) (9,14) (553) (3,68)

Nguồn: Phòng kế hoạch- marketing Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2011,2012,2013

4.4.1 Lợi nhuận theo thành phần

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Qua bảng 4.8, cho thấy khoản mục lợi nhuận này có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Năm 2012, lợi nhuận này chiếm vị trí cao và tăng mạnh, lên đến 16.812 triệu đồng, tăng 9.032 triệu đồng, tức tăng với tỷ lệ lên đến 116,09% so với năm 2011. Khoản lợi nhuận này tăng do vào năm 2012 công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, sản lƣợng tiêu thụ hàng hóa tăng vƣợt bậc, thanh toán gần hết số hàng tồn kho ở năm 2011.

Đến năm 2013, khoản lợi nhuận đạt 12.171 triệu đồng, giảm 27,61% tƣơng đƣơng 4.641 triệu đồng so với năm 2012. Khoản lợi nhuận này giảm so với năm 2012 là do nền kinh tế chƣa thoát khỏi khủng hoảng khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm, khoản lợi nhuận từ việc gửi Ngân hàng cũng giảm do lấy tiền để hoạt động kinh doanh, kéo theo doanh thu của công ty cũng giảm, bên cạnh đó các khoản chi phí nhƣ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính đều nằm ở mức cao, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động tài chính. Nhƣ đã phân tích ở phần doanh thu hoạt động tài

51

chính và chi phí hoạt động tài chính thì hai khoản này chủ yếu là tiền lãi (lãi tiền gửi và lãi cổ phần). Khoản lợi nhuận này cho ta thấy tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Qua bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động nay giảm từ năm 2011 lợi nhuận là 1.736 triệu đồng xuống âm 8.258 triệu đồng.

Sang năm 2013 lợi nhuận lại tiếp tục âm 10.660 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi nhuận âm là do chi phí hoạt động tài chính tăng cao so với doanh thu mà hoạt động này mang lại, công ty thiếu nguồn vốn lƣu động để thanh toán cho nhà cung cấp cho nên công ty thƣờng xuyên phải vay ngân hàng để bù đắp khoản thiếu hụt tạm thời. Bên cạnh đó, công ty tăng khoản vay để phục vụ cho việc dự trữ hàng hóa. Hiệu quả từ lợi nhuận hoạt động tài chính không khả quan.

Lợi nhuận khác

Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trƣớc hoặc có dự tính trƣớc, những khoản thu không mang tính chất thƣờng xuyên. Những khoản lợi nhuận bất thƣờng có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan đƣa tới. Thu nhập bất thƣờng bao gồm: Thu về nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ không xác định đƣợc chủ, các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trƣớc bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra và thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ…

Đây là khoản lợi nhuận thu đƣợc do sự chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Đây là hai khoản bất thƣờng nên lợi nhuận này cũng bất thƣờng. Nhìn chung, khoản mục lợi nhuận khác của công ty giảm đều qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận này đạt đƣợc là 12.258 triệu đồng, sang năm 2012 lợi nhuận này giảm xuống chỉ còn 3.125 triệu đồng, giảm 9.133 triệu đồng tức giảm 74,51%. Nguyên nhân giảm là do chi phí khác trong năm 2012 tăng lên do vi phạm hợp đồng trong khi đó thu nhập khác lại giảm xuống. Và đến năm 2013, khoản lợi nhuận này giảm xuống chỉ còn 892 triệu đồng, tức giảm 2.233 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ là 71,46% so với năm 2012. Từ phân tích trên ta thấy trong hoạt động kinh doanh, công ty nên thận trọng, tránh vi phạm hợp đồng, quy định của Nhà nƣớc làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế

Xét trên tổng thể, nhân tố làm tăng lợi nhuận trƣớc thuế là tổng doanh thu và nhân tố làm giảm lợi nhuận trƣớc thuế là tổng chi phí, chúng ta chỉ phân tích tác động của hai nhân tố lớn này đến lợi nhuận. Năm 2012 so với

52

năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế có sự giảm nhẹ, tổng lợi nhuận trƣớc thuế giảm 103 triệu đồng tƣơng đƣơng 0,51%. Sự sụt giảm này là do tổng chi phí của

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)