ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 53)

4.5.1 Nhóm tỷ số thanh toán và nợ

Bảng 4.9 Tỷ số thanh toán và nợ của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm TB ngành 2011 TB ngành 2012 TB ngành 2013 2011 2012 2013 Hàng tồn kho Trđ 34.490 82.590 42.684 - - - Nợ ngắn hạn Trđ 181.279 240.336 150.231 - - - Tài sản ngắn hạn Trđ 173.419 237.178 149.736 - - - Tổng nợ Trđ 202.556 258.380 165.304 - - - Tổng vốn chủ sở hữu Trđ 68.497 73.684 77.505 - - - Tổng tài sản Trđ 271.052 332.064 242.810 - - -

Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 0,96 0,99 1,00 0,78 0,78 0,76 Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,77 0,64 0,71 0,41 0,44 0,45 Tỷ số nợ trên tài sản tự có % 74,73 77,81 68,08 - - - Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu % 295,72 350,66 213,28 299 304 271

Nguồn: Phòng kế hoạch- marketing Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2011,2012,2013

Tỷ số thanh toán hiện hành

Hệ số nói lên 1 đồng nợ ngắn hạn trong công ty đƣợc đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản hiện có tại công ty. Khi so sánh hay nhận xét về chỉ tiêu này, chúng ta cần so sánh với số 1, so sánh hệ số qua các năm nghiên cứu.

Qua bảng phân tích cho thấy, hệ số này có xu hƣớng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng là không đáng kể. Cụ thể, năm 2011 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 0,96 sau đó năm 2012 lại tăng lên đạt 0,99 và đến năm 2013 lại tăng lên 1,00. Điều này cho thấy khả năng Hệ số thanh toán hiện hành phản ánh tình hình tài sản ngắn hạn có đủ để trả khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng đều ở các năm nghiên cứu. Tuy nhiên điều đáng lƣu ý là các hệ số này luôn từ 1 trở xuống, chứng tỏ mặc dù có sự tăng qua các năm nhƣng công ty vẫn còn hạn chế về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Qua sự thay đổi của hệ số thanh toán ngắn hạn, cho ta thấy đƣợc sự thay đổi khả quan hơn từ năm 2011 đến năm 2013; nguyên nhân chủ yếu là do từ năm 2011 đến năm 2012 tổng nợ ngắn hạn của công ty có tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của tổng tài sản trong công ty tăng nhanh hơn, dẫn đến khả năng thanh toán hiện hành ở năm 2012 có tăng lên so với năm 2011.

54

Bên cạnh đó trong năm 2013 khả năng thanh toán hiện hành cũng tăng lên nhƣng với nguyên nhân ngƣợc lại, là do tổng nợ ngắn hạn trong công ty giảm với tốc độ cao hơn so với tốc độ giảm của khoản tổng tài sản.

Qua đó, công ty cần chú ý đến mục tài sản ngắn hạn cũng nhƣ các khoản phải trả trong ngắn hạn để đảm bảo rằng công ty có khả năng thanh toán cho đối tác, mang lại lòng tin vững chắc cho khách hàng cũng nhƣ nhà cung cấp.Vì vậy, cần phải phân tích thêm khả năng thanh toán nhanh để biết rõ hơn về khả năng thanh toán hiện hành mà công ty đang có.

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn, có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Qua bảng 4.9, cho thấy tình hình thanh khoản nhanh của công ty có sự biến động xấu. Cụ thể, năm 2011 tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0,77 lần, năm 2012 giảm chỉ còn 0,64 lần. Điều này cho thấy, một đồng nợ ngắn hạn năm 2013 chỉ đƣợc đảm bảo bằng 0,71 đồng tài sản ngắn hạn (không tính đến hàng tồn kho). Sự giảm xuống này là do năm 2012 nợ ngắn hạn của công ty tăng rất nhanh (khoản phải trả ngƣời bán chiếm tỷ trọng cao nhất nhƣng trong năm 2012 lại giảm mạnh nguyên nhân là do công ty mua lô hàng giá trị lớn hơn so với năm 2011 nên đƣợc nhà cung cấp cho thanh toán trong thời hạn dài hơn vì vậy ở cuối kỳ kế toán khoản phải trả ngƣời bán tăng lên làm ảnh hƣởng đến nợ ngắn hạn), bên cạnh đó hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ trọng lớn, đặc biệt là năm 2012.

Năm 2013 tuy tỷ số thanh toán nhanh của công ty tăng lên 0,71 lần, tăng 0,7 lần so với năm 2012 nhƣng vẫn chƣa phục hồi đƣợc nhƣ với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhẹ này là do nợ ngắn hạn giảm xuống ( tức khoản phải trả ngƣời bán giảm xuống vì công ty đã thanh toán các khoản nợ tồn động ở năm 2012 nên làm khoản phải trả ngƣời bán giảm xuống làm nợ ngắn hạn giảm theo).

Nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm đều nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn so với tỷ số thanh toán hiện hành, điều này gây khó khăn rất lớn trong việc thanh khoản ngay các khoản nợ của công ty. Do đó, công ty cần có những biện pháp nâng cao hơn nữa khả năng thanh toán, hạn chế lƣợng tồn kho và giảm các khoản nợ ngắn hạn.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tài sản, đo lƣờng tỉ lệ % tổng số nợ do những ngƣời cho vay cung cấp so với tổng tài sản của công ty. Tỷ số này càng thấp thì món

55

nợ càng đƣợc đảm bảo và các chủ nợ sẵn sàng cho công ty vay, họ tin công ty có đủ khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn.

Năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty là 74,73%, năm 2012 tỷ số này tăng lên 77,81% và đến năm 2013 tỷ số này giảm xuống còn 68,08%. Theo đó, qua bảng 4.9 tỷ số thanh toán và nợ của công ty ta thấy các tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty luôn nhỏ hơn 1, điều này thể hiện công ty luôn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán của mình đối với đối tác. nguyên nhân chủ yếu của sự tăng giảm này là do nợ giảm và tổng tài sản tăng, chủ yếu là lƣợng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng và phải thu khách hàng tăng lên.

Qua đó, công ty cần giữ vững khả năng thanh toán của mình nhằm đem lại lòng tin cho khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác kinh tế của doanh nghiệp.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Từ bảng 4.9, ta thấy tỷ số này tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011, tỷ số này tƣơng đối cao 295,72%, đến năm 2012 tiếp tục tăng lên 350,66% nguyên nhân là do tổng nợ tăng lên đây là một tín hiệu xấu cho công ty.

Nhƣng đến năm 2013 tỷ số này giảm xuống đáng kể chỉ còn 213,28% thấp hơn cả năng 2011, nguyên nhân chủ yếu là do khoản nợ phải trả giảm vì chính sách điêu tiết các khoản nợ phải trả của công ty đối với các doanh nghiệp và nhà cung cấp. Tuy tỷ số này có tín hiệu giảm qua các năm nghiên cứu tuy nhiên vẫn còn ở mức khá cao, vì thế công ty nên chủ yếu điều tiết tỷ số này ở mức hợp lý nhằm tránh lạm dụng quá mức nguồn vốn có đƣợc từ nguồn lực bên ngoài công ty, sẽ ảnh hƣởng xấu đến tình hình tài chính và lòng tin của khách hàng đối với công ty mình.

Nhận xét: Trong giai đoạn 2011- 2013 tuy tỷ số thanh toán nhỏ hơn 1 nhƣng vẫn cao hơn trung bình ngành, cho thấy khả năng thanh toán của công ty có phần khả quan hơn các đơn vị hoạt động cùng ngành.

56

4.5.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

Bảng 4.10: Các tỷ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

Doanh thu thuần Trđ 1.451.877 1.663.546 1.606.075 Giá vốn hàng bán Trđ 1.394.151 1.579.936 1.530.166

Hàng tồn kho bình quân Trđ 25.883 58.540 62.637

Phải thu khách hàng bình quân Trđ 98.124 135.195 120.954 Phải trả ngƣời bán bình quân Trđ 106.466 142.030 125.320

Kì thu tiền bình quân Ngày 24 29 27 Kì thanh toán bình quân Ngày 26 31 28 Kì luân chuyển hàng tồn kho Ngày 7 13 15

Nguồn: Phòng kế hoạch- marketing Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2011,2012,2013

Kì thu tiền bình quân (Thời gian thu tiền bình quân)

Thời gian thu tiền bình quân thể hiện số ngày bình quân mà công ty thu tiền hàng. Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ công ty thu tiền hàng nhanh chóng và ít bị chiếm dụng vốn, ngƣợc lại thời gian thu tiền lớn chứng tỏ công ty thu tiền hàng chậm, vấn đề thu tiền gặp khó khăn cũng nhƣ công ty có nguy cơ bị chiếm dụng vốn. Qua 3 năm nghiên cứu, ta thấy đƣợc số ngày thu tiền bình quân có sự tăng giảm không đều, tuy nhiên nhìn chung thời gian thu tiền bình quân có xu hƣớng tăng. Cụ thể, ở năm 2011 thời gian thu tiền bình quân là 24 ngày, điều này có nghĩa trung bình công ty thu tiền của 1 khách hàng là 24 ngày. Đến năm 2012 thời gian thu tiền bình quân lại tăng lên 5 ngày và đạt 29 ngày, đến năm 2013 có giảm xuống còn 27 tuy nhiên vẫn cao hơn mốc đầu của năm nghiên cứu là 3 ngày.

Qua đó những con số trên cho ta thấy công ty có chính sách thu tiền hàng đƣợc kiểm soát khá chặt chẽ, quản lý tốt các khoản nợ phải thu cũng nhƣ thể hiện đƣợc sự ảnh hƣởng trực tiếp, có hiệu quả của chính sách bán hàng và thu tiền hàng bán. Tuy nhiên công ty cần chú ý, kiểm soát tốt về hệ số này, vì thời gian thu tiền lớn công ty sẽ có nguy cơ bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho việc thanh toán của chính mình, và nếu thời gian thanh toán quá ngắn sẽ gây khó khăn về việc thanh toán cho khách hàng, sẽ làm hạn chế số khách hàng hiện tại cũng nhƣ tiềm năng của chính công ty. Qua hệ số thời gian thu tiền hàng bình quân cho ta thấy công ty có sự điều chỉnh hợp lý về các khoản phải thu và phải trả tại công ty, hệ số thời gian thu tiền

57

hàng bình quân và thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp có sự chênh lệch nhau không cao, do đó công ty có thể tận dụng tốt nguồn tiền từ khách hàng thanh toán để tạo nguồn thu và thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, hạn chế đƣợc áp lực về thanh toán cho công ty với đối tác của mình

Kì thanh toán bình quân

Thời gian thanh toán tiền hàng bình quân càng dài chứng tỏ công ty thanh toán tiền hàng chậm, đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và ngƣợc lại thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn thì công ty thanh toán tiền hàng nhanh, ít chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Qua ba năm nghiên cứu, ta thấy thời gian thanh toán tiền hàng bình quân của công ty khá ổn định chệnh lệch nhau không cao, và cũng có xu hƣớng tăng theo xu hƣớng tăng của kỳ thu tiền bình quân

Qua các năm nghiên cứu thời gian thanh toán tiền hàng bình quân ổn định, ít thay đổi nhiều cụ thể: năm 2011 thời gian thanh toán bình quân là 26 ngày đến năm 2012 lại tăng lên là 31 ngày rồi giảm nhẹ ở năm 2013 xuống còn 28 ngày.

Qua đó cũng đã thể hiện đƣợc công ty kiểm soát rất tốt về tình hình thanh toán tiền hàng cũng nhƣ đã cải thiện đƣợc thời gian thanh toán đối với nhà cung cấp, rút ngắn lại thời gian thanh toán, đem lại lòng tin cho nhà cung cấp về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý thời gian thanh toán tiền hàng bình quân luôn cao hơn thời gian thu tiền bình quân, điều này chứng tỏ chính sách thu và chi rất hợp lý của công ty, công ty luôn tranh thủ đƣợc các khoản thu trƣớc khi thanh toán cho nhà cung cấp. Vì thế công ty cần chú ý duy trì kiểm soát quá trình thanh toán tiền hàng để giữ vững lòng tin của nhà cung cấp cũng nhƣ tận dụng tốt tối đa nguồn tài sản đem lại lợi ích kinh tế cho công ty nhiều hơn nữa.

Kì luân chuyển hàng tồn kho

Qua các năm nghiên cứu ta thấy kỳ luân chuyển hàng tồn kho có sự tăng mạnh qua các năm, đặc biệt từ năm 2011 đến năm 2012, kỳ luân chuyển tăng lên rất đáng kể từ 7 ngày tăng lên 13 ngày, sau đó tăng nhẹ lên 15 ngày ở năm 2013.

Qua đó ta thấy đƣợc nguyên nhân của sự tăng lên theo từng năm này là do chính sách mua hàng của nhà cung cấp của công ty, sự thay đổi từ mua nhiều lần sang mua ít lần nhƣng với số lƣợng lớn hơn nhằm giảm thiểu đƣợc chi phí phát sinh trong các lần mua hàng cũng nhƣ những chi phí phát sinh

58

trong qua trình phát sinh nghiệp vụ kinh tế và cũng trong 2 năm 2012 và 2013 do dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tốc độ nhiều công trình xây dựng không có vốn triển khai,…đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng của năm giảm đáng kể ảnh hƣởng đến kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên, công ty cần điều chỉnh cho hợp lý với tình hình kinh tế thay đổi trong ngành, nhằm tránh hiện tƣợng khi nhập quá nhiều hàng trong 1 lần sẽ gây ra hiện tƣợng hàng tồn kho quá cao và khi xuất hàng không hết sẽ chịu tác động của hiện tƣợng hàng lỗi thời quá hạn sử dụng, sẽ phát sinh thêm chi phí giảm giá hàng tồn kho hay dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ tăng lên trong điều kiện này.

Nhận xét: tùy theo từng đặc thù của ngành và chính sách công nợ của công ty có số ngày thu tiền bình quân và số ngày thanh toán bình quân dài hoặc ngắn khác nhau, nhƣng trong giai đoạn 2011- 2013 kỳ thu tiền bình quân và kỳ thanh toán bình quân trong công ty hợp lý vì số ngày thu tiền bình quân luôn nhỏ kỳ thanh toán bình quân, nhờ đó công ty có thể tận dụng tốt đƣợc nguồn tiền thu từ khách hàng thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp đem lại lòng tin cho nhà cung cấp.

4.5.3 Nhóm tỷ số sinh lời

Bảng 4.11: Các tỷ số sinh lời của công ty (2011-2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm TB ngành 2011 TB ngành 2012 2011 2012 2013

Doanh thu thuần Trđ 1.451.877 1.663.546 1.606.075 - -

Lợi nhuận sau thuế Trđ 16.802 15.092 14.490 - -

Tổng nguồn vốn CSH bình quân Trđ 60.335 71.091 75.595 - - Tổng tài sản bình quân Trđ 222.490 301.558 287.437 - - ROA % 7,55 5,00 5,04 2 1 ROE % 27,85 21,23 19,17 7 3 ROS % 1,16 0,91 0,90 - -

Nguồn: Phòng kế hoạch- marketing Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, 2011,2012,2013

Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ số này cho biết, với 100 đồng tài sản ngắn hạn đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lí tài sản hợp lí và hiệu quả..

59

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty qua ba năm đều khá cao, tuy nhiên có độ chệnh lệch nhau khá nhiều qua các năm cụ thể:

Năm 2011, tỷ số ROA đạt 7,55%, tức cứ 1 đồng tài sản tham gia đầu tƣ thì tạo ra 0,0755 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, ROA giảm xuống còn 5%. Năm 2013, ROA tăng nhẹ lên 5,04%. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm chỉ số ROA của 2 năm 2012 và 2013 so với năm 2011 là do lợi nhuận sau thuế ở 2 năm này điều giảm xuống, tuy tổng tài sản cũng có giảm nhƣng tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhiều hơn. Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất, nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 4.11 ta thấy, qua ba năm ROE của công ty rất cao, tuy có giảm trong 3 năm nghiên cứu tuy nhiên vẫn cao hơn rất nhiều so với chỉ số ROA. Nếu trong 2011, chỉ số ROE là 27,85% đến năm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 53)