Tình hình thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 58 - 59)

Theo kết quả từ Bảng 4.23, trong năm qua, nông hộ có nhiều lĩnh vực cũng như hoạt động tạo ra thu nhập, sau khi đã trừ đi các chi phí cho đầu tư sản xuất và chi phí khác trong gia đình thì trung bình mỗi hộ tích lũy cho mình được một số vốn khá cao khoảng 34,4 triệu đồng/năm, hộ có số tiền tiết kiệm cao nhất lên đến 194,4 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, vẫn có hộ không cón tiền để tích lũy, hơn nữa còn bị thiếu hụt về tài chính với số tiền lên đến 29,9 triệu đồng. Số tiền tiết kiệm ở nhóm dưới 20 triệu đồng có 16 hộ trong trổng số 60 hộ khảo sát (chiếm 26,7%); có 20 hộ tiết kiệm được số tiền từ 20 đến 40 triệu đồng (chiếm 33,3%); có 24 hộ cho biết trong năm vừa qua họ có số tiền tiết kiệm được với mức trên 40 triệu đồng/năm.

4.2.3. Tình hình thu nhập của nông hộ

Trong 60 hộ được khảo sát thì có 11 hộ cho rằng thu nhập gia đình đang tăng lên (chiếm 18,3%) tuy mức tăng không nhiều, có 22 hộ thu nhập không thay đổi (chiếm 36,7%), đặc biệt có đến 27 hộ cho biết thu nhập của gia đình trong năm qua giảm xuống (chiếm 45,0%).

Bảng 4.24. Tình hình thu nhập của nông hộ

Tình hình thu nhập Tần số Tỷ trọng (%)

Tăng 11 18,3

Giảm 27 45,0

Không thay đổi 22 36,7

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

Thu nhập nông hộ năm qua giảm (hoặc không thay đổi) với nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí đầu vào đầu tư cao là nguyên nhân quan trọng nhất (chiếm 23,4%), do đa số nông hộ qua điều tra đều sản xuất nông nghiệp nên các chi phí phân thuốc, giống,.. tăng lên làm ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của hộ. Bên cạnh đó nguyên nhân thị trường không ổn định chiếm 22,1% trong tổng số câu trả lời, thực tế cho thấy thị trường đầu ra qua các mùa vụ biến động liên tục, trong cùng thời điểm thì tùy thương lái lại mua với giá khác nhau nhưng do có ít thương lái thu mua cộng thêm sản lượng ít (do diện tích nhỏ lẻ) nên khó bán. Chiếm tỷ lệ 21,4% là do yếu tố dịch bệnh, thời tiết trong năm qua diễn biến phức tạp, dịch hại lây lan trên nhiều cánh đồng tuy mức độ thiệt hại ít nhưng cũng làm giảm năng suất thu hoạch nông sản. Từ đó kéo theo thất mùa cho một số hộ (chiếm 10,4%), một số nguyên nhân khác như kỹ thuật hạn chế, thiếu lao động, diện tích sản xuất giảm chiếm khoảng 12,5%. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như chi phí giáo dục tăng, sinh hoạt gia đình tăng,…cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập nông hộ (Hình 4.6).

- 43 - 23.4% 22.1% 5.2% 6.5% 21.4% 0.6% 10.4% 10.4% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0%

Chi phí đầu tư cao Thị trường không ổn định Thiếu lao động Kỹ thuật hạn chế Dịch bệnh,thời tiết Diện tích sản xuất giảm Thất mùa Khác

Hình 4.5. Nguyên nhân thu nhập nông hộ giảm (hoặc không thay đổi)

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

Theo bảng kết quả phỏng vấn cho thấy, trong số những hộ có mức thu nhập tăng lên có nhiều lý do, chủ yếu là do giá bán cao (chiếm 27,8%), các hộ làm lúa trúng mùa (chiếm 22,2%), 13,9% là do nông hộ tăng số hoạt động sản xuất của gia đình và yếu tố khác (giống năng suất cao, thời tiết thuận lợi,…), ngoài ra tiền lương tăng, mở rộng diện tích sản xuất, chi phí đầu vào - đầu tư thấp cũng góp phần làm tăng thu nhập cho nông hộ (Hình 4.6). 5.6% 5.6% 13.9% 27.8% 11.1% 22.2% 13.9% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0%

Chi phí đầu vào,đầu tư thấp Mở rộng diện tích sản xuất Tăng số hoạt động sản xuất Giá bán cao Tiền lương tăng Trúng mùa Khác

Hình 4.6. Nguyên nhân thu nhập nông hộ tăng

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)