TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THU NHẬP

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 31)

Nghiên cứu của Hồ Vũ Linh Đan (2012) cho thấy đa số nông hộ chọn phương án tham gia cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp để tận dụng thời gian và nguồn lực sẵn có cũng như hạn chế rủi ro trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập. Tuy thu nhập trung bình là 114,8 triệu đồng/hộ/năm và có đến 56,7% nông hộ có tích lũy nhưng sự phân hóa giàu nghèo giữa các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu khá rõ rệt, vẫn còn hộ có thu nhập bình quân đầu người xếp vào loại nghèo và cận nghèo (theo chuẩn mới áp dụng trong giai đoạn 2011 – 2015). Qua phân tích, các yếu tố như tuổi chủ hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, diện tích đất mà nông hộ sở hữu, số hoạt động sinh kế thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp mà nông hộ tham gia, lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long của Huỳnh Thị Đan Xuân (2009) cho thấy rằng thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp chiếm 95%, nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp. Giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi là cần sử dụng nguồn lực đất đai hợp lý, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ quá trình kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi nông nghiệp.

Thu nhập nông hộ, sự cải thiện thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến thu nhập nông hộ, trong đó trình độ học vấn, số lượng thành viên được đào tạo nghề có ảnh hưởng tích cực đến gia tăng thu nhập nông hộ. Trong khi đó hệ số giá trị lao động của một ngày công tham gia sản xuất nông nghiệp đóng góp vào thu nhập nông hộ thì rất khiêm tốn. Điều này cũng đồng nghĩa với mức độ thâm canh và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp còn thấp (Trần Long Châu, 2012).

Kết quả nghiên cứu của Lê Đăng Thanh Phong (2010) tại thành phố Cần Thơ cho thấy: cơ cấu làm việc ở khu vực I rất cao, nhưng trình độ tay nghề và thu nhập bình quân đầu người đều thấp hơn khu vực II và III; cơ cấu nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là làm việc ở lĩnh vực phi nông-lâm-ngư nghiệp; chi tiêu hộ gia đình chủ yếu tập trung vào ăn uống, chi phí giáo dục và y tế chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng

- 16 -

chi tiêu; bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng tăng lên và ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn.

Qui mô diện tích của nông hộ có tác động rất lớn đến hoạt động sinh kế tạo thu nhập, nông hộ có diện tích khác nhau thì thu nhập cũng khác nhau: thu nhập của nông hộ có diện tích dưới 0,5ha là 67,9 triệu đồng/năm, thu nhập của nông hộ từ 0,5-1ha là 83,66 triệu đồng/năm, thu nhập nông hộ có diện tích đất lớn từ 1-2ha là 154,1 triệu đồng/năm, nhóm có diện tích đất trên 2ha thì thu nhập trung bình là 283,4 triệu đồng/năm (Hứa TấnTài, 2013).

Theo Nguyễn Văn Đông (2012) nhận định sinh kế nông hộ dựa vào cả hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, diện tích đất nông nghiệp, số lao động nông nghịệp và phi nông nghiệp, học vấn trung bình của các thành viên trong độ tuổi lao động và số hoạt động sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ.

Kết quả nghiên cứu của Mai văn Nam thực hiện năm 2008 đã sử dụng chỉ số Simpson để đo lường đa dạng hóa của nông hộ, phương pháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đa dạng thu nhập và thu nhập. Kết quả cho thấy đa dạng ngành nghề làm tăng thu nhập của nông hộ, bao gồm các yếu tố: diện tích đất, tỷ lệ lao động, khả năng vay vốn có ảnh hưởng đến quyết định đa dạng thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm. Thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: tỷ lệ lao động, thu nhập phi nông nghiệp, mức độ đa dạng ngành nghề và thu nhập từ trồng trọt.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tâm (2002) cho thấy thu nhập nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, thu nhập nông hộ còn bị tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và chính sách đa canh đa dạng hóa sản xuất của nông trường thông qua các mô hình canh tác.

Theo nghiên cứu “Thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở ĐBSCL” được thực hiện tại An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ đã sử dụng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ; chỉ số đa dạng hóa thu nhập (Simpson). Kết quả phân tích cho rằng các yếu tố như tỷ lệ lao động của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, chỉ số đa dạng hóa thu nhập có quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ (Huỳnh Trường Huy, Lê Tấn Nghiêm và Mai Văn Nam, 2008).

- 17 -

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

3.1.1 Khái niệm nông hộ

3.1.1.1 Khái niệm

Nông hộ được hiểu là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…) ở các mức độ khác nhau. Có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu là lao động gia đình và sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.

Theo định nghĩa của Frank Ellis (1993) nông hộ là một hộ gia đình mà các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra (Nông hộ là những hộ nông dân làm trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp… nói chung đó là những gia đình sống bằng nghề nông. Nông hộ có những đặc trưng riêng, là một đơn vị kinh tế xã hội tự chủ, cùng lúc thực hiện nhiều chức năng không giống những đơn vị kinh tế khác. Đối với nông hộ có sự thống nhất chặc chẽ giữa việc sở hữu, quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng nông sản, sinh hoạt gia đình (Đinh Thị Thùy Trang, 2011).

3.1.1.2 Kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ (hộ nông dân) là hoạt động sản xuất của các hộ gia đình nông nghiệp, có quyền sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình. Mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (mục đích chính không phải là sản xuất hàng hóa để bán), tuy nhiên sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường.

3.1.1.3 Thu nhập

Thu nhập là phần chênh lệch giữa doanh thu và phần chi phí đã bỏ ra. Loại thu nhập này gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng,…).

- 18 -

Thu nhập nông hộ là phần nông hộ thu được sau quá trình sản xuất, bao gồm nhiều nguồn thu khác nhau: từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản); từ sản xuất lâm nghiệp; các hoạt động dịch vụ; hoạt động làm thuê cho đến các hoạt động, sản xuất của các ngành nghề phi nông nghiệp.

Theo Nguyễn Văn Đông (2012), thu nhập của nông hộ là tổng thu nhập hàng năm của tất cả các thành viên từ việc làm công, làm thuê, từ hoạt động sản xuất nông- lâm-thủy sản và sản xuất kinh doanh ngành nghề và dịch vụ, chế biến,…của hộ, có thể phân thành:

- Thu nhập nông nghiệp: chỉ lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà các thành viên trong hộ thu được từ sản xuất nông nghiệp như: sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất).

- Thu nhập phi nông nghiệp: chỉ lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà các thành viên trong hộ thu được từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: chế biến thủy sản, tiền công từ gia công cơ khí, thợ hồ, thợ mộc,…ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,…

- Thu nhập từ thuê mướn nông nghiệp: chỉ lượng tiền mặt hoặc hiện vật mà các thành viên trong hộ thu được từ hoạt động làm thuê cho nông trại của người khác, chẳng hạn như: chuẩn bị đất, lao động làm thuê nông nghiệp (bón phân, làm cỏ, tưới nước, đào ao,…)

3.1.1.4 Đa dạng hóa thu nhập

Trong nghiên cứu của Ellis (1998), đã xác định rằng đa dạng hóa thu nhập là một quá trình sử dụng đa dạng các nguồn lực cho các hoạt động khác nhau nhằm mục đích tồn tại và cải thiện điều kiện sống, giảm rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.

Đa dạng hóa thu nhập được hiểu phổ biến như là một hình thức tự đảm bảo thu nhập trên cơ sở lựa chọn các hoạt động ít có sự biến động ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập (Barett và Webb, 2001). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do quy luật cung cầu và một số điều kiện khách quan, giá cả nông sản trên thị trường thường xuyên biến động. Điều này cho thấy nông dân hoặc một vùng nào đó sẽ đối mặt với các rủi ro cao về thị trường nếu phụ thuộc nhiều vào một sản phẩm hàng hóa nào đó. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp thường phải đối mặt với các rủi ro về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan, trong khi đó hệ thống bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa phát triển nên hộ nông dân có xu hướng đa dạng hóa thu nhập nhằm giảm bớt các rủi ro nêu trên (Reardon và Malton, 1992). Từ các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nên đa dạng hóa có thể được xem là một chiến lược

- 19 -

của nông dân để hạn chế những rủi ro và đảm bảo được thu nhập, ổn định cuộc sống khi có biến cố xảy ra.

3.1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập

Qua các nghiên cứu liên quan đến thu nhập ở phần lược khảo tài liệu (chương 2), cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Do giới hạn nghiên cứu và tình hình thực tế địa phương nên trong đề tài này chỉ xét một số yếu tố sau đây: - Giới tính: là giới tính của chủ hộ, có thể là nam hoặc nữ, chủ hộ là người quyết định một phần đến hoạt động sản xuất của nông hộ.

- Trình độ học vấn: để chỉ các năm và cấp học mà chủ hộ và các thành viên đã hoàn thành (được tính theo lớp). Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán để sản xuất, kinh doanh mang lại lợi nhuận càng lớn; mặt khác những người có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới và thuận tiện trong việc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp tạo thêm thu nhập cho hộ.

- Số nhân khẩu: chỉ số lượng thành viên sống và sinh hoạt chung trong một gia đình. Số lượng thành viên trong gia đình nhiều hay ít quyết định đến việc tạo sinh kế mang lại thu nhập cho hộ.

- Diện tích đất sử dụng: để chỉ tổng diện tích đất của nông hộ sử dụng vào sản xuất, được tính bằng đơn vị 1000 m2. Phần lớn thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất tự nhiên và lao động chân tay nên diện tích đất đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập.

- Số lao động: là số lượng thành viên trong hộ được xác định là những người có khả năng tạo ra thu nhập. Hơn nữa, hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình để phụ giúp, ít thuê mướn lao động nên trẻ em và người lớn cũng góp phần tạo thêm thu nhập.

- Kinh nghiệm sản xuất: để chỉ số năm các thành viên trong hộ đã có kinh nghiệm trong một loại hình hoạt động sản xuất cụ thể nào đó. Theo các nghiên cứu trước cho thấy những người có thời gian lao động, sản xuất lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm, có mối quan hệ rộng, tích lũy được vốn kiến thức từ những rủi ro, khó khăn nên sẽ thuận lợi hơn về điều kiện sống và sản xuất.

- Số tiền vay: Đối với hộ nông dân, nguồn vốn đầu vào cho sản xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay những hộ có thu nhập còn bấp bênh thường không có vốn tích lũy để tái sản xuất, cũng có những hộ muốn đầu tư sản xuất trong lĩnh vực khác (kinh doanh, mua bán,…) nên họ thường vay với nhiều hình thức khác nhau (chính thức, phi chính thức) nhưng nếu sản xuất hoặc kinh doanh không hiệu quả thì những chi phí phát sinh sau đó sẽ làm giảm thu nhập của gia đình.

- 20 -

- Khả năng đa dạng hóa thu nhập (Simpson Index of Diversity - SID): là quyết định đa dạng hóa ngành nghề và thu nhập của nông hộ. Để không phụ thuộc nhiều vào một loại mặt hàng nào, nông hộ hiện nay đang muốn đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình. Ngoài trồng lúa nông hộ có thể tự tạo ra các sản phẩm từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản,…); trồng cây ăn quả, rau màu để bán lại hoặc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như làm công nhân cho nhà máy, xí nghiệp, thợ may, buôn bán,...

3.1.2 Nông thôn

3.1.2.1 Khái niệm

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị của các thành phố, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Chủ yếu sống bằng nghề thuần nông, sản xuất hàng hóa theo tập quán mang tính thời vụ, là nơi lưu trữ các ngành nghề truyền thống, lễ hội; mật độ dân số thấp, nhà ở đa số không kiên cố, ít phương tiện vui chơi giải trí. Ngoài ra nông thôn cũng là nơi đóng vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực, thực phẩm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị; là thị trường lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ (Mai Thanh Cúc và ctv, 2005).

Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội. Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

3.1.2.2 Nông thôn mới

Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về NTM. Tuy nhiên, có thể hiểu NTM là một mô hình được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 31)