Từ kết quả phân tích của 60 hộ cho thấy phần lớn các hộ đều có vay vốn, nhóm này chiếm tỷ lệ 55,5% ứng với 33 hộ. Trong đó có 8 hộ vay với số tiền không quá 10 triệu đồng (chiếm 13,3%), nhóm hộ vay với số tiền từ 10 đến 20 triệu đồng có 19 hộ, chiếm tỷ lệ khá cao là 31,7%.
Bảng 4.13. Thực trạng vay vốn của nông hộ Đơn vị: triệu đồng
Vay vốn Tần số Tỷ trọng (%) Không vay 27 45,0 < 10 8 13,3 Từ 10 - 20 19 31,7 > 20 6 10,0 Tổng 60 100,0 Ít nhất 5 Nhiều nhất 78 Trung bình 16,7
(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)
Lượng vốn vay trên 20 triệu chiếm tỷ lệ 10,0% ứng với 6 hộ vay. Hộ có số tiền vay nhiều nhất trong các hộ có vay vốn qua khảo sát là 78 triệu đồng, ít nhất là 5 triệu đồng, số tiền vay trung bình khoảng 16,7 triệu đồng. Có 27 hộ trong 60 hộ không vay vốn chủ yếu là do không có nhu cầu (chiếm 21,7%), có 18,3% hộ cho rằng thời hạn vay ngắn, thủ tục vay khó khăn; vẫn còn tâm lý e dè không dám vay, một phần do hộ có ít đất sản xuất, phần do thiếu kinh nghiệm nên còn lo ngại gặp rủi ro trong việc mở rộng hoặc tham gia vào các mô hình mới trong sản xuất để tạo thu nhập.
Bảng 4.14. Phân phối các nguồn vay của nông hộ
Nguồn vay Tần số Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Ngân hàng Chính sách xã hội 26 57,8 78,8 Ngân hàng NN&PTNT 8 17,8 24,2 Hội,nhóm,CLB 4 8,9 12,1 Người thân 7 15,6 21,1 Tổng 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)
Qua kết quả thống kê trong Bảng 4.14 cho thấy trong 45 lượt vay vốn có hơn 70% hộ vay vốn từ ngân hàng, cụ thể là có 34/45 hộ có vay vốn vay tiền từ ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền vay lên đến 293 triệu đồng chiếm 57,8% tỷ trọng và chiếm tỷ lệ 78,8%, lãi suất vay dao động từ 0,5 đến 0,9% theo tháng; kế đó là 8 hộ vay từ ngân hàng NN&PTNT với tổng số tiền 143 triệu đồng, lãi suất vay cũng tương đối
- 34 -
thấp cho nông hộ (cao nhất 0,8%) chiếm tỷ trọng là 17,8% và chiếm tỷ lệ 24,2%; số tiền các hộ vay từ hội, nhóm, CLB và người thân lần lượt là 67 triệu và 47 triệu chiếm tỷ trọng lần lượt là 8,9% và 15,6%.
Các hộ qua khảo sát nhìn chung đều nhận xét thủ tục và thời gian vay trong những năm trở lại đây ở mức độ dễ dàng và chấp nhận được, những hộ không có vay vốn là do có đủ vốn để sản xuất nhưng có nhiều hộ chưa vay cũng có ý định sẽ vay vốn từ ngân hàng, cho thấy vai trò của Nhà nước trong tín dụng nông thôn ngày càng được người dân tin tưởng và ủng hộ.
6.7% 20.0% 11.1% 20.0% 15.5% 26.7% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0%
Trồng trọt Chăn nuôi Buôn bán Giáo dục Sinh hoạt Vệ sinh môi
trường
(T
ỷ
lệ
)
Hình 4.3. Mục đích vay vốn của nông hộ
(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)
Hình 4.3 cho biết các nông hộ qua phỏng vấn sử dụng số tiền vay của mình vào phục vụ sản xuất rất thấp, chỉ có 9,1% trong tổng số hộ vay vốn trả lời phỏng vấn sử dụng nguồn vốn vay vào hoạt động trồng trọt, 15,2% là tỷ lệ mà người vay dùng làm vốn đầu tư cho hoạt động buôn bán kinh doanh nhỏ trong gia đình. Tỷ lệ hộ vay sử dụng vào mục đích chăn nuôi chiếm tỷ lệ là 27,3% trong khi có đến 84,8% hộ vay sử dụng vào những mục đích không sinh lời khác, bao gồm giáo dục (chiếm 26,7%), số tiền vay dùng cho sinh hoạt (chiếm 20,0%) và nông hộ vay vốn để xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh môi trường nhằm góp phần xây dựng NTM ở địa phương (chiếm 15,5%).