Đa số các hộ qua điều tra ngoài làm nông nghiệp còn tham gia một số hoạt động phi nông nghiệp và làm thuê khác để góp phần nâng cao thu nhập và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Bảng 4.20. Phân phối các hoạt động khác trong năm
Các hoạt động Tần số Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Làm nấm rơm 28 21,5 48,3 Thợ may 6 4,6 10,3 Phụ hồ 3 2,3 5,2 Thợ mộc 2 1,5 3,4 Nấu rượu 4 3,1 6,9
Buôn bán,kinh doanh 22 16,9 37,9
Làm công nhân 17 13,1 29,3
Lương nhà nước 9 6,9 15,5
Làm thuê 8 6,2 13,8
Khác 31 23,9 53,4
Tổng 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)
Hoạt động làm nấm rơm sau mỗi mùa vụ rất phổ biến, có đến 28/60 hộ làm nấm rơm (chiếm 48,3%), tận dụng các phế phẩm từ cây lúa các hộ làm nấm thường sử dụng rơm từ mùa vụ của gia đình để tạo ra nguồn thu nhập mới. Tuy nhiên, giá nấm còn bấp bênh và chịu ảnh hưởng của mùa mưa nên thu nhập trung bình của hộ làm nấm rơm khoảng 4,4 triệu đồng/năm sau khi đã trừ đi các khoản chi khác.
Kế đó là các dịch vụ buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ của nông hộ (chiếm 37,9%), hoạt động này mang lại cho hộ khoảng 26,2 triệu/năm. Đa phần là các hộ kinh doanh tạp hóa, nước đá, mở trại thu mua nấm rơm,… thu nhập của hộ làm kinh doanh cao nhất là 125 triệu đồng/năm.
Nhóm người có thu nhập từ lương công nhân trong các nhà máy may, xí nghiệp chiếm 29,3% trong 60 hộ điều tra, thu nhập từ lương công nhân khá cao trung bình khoảng 25,3 triệu đồng/năm. Trường hợp thu nhập cao nhất là 120 triệu đồng là do hộ có người thân đi xuất khẩu lao động gửi tiền về.
Có 8 trường hợp làm thuê trong tổng số 60 hộ chiếm tỷ lệ 13,8%, chủ yếu là các hoạt động làm thuê nông nghiệp như: làm cỏ, xịt thuốc, cắt lúa, múc đất, khiêng rơm,…thu nhập bình quân khoảng 6,6 triệu đồng/năm. Hoạt động làm thuê ở địa phương chủ yếu theo mùa vụ nên số lao động nhàn rỗi trong nông thôn còn cao.
Lương nhà nước gồm có lương của công nhân viên chức, cán bộ và giáo viên tại địa phương, thu nhập dao động từ 8 triệu đến 24 triệu, bình quân mỗi năm thu nhập từ ngành nghề này khoảng 15,7 triệu đồng/hộ/năm, sau khi trừ đi các khoản chi khác.
- 40 -
Ngoài ra còn có một số hoạt động khác như: thợ may, phụ hồ, thợ mộc, nấu rượu, các hoạt động khác (cấm câu, bắt ốc, đan đát, cho thuê đất, chuyên chở, sửa điện tử,…) cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập cho nông hộ.
Nhìn chung, thu nhập từ các hoạt động khác trong năm qua của nông hộ khá lớn, trung bình mỗi hộ khoảng 127,7 triệu đồng/năm; trong đó, chủ yếu là các nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp (Bảng 4.21).
Bảng 4.21. Thu nhập từ các hoạt động khác trong năm Đơn vị: 1000đ/hộ
Các hoạt động Thu nhập theo năm
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Làm nấm rơm 0 10.000 4.418,5 Thợ may 2.000 8.000 3.866,7 Phụ hồ 7.000 12.000 10.333,3 Thợ mộc 3.000 20.000 11.500,0 Nấu rượu 6.000 26.000 14.875,0
Buôn bán,kinh doanh 2.000 577.300 26.240,9
Làm công nhân 3.000 120.000 25.323,5
Lương nhà nước 8.000 24.000 15.771,4
Làm thuê 3.000 12.000 6.625,0
Khác 800 36.000 8.741,9
Tổng 127.696,2
(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)