Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 38)

Mục tiêu 1:

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: để phân tích các đặc điểm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như độ tuổi, trình độ học vấn, diện tích sản xuất,…bên cạnh đó còn phân tích số liệu liên quan đến thu nhập bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất (tính trung bình các chỉ tiêu nghiên cứu nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS để phân tích thực trạng thu nhập của nông hộ).

- Phương pháp phân tích chi phí và lợi nhuận: được sử dụng để tính hiệu quả đồng vốn và hiệu quả lao động mà nông hộ bỏ ra đầu tư vào hoạt động sản xuất.

Hiệu quả vốn = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí (LN/TC)

* Trong đó: tổng chi phí bao gồm lao động thuê và lao động gia đình.

Lợi nhuận/chi phí là tỷ số phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì hộ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/TC là số dương thì nông hộ sản xuất có lời, và ngược lại.

Hiệu quả lao động = Tổng lợi nhuận/Số ngày công lao động

Hiệu quả lao động cho biết với một ngày công lao động bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu hiệu quả lao động là số dương thì chi phí lao động đầu tư vào sản xuất có hiệu quả và ngược lại.

- Mô tả mức độ đa dạng hóa ngành nghề và thu nhập của nông hộ thông qua chỉ số Simpson (Simpson Index of Diversity – SID). Công thức có dạng như sau:

SID = 1 - 

i i

P2

Trong đó: Pi là tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động ngành nghề thứ i. Chỉ số SID dao động từ 0 đến 1. Nếu như nông hộ chỉ tham gia một ngành nghề (trồng lúa), P1=1, thì SID = 0; nếu số hoạt động ngành nghề tăng thì tỷ trọng Pi sẽ giảm xuống và khi đó chỉ số SID tăng và tiến về 1.

- 23 -

Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ

Sử dụng mô hình hồi quy tương quan để phân tích. Trong đó thu nhập là biến phụ thuộc vào các biến độc lập (các yếu tố đã nêu ở phần trước). Mô hình này nhằm ước lượng sự tương quan giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh hoặc kinh tế để phân tích hai hay nhiều biến ngẫu nhiên. Cụ thể trong nghiên cứu này phương pháp phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Phân tích mô hình này nhằm làm rõ biến phụ thuộc Y (Y: biến được giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: biến giải thích).

Mô hình hồi quy đa biến có dạng tổng quát như sau:

Y = α + β1X1 + β2X2 + …+ βnXn+  Trong đó:

Y: thu nhập của nông hộ (nghìn đồng).

α: hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1, X2,…,Xn bằng 0.

X1,X2…,Xn: là các biến độc lập có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.

β1, β2, βn: các hệ số hồi quy. Cho biết X1, X2,…Xn tăng hay giảm 1 đơn vị thì trung bình Y sẽ thay đổi bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi.

: dư số của mô hình.

Bảng 3.1 Mô tả các biến và kỳ vọng về dấu các biến độc lập trong mô hình.

STT Biến Mô tả biến Dấu kỳ vọng

1 X1 - Giới tính chủ hộ (0: nữ, nam: 1). + 2. X2 - Trình độ học vấn chủ hộ (giá trị 0 là không học; giá trị từ 1 đến 12 là trình độ từ lớp 1 đến lớp 12; giá trị 13 là CĐ/ĐH). + 3. X3 - Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ (năm). + 4. X4 - Số nhân khẩu trong gia đình (người). +/-

5 X5 - Số lao động chính (người). + 6. X6 - Diện tích đất canh tác (tính theo đơn vị 1000 m2). + 7. X7 - Số tiền vay (triệu đồng). +/-

8 X8 - Chỉ số SID (từ 0 - 1). +

- 24 -

 Kết quả tính toán gồm các thông số như sau

Multiple R (multiple correlation coefficient): hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặc chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. Khi R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ.

Hệ số xác định R2 (multiple correlation coefficient of determination): tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi.

Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào biến độc lập nào nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.

Significance F : mức ý nghĩa. Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F ~ α). Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α=0,10 nào đó.

t-Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi); nếu t-Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.

Residual: phần dư của mô hình. Coefficients : hệ số hồi qui df: độ tự do.

Number of obs: số lượng các quan sát (số lượng mẫu).

Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích ở các mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp phù hợp hay kiến nghị chính sách kịp thời để nâng cao thu nhập cho nông hộ, đẩy mạnh tiến độ xây dựng NTM ở địa phương.

- 25 -

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ

4.1.1 Thông tin chung của nông hộ

4.1.1.1 Giới tính của chủ hộ

Qua kết quả điều tra 60 hộ tại xã Long Phú cho thấy, đa số chủ hộ tham gia khảo sát tại địa bàn nghiên cứu là nam giới (chiếm 95,0%) với 57 chủ hộ. Còn lại là nữ giới (chiếm 5,0%) với 3 chủ hộ, trường hợp này là do phong tục ở rể ngày xưa; một phần nữa là do trong gia đình thiếu đi sự hiện diện của người chồng, người cha. Có thể thấy nam giới luôn giữ vai trò là trụ cột trong gia đình, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn phương thức, loại hình sản xuất,…dễ dàng trong việc phát triển kinh tế nông hộ.

Bảng 4.1 Phân bố giới tính của chủ hộ

Giới tính Tần số Tỷ trọng (%)

Nữ 3 5,0

Nam 57 95,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

4.1.1.2 Tuổi chủ hộ

Theo nguồn số liệu thực tế cho thấy, đa số chủ hộ có độ tuổi tương đối cao, cụ thể chủ hộ có tuổi nhỏ nhất là 31 tuổi, lớn nhất là 66 tuổi, tuổi bình quân chủ hộ vào khoảng 50 tuổi. Bên cạnh đó, nhóm tuổi cao nhất của chủ hộ là từ 41 đến 50 tuổi là 25 chủ hộ (chiếm 41,7%), có 18 chủ hộ thuộc nhóm tuổi từ 51 đến 60 tuổi (chiếm 30,0%), tuổi từ 40 trở xuống chiếm 15,0% với 9 chủ hộ, còn lại là nhóm tuổi trên 60 với 8 chủ hộ (chiếm 13,3%). Bảng 4.2 Phân bố tuổi chủ hộ Tuổi chủ hộ Tần số Tỷ trọng (%) ≤ 40 tuổi 9 15,0 Từ 41-50 tuổi 25 41,7 Từ 51-60 tuổi 18 30,0 > 60 tuổi 8 13,3 Tổng 60 100,0 Thấp nhất 31 Cao nhất 66 Trung bình 49,7

- 26 -

4.1.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu (2005) thì trình độ học vấn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh và tích cực đến thu nhập của hộ gia đình, học vấn càng cao thì thu nhập càng cao, và thu nhập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội của hộ nông nghiệp. Trình độ học vấn của chủ hộ phản ánh mức độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng tạo thu nhập cho gia đình, vì chủ hộ là người quyết định trực tiếp đến phương thức sản xuất của hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ mới, các mô hình cũng như ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần tăng thu nhập.

1.7% 23.3% 51.6% 21.7% 1.7% Không học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao đẳng /Đại học Hình 4.1. Trình độ học vấn của chủ hộ

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ trong địa bàn nghiên cứu tương đối cao, phần lớn chủ hộ đạt đến trình độ cấp 2 chiếm 51,7% (31 chủ hộ). Số chủ hộ có trình độ cấp 1 và trình độ Cao đẳng/Đại học lần lượt là 14 và 13 người, chiếm 23,3% và 21,6%. Đặc biệt, trong 60 chủ hộ chỉ có 1 chủ hộ mù chữ (chiếm 1,7%). Trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, chủ hộ ngày càng có trình độ cao hơn do dành nhiều thời gian để học tập nâng cao kiến thức, góp phần đáp ứng công tác xóa mù chữ. Nhờ đó mà chủ hộ có nhiều cơ hội học hỏi và tiếp cận để biết được nhu cầu thị trường và đầu ra cho sản phẩm, nhưng lại dễ gặp rủi ro do thiếu kinh nghiệm sản xuất, quan hệ xã hội trong đời sống, khó có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

4.1.1.4 Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Chủ hộ có số năm kinh nghiệm từ 15 đến 30 năm chiếm tỷ lệ cao với 61,7% (37 chủ hộ). Kế đó là chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất dưới 15 năm (chiếm 28,3%), chỉ có 6 chủ hộ trong tổng số 60 hộ có kinh nghiệm sản xuất trên 30 năm (chiếm 10,0%). Đó là một thuận lợi để phát triển sản xuất bởi chủ hộ có tuổi đời khá trẻ, cùng với trình độ học vấn tương đối cao sẽ giúp cho việc tiếp cận và chuyển giao khoa học kỹ

- 27 -

thuật mới dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu những chủ hộ nào có số năm kinh nghiệm sản xuất lâu năm thì sẽ có khả năng giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.

Theo thống kê từ Bảng 4.3, chủ hộ có số năm kinh nghiệm sản xuất thấp nhất là 3 năm, nguyên nhân là do đa số hộ tại địa bàn nghiên cứu có độ tuổi còn nhỏ. Chủ hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất là 40 năm, trung bình số năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của chủ hộ ở địa phương là 20,4 năm.

Bảng 4.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Kinh nghiệm sản xuất Tần số Tỷ trọng (%)

< 15 năm 17 28,3 Từ 15 - 30 năm 37 61,7 > 30 năm 6 10,0 Tổng 60 100,0 Thấp nhất 3 Cao nhất 40 Trung bình 20,4

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

4.1.1.5 Sức khỏe của chủ hộ

Sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng để chủ hộ tăng gia sản xuất, tham gia được nhiều hoạt động tạo thu nhập cho nông hộ. Chủ hộ vừa là người trụ cột vừa là người quyết định hoạt động canh tác, sản xuất của gia đình, vì thế chủ hộ có sức khỏe tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng mở rộng hoạt sản xuất cũng như tiếp thu và ứng dụng những mô hình sản xuất mới.

Bảng 4.4. Phân bố tình trạng sức khỏe của chủ hộ

Sức khỏe của chủ hộ Tần số Tỷ trọng (%)

Yếu 3 5,0

Trung bình 15 25,0

Tốt 42 70,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

Qua thực tế cho thấy đa số nông hộ tại địa phương có sức khỏe tốt và ít có bệnh tật nghiêm trọng, trong 60 hộ tại địa bàn nghiên cứu thì có 42 chủ hộ có sức khỏe tốt (chiếm 70,0%), 15 chủ hộ có sức khỏe trung bình (chiếm 25,0%), còn lại là 5% chủ hộ có tình trạng sức khỏe yếu không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất.

4.1.1.6 Tham gia tổ chức, hội, đoàn của nông hộ

Tham gia tổ chức xã hội, đoàn thể là một hình thức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời giúp các nông hộ có mối quan hệ gắn kết với nhau hơn, tạo nên sự liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau. Đó là cơ hội để mọi người có thể học tập, trao dồi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức trong cuộc sống cũng như

- 28 -

trong sản xuất, góp phần nâng cao mức thu nhập và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, số lượt tham gia các tổ chức hội, đoàn của hộ trên địa bàn rất thấp, qua khảo sát chỉ có tổng cộng 19 lượt tham gia. Phần lớn hộ tham gia vào hội Cựu chiến binh và tổ chức khác (tham gia vào Đảng, CLB khuyến nông,…) có tỷ trọng và tỷ lệ lần lượt ngang nhau là 26,3% và 33,3%. Có 4 hộ tham gia vào hội Phụ nữ ở địa phương chiếm 21,1% theo số câu trả lời và chiếm 26,7%/60 hộ. Số hộ tham gia vào hội Nông dân cũng là 4 hộ chiếm tỷ trọng 21,1%, và chiếm 26,7%/ 60 hộ. Duy nhất có 1 hộ tham gia làm công tác Đoàn thanh niên ở địa phương chiếm tỷ trọng thấp nhất (5,3%) và chiếm 6,7% trong 60 hộ khảo sát.

Bảng 4.5. Tình hình tham gia tổ chức xã hội, hội, đoàn của nông hộ

Tham gia tổ chức của chủ hộ Tần số Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%)

Hội Nông dân 4 21,1 26,7

Hội Phụ nữ 4 21,1 26,7

Hội Cựu chiến binh 5 26,3 33,3

Đoàn thanh niên 1 5,2 6,7

Tổ chức khác 5 26,3 33,3

Tổng 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

Nhìn chung, số hộ tham gia vào các tổ chức, hội, đoàn ở địa phương chưa nhiều, đặc biệt rất ít hộ tham gia vào CLB hay tổ chức về khuyến nông trong khi đây là vùng có thế mạnh về canh tác lúa. Có thể là do nông hộ chưa nhận thấy được lợi ích từ việc tham gia tổ chức, hội, đoàn nên không quan tâm nhiều đến vấn đề này mà chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất; hoặc cũng có thể do các tổ chức, hội, đoàn ở địa phương chưa thực sự thu hút nên không nhận được sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Điều này cũng có nghĩa là nông hộ sẽ gặp không ít khó khăn trong tiếp cận những thông tin thị trường, khó tránh khỏi bị thương lái ép giá hoặc giảm rủi ro trong các hoạt động tạo thu nhập.

4.1.2 Phân tích nguồn lực của nông hộ tại vùng nghiên cứu

4.1.2.1. Nguồn nhân lực của nông hộ

Theo số liệu điều tra cho thấy, số nhân khẩu trong 60 hộ nghiên cứu có tổng cộng là 269 nhân khẩu, dao động từ 2 đến 7 thành viên, trung bình từ 4 đến 5 người trong một hộ. Có 1 hộ duy nhất có số thành viên dưới 3 người (chiếm 1,7%), phổ biến nhất là những hộ có từ 3 đến 5 thành viên (chiếm 86,7%) ứng với 52 hộ, còn lại là 7 hộ có số thành viên trên 5 người (chiếm 11,6%) (Bảng 4.6).

- 29 -

Bảng 4.6. Phân phối nhân khẩu của nông hộ (bao gồm chủ hộ)

Số nhân khẩu Tần số Tỷ trọng (%) Dưới 3 thành viên 1 1,7 Từ 3 - 5 thành viên 52 86,7 Trên 5 thành viên 7 11,6 Tổng 60 100,0 Thấp nhất 2 Cao nhất 7 Trung bình 4,5

(Nguồn: Số liệu điều tra tại xã Long Phú, năm 2014)

Lực lượng lao động phụ thuộc rất lớn vào quy mô nông hộ, các hộ qua điều tra có số thành viên trong gia đình thuộc nhóm 3 - 5 người, chủ yếu là các hộ gia đình có 4 thành viên, cho thấy được chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tại vùng nghiên cứu đã phát huy được hiệu quả. Có thể thấy quy mô về nhân khẩu trên địa bàn đang thu hẹp lại, các hộ gia đình đa phần là một thế hệ và có từ 1 đến 2 con, còn lại là một số hộ đông thành viên do chưa lập gia đình riêng hoặc thuộc gia đình nhiều thế hệ (chủ hộ, vợ/chồng chủ hộ, cha/mẹ chủ hộ, con chủ hộ, dâu/rể, cháu,…) cùng chung sống với nhau.

Do thuận lợi về mặt sức khỏe cộng thêm tuổi đời của các thành viên chủ yếu phân bố ở độ tuổi từ 15 - 35 tuổi và tuổi từ 36 - 55 tuổi chiếm hơn 80% cho thấy địa phương có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, đa số các thành viên có độ tuổi còn nhỏ trong gia đình thường tập trung vào học tập để nâng cao kiến thức góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống sau này. Trình độ học vấn của các thành viên chủ yếu đã học hết Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông chiếm tỷ lệ lần lượt là 43,9% và 22,3% trong tổng số 269 người/60 hộ (Phụ lục 1).

Bảng 4.7 thống kê số lao động chính trong gia đình của nông hộ. Số lao động chính qua điều tra được phân bổ vào nhóm từ 3 đến 5 người chiếm 75,0%, số lao động

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của nông hộ trong xây dựng nông thôn mới tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)