Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động, giải quyết

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 106 - 110)

5. Bố cục luận văn

4.2.3. Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động, giải quyết

việc làm tại chỗ

4.2.3.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải là sự dịch chuyển đồng bộ trên các mặt, cả về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, trình độ kỹ thuật, các thành phần kinh tế theo hướng vừa đảm bảo sự phát triển hiện đại, tiên tiến, vừa khai thác triệt để thế mạnh sẵn có của địa phương. Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực cần ít vốn nhưng lại có khả năng thu hút nhiều lao động.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải phù hợp với cơ cấu lao động, tổ chức lại lao động xã hội để khai thác và phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động sẽ tạo ra cơ cấu lao động ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế. Do đó sẽ tạo ra nhiều việc làm mới để thu hút lao động, giảm thiểu thất nghiệp.

* Đối với ngành Nông nghiệp:

Nông nghiệp hiện nay vẫn là một ngành sản xuất chính của huyện, mặc dù chưa phát triển hết tiềm năng hiện có về năng suất cây trồng, vật nuôi, nhưng cũng đã góp phần giải quyết một cách cơ bản vấn đề lương thực cho huyện. Để giải quyết việc làm cho người lao động của huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ngành nông nghiệp phải chuyển đổi một cách cơ bản, đa dạng hóa sản xuất, đa dạng hóa cây trồng hình thành các vùng chuyên canh, phát triển cây công nghiệp, mở mang nghề thu hút lao động, sử dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Phấn đấu hiệu quả kinh tế ngành càng cao. Muốn vậy phải đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính; đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng trọt, chăn nuôi.

Một số biện pháp chủ yếu:

Giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, đi sâu thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao để tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Phát huy hết tiềm năng sẵn có về diện tích đất mặt nước chưa sử dụng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Mạnh dạn hình thành các vùng chuyên nuôi gia súc, gia cầm có tiềm năng và lợi thể để phát triển, ứng dụng các tiến bộ về giống để tăng năng suất.

Phát triển nông nghiệp phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thu hút thêm lao động.

Khuyến khích cư dân nông thôn tự tạo việc làm ngay trên quê hương mình theo phương châm “ly nông bất ly hương” chuyển một phần lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác tại vùng quê mình.

Phát triển các hoạt động dịch vụ với quy mô vừa và nhỏ để hỗ trợ phục vụ sản xuất như: cung ứng kỹ thuật, vận tải, sơ chế nông sản…

* Đối với ngành Công nghiệp:

Mục tiêu phát triển công nghiệp của huyện là tạo ra sự dịch chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH có khả năng thu hút lao động ở nông thôn, từ đó tạo tiền đề để nông nghiệp phát triển có hiệu quả hơn, đi vào thâm canh và sản xuất phát triển. Phát triển công nghiệp tạo cơ sở thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Một số biện pháp chủ yếu:

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trên cơ sở phát huy cơ chế thị trường, đảm bảo tăng nhanh giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản thực phẩm, giảm tới mức thấp nhất hư hao sau thu hoạch.

Nâng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn.

Phát triển, tăng cường đầu tư nhằm hiện đại hóa công nghệ sản xuất (chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng..) đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nhu cầu của thị trường.

Khôi phục và phát triển các làng nghề theo hướng đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ cổ truyền, nhằm nâng cao chất lượng và

khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Phát triển làng nghề truyền thống, thu hút lực lượng lao động tại chỗ; mặt khác qua đó tạo diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Làm thay đổi cơ cấu lao động cả về mặt số lượng (chuyển đổi đáng kể lực lượng lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp) và về mặt chất lượng (tham gia đào tạo một bộ phận lao động nông thôn từ lao động phổ thông thành lao động có nghề, lao động kỹ thuật.

* Đối với ngành Dịch vụ:

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình mới cả dịch vụ cho sản xuất và tiêu dung, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của sản xuất kinh doanh. Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thương mại dịch vụ như thông tin, tư vấn kỹ thuật công nghệ, tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp luật, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay trên địa bàn huyện, mỗi xã đã có một chợ, cần đầu tư mở rộng các khu chợ, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có môi trường thuận lợi để giao lưu hàng hóa, dịch vụ.

Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng đi trước một cách hợp lý, tương xứng với vai trò vừa là động lực, vừa là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, vận tải, bưu chính, tài chính ngân hàng… đây là hướng cơ bản để tăng cầu lao động, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Liên quan đến vấn đề này là hàng loạt các biện pháp đồng bộ: khuyến khích đầu tư, chính sách thuế… đào tạo các chủ doanh nghiệp trẻ, các hộ sản xuất kinh doanh, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về thị trường và quản lý doanh nghiệp.

4.2.3.2. Phát triển các ngành nghề trong nông thôn

Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới sử dụng nhiều lao động có thị trường tiêu tục để tạo việc làm mới cho lao động nông thôn.

Phát triển các hiệp hội ngành nghề như hội làm vườn, hội trồng cây cảnh, hội trồng nấm...phát triển và nhân rộng những mô hình, hợp tác xã sản xuất hiệu quả chủ động đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, tránh bị thương lái ép giá, gây thiệt hại cho bà con nông dân.

Phát triển kinh tế trang trại: Kinh tế trang trại là hệ quả của sự phát triển kinh tế hộ, trong đó quy luật phát triển của nền nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hàng hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội. Kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những vùng chuyên canh tập trung, sản xuất hàng hóa làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Tạo thuận lợi cho việc đưa công nghiệp và dịch vụ vào nông thôn. Kinh tế trang trại tạo thêm việc làm, góp phần giải quyết số lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao dân trí. Để phát triển trang trại đúng hướng, thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Phân vùng quy hoạch với chính sách đất đai hợp lý, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Tăng cường đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, có chính sách cho vay ưu đã để đầu tư phát triển trang trại.

Hỗ trợ giá đối với giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ các chủ trang trại tìm kiếm thị trường, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Cung cấp thông tin giá cả, vật tư, nông sản trên thị trường thường xuyên cho chủ trang trại.

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa: Hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi…

Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

4.2.3.3. Phát triển các khu công nghiệp

* Đầu tư, kêu gọi đầu tư, phát triển các khu công nghiệp vào Đồng Hỷ Ưu tiên và bố trí mạnh vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng; quy hoạch các khu vực phát triển công nghiệp để các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai một cách đồng bộ.

Ban hành chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn, cải cách thủ tục hành chính để thật sự tạo cơ chế “một cửa, tại chỗ” để giảm thủ tục hành chính, giam phiền hà, tạo thuận lợi và sự yên tâm cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp của huyện.

Tiếp tục đầu tư, phát triển các khu đã phê duyệt trong quy hoạch: Khu công nghiệp Quang Sơn, Khu công nghiệp Nam Hòa và Khu công nghiệp.... để thu hút lao động, giải quyết việc làm.

4.2.3.4. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trong nông thôn

Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhưng chủ yếu cho kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hệ thống điện,...

Triển khai mạnh các giải pháp đồng bộ thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư về hạ tầng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến; Tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với các công trình hạ tầng nông thôn, công tác theo dõi, kiểm tra, thanh tra vốn nhà nước, kỷ luật báo cáo về các dự án đầu tư, hoàn thiện các văn bản về đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)