Giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 105 - 106)

5. Bố cục luận văn

4.2.2. Giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm

Có chính sách phù hợp, cân nhắc nên đầu tư vào nhưng ngành có tiềm năng phát triển, ngành sử dụng nhiều lao động. Phân phối sử dụng vốn hợp lý, tránh đầu tư dàn trải. Nên đầu tư vào các ngành trọng điểm để đẩy mạnh ngành có tiềm năng phát triển, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động.

Tăng nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt là nông dân trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Trước khi cho vay vốn cần hướng dẫn bà con, nhất là bà con vùng dân tộc thiểu số, vùng cao nên lựa chọn con gì, cây gì cho phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán của từng địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ vốn sản xuất thông qua các chương trình hỗ trợ cho vay qua các chương trình tín dụng mục tiêu; Vận dụng linh hoạt các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, mở rộng sự tham gia của người dân đối với tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn cũng tăng mức cho vay không thế chấp có thể tối đa lên đến 100 triệu với cá nhân, 300 triệu với hộ kinh doanh, lên đến 3 tỷ đối với liên hiệp hợp tác xã.

Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục vay vốn cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về pháp lý, an toàn vốn vay, rà soát và hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo hướng tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ; đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp với hoạt động sản xuất của lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)