5. Bố cục luận văn
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động
210/2013/NĐ-CP. Nghị định là cơ sở kỳ vọng việc thu hút doanh nghiệp góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy công nghệ sản xuất và chế biến nông sản; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn.
Có thể nói, tạo điều kiện phát triển làng nghề, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp là nội dung đúng đắn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nông thôn
1.1.3.1. Yếu tố khách quan i).Điều kiện tự nhiên a). Vị trí địa lý
Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa. Do vậy, vị trí địa lý là yếu tố quan trọng được xét đến khi ra các quyết định đầu tư của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vị trí địa lý gắn với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến công ăn việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng.
b). Đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thiếu được đối với sản xuất nông nghiệp. Số lượng và chất lượng đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến qui
mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp, do vậy ảnh hưởng đến số lượng việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cùng với đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, các danh lam thắng cảnh… là cơ sở cho việc phát triển đa dạng các ngành kinh tế của một địa phương, của một quốc gia, do vậy góp phần tạo ra nhiều việc làm và sự đa dạng việc làm cho người lao động.
ii). Điều kiện kinh tế- xã hội a).Dân số và tỷ lệ tăng dân số
Dân số đông và tăng nhanh tạo ra nguồn lao động lớn cho xã hội. Mức sinh lớn, số người bước vào tuổi lao động lớn làm tăng sức ép giải quyết việc làm. Nếu cung việc làm đáp ứng đủ cầu việc làm của lao động mới bước vào tuổi lao động thì sức ép được giải quyết thuận lợi, người lao động có công ăn việc làm tạo ra thu nhập, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Nhưng sức ép này không được giải quyết sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Đặc biệt là nền kinh tế nông thôn - khu vực có trên 70% dân số trong độ tuổi lao động và thị trường lao động lại kém phát triển.
Mặt khác, khi dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng đào tạo nguồn lao động một cách ồ ạt làm chất lượng nguồn lao động thấp. Chất lượng nguồn lao động cao hay thấp ảnh hưởng đến năng suất lao động, khả năng tìm việc làm và thu nhập của người lao động. Chính vì vậy, dân số và mức tăng dân số ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng.
b).Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vốn và công nghệ
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào một địa phương.
Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn... Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa ... cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.
c). Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với đó là sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh - là đối tượng tạo ra việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết việc làm và tìm việc làm của lao động nông thôn.
iii). Nhóm yếu tố về cơ chế, chính sách
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Mọi người được tự do kinh doanh sản xuất, làm những công việc mình thích nhưng dưới sự quản lý của Nhà nước với khuôn khổ pháp lý và chính sách cụ thể. Những chính sách này nhằm đảm bảo lợi ích công bằng cho tất cả mọi người khi tham gia tạo ra một xã hội tốt đẹp bền vững.
Các chính sách lao động và việc làm cũng vậy, nó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế góp phần cơ cấu lại lao động, tạo mới và nâng cao chất lượng việc làm. Các chính sách này thuộc hệ thống chính sách xã hội, nhằm giải quyết và bảo đảm việc làm cũng như đời sống cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, nơi có lực lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động cả nước.
Có thể phân loại các chính sách sau:
Chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mở rộng và phát triển việc làm cho lao động xã hội. Cụ thể là chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách thuế,…
Chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động như : chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách di dân, chính sách phát triển vùng kinh tế mới, chính sách đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, chính sách khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống…
Chính sách việc làm cho các đối tượng đặc biệt như người tàn tật, đối tượng xã hội, người nghèo
1.1.3.2. Yếu tố chủ quan
Chất lượng sức lao động ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề giải quyết việc làm: Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ ba bên, người lao động cần chủ động tìm kiếm và nắm bắt cơ hội việc làm.
Trình độ chuyên môn và sức khỏe là hai yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm của lực lượng lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng.
Giới tính người lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tìm việc làm của lao động nông thôn. Do việc làm trong khu vực nông thôn đòi hỏi nhiều sức lao động chân tay nên cần sức khỏe tốt. Do đó, nam giới thường kiếm việc làm dễ hơn đối với lao động nữ giới.