Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

5. Bố cục luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ có việc làm trên dân số: Là phần trăm (%) giữa số người có việc làm ở độ tuổi đủ từ 15 trở lên trên dân số đủ từ 15 trở lên

Tỷ lệ người có việc làm trên dân số (%) =

Số người có việc làm từ đủ 15 tuổi trở lên

 100 Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên

Chỉ tiêu này dùng để đo lường việc làm của dân số từ 15 tuổi trở lên. Đặc điểm của dân số từ 15 tuổi trở lên có tính ổn định cao hơn so với tổng dân số do vậy chỉ tiêu này được đánh giá là cung cấp thông tin đo lường thực trạng lao động tốt hơn chỉ tiêu thất nghiệp.

- Tỷ lệ có việc làm so với lực lượng lao động: Là phần trăm(%) giữa số người có việc làm trong lực lượng lao động trên lực lượng lao động

Tỷ lệ người có việc làm trên lực lượng

lao động (%)

=

Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm

 100 Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động

kinh tế

- Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động: Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người thất nghiệp (Số người thuộc lực lượng lao động chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc) trên lực lượng lao động

Tỷ lệ

thất nghiệp (%) =

Số người thất nghiệp

 100 Lực lượng lao động

Chỉ tiêu này đánh giá được tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, quy mô và cơ cấu của nhóm lao động thất nghiệp.

- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động: Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong nông thôn, nó là tỷ lệ phần trăm (%) của thời gian thực tế làm việc so với tổng quỹ thời gian có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc của dân số hoạt động kinh tế

Ttgsd = T ttlv  100 Tq

Ttgsd : Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động T ttlv : thời gian thực tế làm việc

Tq: Tổng quỹ thời gian có nhu cầu làm việc

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ thiếu việc làm, hiệu quả sử dụng ngày công của lực lượng lao động.

- Chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác giải quyết việc làm

Để có được các chỉ tiêu này, tác giả thông qua bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn để phỏng vấn người lao động, qua đó xác định được các chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ lao động được tư vấn hướng nghiệp + Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

+ Tỷ lệ lao động được giới thiệu việc làm

+ Tỷ lệ lao động có việc làm thông qua đào tạo nghề + Tỷ lệ lao động có việc làm thông qua giới thiệu việc làm + Tỷ lệ lao động được vay vốn

- Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu khác như : độ tuổi, giới tính, số lượng ngành nghề mới...

- Tốc độ phát triển bình quân: 1 1 n n y t y   Trong đó: t : Tốc độ phát triển bình quân. yn : là số liệu của kỳ nghiên cứu.

y1: là số liệu của kỳ được chọn làm kỳ gốc. n: là số năm nghiên cứu.

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu khác gắn với phân tích chuỗi thời gian, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động của đối tượng nghiên cứu.

Chương 3

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Đồng Hỷ là huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía Đông Bắc. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’ độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông.

Phía Bắc: giáp huyện Võ Nhai và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Phía Nam: giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên. Phía Đông: giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

Phía Tây: giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên.

Huyện Đồng Hỷ có diện tích tự nhiên 45.524,44 ha chia thành 18 đơn vị hành chính (15 xã và 3 thị trấn) với dân số trên 11 vạn người. Có địa hình phức tạp, không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt biển, cao nhất là Lũng Phượng - Văn Lăng, Mỏ Ba - Tân Long trên 600, thấp nhất là Huống Thượng 20m. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm gần 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Phía Tây Nam giáp thành phố Thái Nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, có dòng sông Cầu chảy qua, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Phía Đông Nam tiếp giáp huyện Yên Thế, Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên, thích hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.

Huyện Đồng Hỷ có đường quốc lộ 1B đi qua cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn đang dần được nhựa hóa, bê tông hóa đã tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác. Với vị trí liền kề thành phố Thái Nguyên, đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá các mặt hàng nông lâm sản của huyện. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều núi đá vôi, điều kiện tự nhiên này có thể giúp cho huyện Đồng Hỷ phát triển mạnh mẽ ngành khai thác và sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.

Với lợi thế về vị trí địa lý và giao thông nêu trên, huyện Đồng Hỷ có điều kiện thuận lợi để thực hiện quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các ngành công nghiêp và dịch vụ cũng như việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn. Tuy nhiên, các cơ hội việc làm này có sớm hay muộn còn phụ thuộc vào tốc độ công nghiệp hóa - đô thị hóa và khả năng thụ hút lao động của các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển trên địa bàn Huyện.

3.1.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Khí hậu của huyện Đồng Hỷ mang tính đặc trưng của vùng miền núi và trung du, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 24,6oC, nhiệt độ cao nhất là 28,90C, nhiệt độ thấp nhất là 170C.

Độ ẩm không khí lớn nhất vào tháng 3 và tháng 7: 88%, thấp nhất vào tháng 2 và tháng 11: 77%.

Lượng mưa trung bình lớn nhất hằng năm là 2.000 - 2.500 mm; Số ngày mưa trong năm khoảng 150 - 160 ngày; Lượng mưa tháng lớn nhất là 489 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất là 22 mm.

Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, thêm vào đó với điều kiện mưa ẩm nên có nhiều loài thực vật phát triển.

Nhìn chung, điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ có những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vùng này cũng phải chịu những thay đổi đột ngộ của khí hậu, thời thiết và thủy văn gây ra như: lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh...gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, cần có những giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai, đồng thời khai thác những điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.1.3. Đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác i). Đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Vấn đề sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của huyện. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã được Lãnh đạo huyện Đồng Hỷ quan tâm chỉ đạo thường xuyên, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015, thành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Khai hoang đưa vào sử dụng nhiều diện tích đất chưa sử dụng, năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng là 5.602.45 ha chiếm 12,32% tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2015 chỉ còn 2.041,67 ha chiếm 4,49% . Tình hình sử dụng đất huyện Đồng Hỷ thể hiện ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013-2015

ĐVT: ha

Năm 2013 Cơ cấu

(%) Năm 2014 Cơ cấu

(%) Năm 2015 Cơ cấu

(%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 45.475,52 100,00 45.475,52 100,00 45.475,52 100,00

1. Đất Nông nghiệp 11.938,25 26,25 15.057,08 33,11 15.266,72 33,57

Đất trồng cây hàng năm 6.823,92 15,01 8.340,91 18,34 7.204,77 15,84

Đất trồng lúa 5.038,09 11,08 5.409,11 11,89 5.064,66 11,14

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 36,7 0,08 21,66 0,05 21,66 0,05

Đất trồng cây hàng năm khác 1.749,13 3,85 2.910,14 6,40 2.118,45 4,66

Đất trồng cây lâu năm 5.114,33 11,25 6.716,17 14,77 8.061,95 17,73

2. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 236,44 0,52 257,76 0,57 393,07 0,86

3. Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 22.912,07 50,38 22.128,96 48,66 22.855,66 50,26

Rừng tự nhiên 11.958,84 26,30 11.958,84 26,30 11.958,84 26,30 Rừng trồng 10.953,23 24,09 10.170,12 22,36 10.896,82 23,96 4. Đất ở 956,18 2,10 935,82 2,06 958,43 2,11 Đất ở nông thôn 847,1 1,86 821,1 1,81 845,59 1,86 Đất ở thành thị 109,08 0,24 114,72 0,25 112,84 0,25 5. Đất chuyên dung 3.830,13 8,42 4.085,27 8,98 3.959,97 8,71 6. Đất chưa sử dụng 5.602,45 12,32 3.010.63 6,62 2.041,67 4,49 Đất bằng chưa sử dụng 561,87 1,24 400.79 0,88 60,86 0,13

Đất đồi núi chưa sử dụng 3.362,70 7,39 608.11 1,34 64,59 0,14

Núi đá không có rừng cây 2.677,88 5,89 2.001.73 4,40 1.916,22 4,21

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ)

Qua các bảng 3.1 ta thấy diện tích đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ chủ yếu. Đây chính là tiềm năng rất lớn để huyện đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

ii).Tài nguyên nước

Đa số sông, suối của huyện Đồng Hỷ đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào sông Cầu. Mật độ sông, suối bình quân 0,2km/km2 gồm các sông, suối lớn như:

Sông Cầu: Bắt nguồn từ Bắc Kạn, chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, là nguồn chính cung cấp nước tưới tiêu cho huyện.

Sông Linh Nham: Bắt nguồn từ huyện Võ Nhai và chảy qua xã Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn ra sông Cầu. Lượng nước mưa chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô rất lớn, lũ lụt về mùa mưa, mùa khô nước sông xuống thấp.

Suối Ngòi Trẹo: Bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua Nam Hòa, suối Khe Mo bắt nguồn từ xã Cây Thị sang thị trấn Trại Cau và Nam Hòa.

Ngoài ra còn có hàng chục con suối lớn nhỏ khác cộng với hàng chục hồ nước lớn, nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nước ngầm qua thăm dò được đánh giá là rất phong phú. Chất lượng nguồn nước của huyện Đồng Hỷ do tác động của con người nên đang bị ô nhiễm, cần có giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu mức độ ô nhiễm nhằm đảm bảo chất lượng và tiềm năng khai thác phục vụ đời sống.

iii). Tài nguyên rừng

Theo số liệu điều tra năm 2015, diện tích rừng tự nhiên của huyện Đồng Hỷ là 11.985,84 ha. Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch tỉnh giao, huyện đã tiến hành giao đất cho dân phục vụ khoanh nuôi, tái sinh,

trồng rừng (Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng năm 2005 là 5.362,7 ha đến năm 2015 chỉ còn lại 64,59ha) giúp nâng diện tích rừng trồng đến năm 2015 đạt 10.896,82 ha. Đây chính là tiềm năng lớn cho ngành lâm nghiệp của địa phương.

iv). Tài nguyên khoáng sản

Đồng Hỷ có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khá lớn, thành phần đa dạng như: quặng sắt, chì, kèm, vàng, đá xây dựng, đất sét...tập trung ở Trại Cau, Linh Sơn, làng Hích, làng Mới, Khe Mo, Tiến Bộ...

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ rất phong phú, có nhiều loại có trữ lượng lớn và có ý nghĩa kinh tế cao. Tuy nhiên, do khâu quản lý chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng khai thác lậu nên ảnh hướng không nhỏ đến môi trường, cảnh quan xung quanh.

v). Tài nguyên du lịch nhân văn

Huyện Đồng Hỷ có di tích văn hóa Chùa Hang bao gồm quần thể Chùa Hang, hang động núi đá thực vật với tổng diện tích quy hoạch gần 8 ha. Ngoài ra còn có các di tích lịch sử cách mạng như: Đền Văn Hán, cụm di tích Phượng Hoàng, Đền Linh Sơn, suối Tiên.. hằng năm có các lễ hội lớn vào tháng giêng như: Hội Chùa Hang, hội Đền Hích...

Tiềm năng lớn về quảng bá du lịch, tạo hình ảnh tốt trong lòng du khách trong và ngoài nước chính là tiền đề quan trọng giúp huyện Đồng Hỷ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ ở Biểu 3.2 năm 2013 dân số trung bình của huyện là 111.854 người đến năm 2015 là 114.300 người tăng 2.446, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,99%.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013-2015

STT Chỉ tiêu

ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển liên hoàn Tốc độ phát triển bình quân (%)

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 I Số hộ trung bình hộ 29.281 29.526 30.280 100,84 102,55 101.69

II Dân số trung bình người 111.854 100 112.200 100 114.300 100 100,31 101,87 101.09 1 Thành thị người 18.223 16,29 18.652 16,62 19.520 17,08 102,35 104,65 103.50

2 Nông thôn người 93.631 83,71 93.548 83,38 94.480 82,92 99,91 101 100.45

III Giới tính 111.854 100 112.200 100 114.300 100 100,31 101,87 101.09

1 Nam người 55.266 49,41 55.520 49,48 56.636 49,55 100,46 102,01 101.23

2 Nữ người 56.588 50,59 56.680 50,52 57.664 50,45 100,16 101,74 100.95

IV Số người trong độ tuổi

lao động 65.826 100 66.030 100 67.266 100 100,31 101,87 101,09

1 Lao động nông nghiệp người 39.529 60,05 39.090 59,2 38.341 57 98,89 98,09 98,49 2 Lao động phi nông nghiệp người 26.298 39,95 26.940 40,8 28.924 43 102,44 107,36 104,88

V Một số chỉ tiêu bình quân

1 Bình quân khẩu/ hộ người 3,82 3,8 3,77

2 Bình quân lao động/hộ người 2,37 3,36 2,34

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ)

Đồng Hỷ là một huyện thuần nông nên số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Năm 2013 số lao động nông nghiệp là 39.529 người chiếm tỷ lệ 60,05% đến năm 2015 giảm xuống còn 38.341 người chiếm tỷ lệ 57%, bên cạnh đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cũng tăng nhanh từ 39,95% năm 2013 lên 43% năm 2015. Điều đó cho chúng ta thấy tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm cùng với việc xây dựng các cụm khu công nghiệp đã thu hút lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)