5. Bố cục luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn, đã được công bố, dưới dạng sách báo, các báo cáo định kỳ. Đây là nguồn thông tin cơ bản được sử dụng trong đề tài. Nguồn thông tin này giúp cho ta thấy được tình hình lao động và việc làm của toàn huyện. Nguồn thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Thông tin thu thập nghiên cứu
Nội dung thông tin Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập
1. Thông tin về cơ sở lý luận,
thực tiễn ở Việt Nam và thế giới. Sách, báo, tài liệu có liên quan
Tra cứu, chọn lọc thông tin 2. Thông tin về đặc điểm địa
bàn nghiên cứu
Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo - Nguồn lực đất đai - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ
- Hệ thống cơ sở hạ tầng - Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ - Kết quả sản xuất kinh doanh - Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ 3. Số lượng lao động và chất
lượng lao động nông thôn toàn huyện
- Chi cục Thống kê, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Lao động & TBXH huyện Đồng Hỷ
Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là thông tin tác giả tự thu thập thông qua việc điều tra bằng phiếu điều tra được soạn sẵn.
i). Chọn điểm điều tra:
Đề tài lựa chọn huyện Đồng Hỷ làm điểm nghiên cứu. Trong huyện, chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu có những đặc điểm đặc trưng phân theo vùng địa lý của huyện đó là: Xã Hòa Bình, xã Quang Sơn và xã Hóa Thượng. Ba xã trên có tỷ lệ lao động nông thôn chiếm số lượng lớn. Lực lượng lao động nông thôn thuộc những lứa tuổi khác nhau, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau, dẫn đến khả năng tìm việc của mỗi lao động khác nhau. Từ đó phản ánh đầy đủ thực trạng việc làm của lao động nông thôn. Cùng với đó là quá trình đô thị hóa đã khiến diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp tiến hành xây dựng cụm công nghiệp, khu dân cư. Do vậy, một bộ phận lao động nông thôn không có đất sản xuất nông nghiệp. Họ không có việc làm và họ phải đi kiếm việc làm. Chính vì vậy, tiến hành nghiên cứu ba xã này sẽ cho phép phản ánh rõ được thực trạng việc làm của lao động nông thôn trong huyện và từ đó đưa ra các giải pháp việc làm cụ thể cho lao động nông thôn trong huyện.
ii). Chọn mẫu điều tra:
Sử dụng công thức Yamane (1967) tính kích thước mẫu như sau: n = N/(1+N*e2)
Trong đó: n: số mẫu nghiên cứu; N: tổng thể mẫu; e: sai số chọn mẫu Tổng số nhân khẩu khu vực nông thôn huyện Đồng Hỷ là: 94.480, trong đó có 55.601 người trong độ tuổi lao động.
Lựa chọn sai số e = 7%. Ta có số mẫu nghiên cứu
Độ tuổi của người lao động quyết định xu hướng nghề nghiệp của chính họ, nghiên cứu về lĩnh vực việc làm nhất thiết phải gắn với độ tuổi mới phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của người lao động và xu thế dịch chuyển lao động.
Để xác định số lượng lao động điều tra theo từng nhóm tuổi, tác giả dựa trên kết quả điều tra thống kê 3 năm gần nhất về lao động việc làm của Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ, xác định được tỷ lệ lao động theo từng nhóm tuổi trong tổng thể mẫu từ đó tính toán được số lượng người cần điều tra của từng nhóm tuổi cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Cỡ mẫu nghiên cứu
STT Lao động Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Số lao động điều tra ở xã Quang Sơn Số lao động điều tra ở xã Hóa Thượng Số lao động điều tra ở xã Hòa Bình 1 Từ 15-24 tuổi 30,76 63 21 21 21 2 Từ 25-35 tuổi 25,18 51 17 17 17 3 Từ 36 - 49 tuổi 25,38 52 18 17 17 4 50 tuổi - 54 tuổi đối với nữ và 50 tuổi - 59 tuổi đối với nam
18,68
38 12 13 13
Tổng cộng 100 204 68 68 68
iii). Thiết kế bảng hỏi
Thông qua sử dụng bảng hỏi với nội dung được chuẩn bị sẵn phù hợp với đối tượng điều tra là lực lượng lao động nông thôn thuộc 3 xã.
Ngoài ra, để thu thập thông tin đa chiều về lĩnh vực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đề tài còn tiến hành điều tra 30 doanh nghiệp, 30 cán bộ tham gia mạng lưới giải quyết việc làm (giáo viên, cán bộ phòng Lao động thương binh và xã hội, cán bộ ngân hàng chính sách, lãnh đạo các xã…) cho lao
động trên địa bàn theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá, dự báo nhu cầu lao động trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
iv).Thu thập thông tin
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, để thu thập được những thông tin về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của lao động nông thôn, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng để từ đó có hướng giải quyết phù hợp, đề tài đã sử dụng phương pháp PRA vào thu thập thông tin với các công cụ sau:
- Phỏng vấn cá nhân:
Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý mang tính sơ bộ đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Đề tài này đã tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các lao động nông thôn trong xã nhằm tìm hiểu thông tin về lao động nông thôn.
- Quan sát trực tiếp:
Trong phạm vi đề tài đã thực hiện việc quan sát thực tế đặc điểm địa bàn, thực trạng việc làm của lao động nông thôn trong huyện Đồng Hỷ và các biện pháp giải quyết việc làm đã được thực hiện.
* Xử lý thông tin:
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, đề tài tiến hành tổng hợp thông tin vào Microsoft Excel và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý thông tin.