Về mặt học thuật, nghiên cứu này tiếp tục khẳng định mô hình SWV và JDI là những mô hình đáng tin cậy trong việc đánh giá giá trị công việc và sự hài lòng công việc của người lao động. Về mặt thực tiễn nghiên cứu cũng đưa ra những hàm ý nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về sự tương quan giữa giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc để từ đó tìm các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên.
5.2.1. Đối với nhà quản lý
Đối với bất doanh nghiệp nào thì nguồn lực con người luôn là quan trọng nhất, nguồn lực này mang tính chiến lược và quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng trong nhận thức và hành vi của nhân viên đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, một nhà quản lý cần phải có sự quan tâm và những hoạt động nhằm hiểu hơn về nhân viên của mình và tăng thêm động lực làm việc cho họ. Thấu hiểu nguyện vọng, mong muốn của nhân viên và có những chính sách nhằm nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo
được sự gắn kết, gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp và thu hút được nhiều nhân tài cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị công việc hiện tại của nhân viên giúp cho nhà quản lý biết rõ hơn về thực trạng nhân viên của doanh nghiệp cũng với những mong muốn của họ về công việc. Đồng thời cũng để đánh giá mức độ công việc của doanh nghiệp để từ đó đưa những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công việc giúp đáp ứng được những giá trị công việc của nhân viên. Từ đó thúc đẩy họ làm việc một cách hiệu quả nhất. Nâng cao mức độ hài lòng cho nhân viên là một biện pháp gián tiếp giúp cắt giảm chi phí nhân sự vì biện pháp này giúp cho doanh nghiệp giữ chân được những nhân viên giỏi, thu hút được nhiều nhân tài. Qua việc hiểu rõ trình độ và năng lực cũng như nhu cầu của nhân viên mà sắp xếp các công việc hợp lý cho nhân viên, khuyến khích nhân viên có kinh nghiệp hỗ trợ, đào tạo nhân viên mới, nhờ đó doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí như chi phí đào tạo, chi phí tuyển dụng…
Khi nâng cao sự hài lòng trong công việc, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn, năng suất lao động nhờ đó mà cao hơn, chất lượng sản phầm và dịch vụ cũng tốt hơn. Nhân viên đã làm tăng giá trị cho công ty qua việc làm tăng giá trị của sản phầm và dịch vụ.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cấu thành nên tổ c hức, vận hành và quyết định sự thành bại của tổ chức, tạo nên một chuỗi giá trị cho doanh nghiệp. Nắm bắt được giá trị công việc của nhân viên và nâng cao sự hài lòng trong công việc của họ sẽ góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh và thương hiệu công ty thông qua việc gìn giữ và sở hữu được một đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, có năng lực và yêu nghề.
5.2.2. Đối với người lao động
Con người trong bất cứ tổ chức nào cũng hành động chủ yếu theo nhu cầu của họ. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Thông qua bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu muốn chỉ ra sự tác động từ những mong muốn, nhu cầu và những gì nhân viên cho là quan trọng khi làm việc đến tinh thần, nhiệt huyết và hài lòng, gắn bó với công việc. Từ việc xác định được những giá trị công việc của bản thân và đánh giá những gì mà tổ chức, doanh nghiệp mang lại, nhân viên có thể có cơ hội điều chỉnh những quyết định của mình để có được công việc phù hợp hơn với bản thân, làm việc nhiệt tình và hăng hái hơn, có khả năng phát huy được hết năng lực tiềm ẩn của bản thân và nâng cao được năng lực và kiến thức, ký năng chuyên môn. Thêm vào đó, khi đạt được sự hài lòng trong công việc sẽ kích thích nhân viên phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ từ đó tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến về mặt địa vị, thu nhập… Có thể nói rằng, hiểu được sự ảnh hưởng của giá trị công việc đến sự hài lòng trong công việc nhân viên không chỉ có cơ hội điều chỉnh các
quyết đinh của bản thân để có thể có được công việc phù hợp, mà còn có cơ hội khám phá thêm về chính bản thân mình.
5.2.3. Đối với xã hội
Giá trị công việc của một nhân viên không chỉ đơn giản xuất phát từ sự mong muốn của riêng nhân viên đó mà những giá trị công việc còn được hình thành từ những môi trường xung quanh, từ xã hội hiện tại, từ sự giáo dục, gia đình, bạn bè, truyền thông hay những chính sách của nhà nước. Tất cả tạo nên giá trị công việc của riêng mỗi người. Mỗi nhân viên lại có những giá trị công việc khác nhau từ đó sự hài lòng trong công việc của họ cũng không giống nhau. Song, nhìn chung hầu hết tất cả nhân viên đều mong muốn có một công việc có mức thu nhập từ trung bình đến cao, có ý nghĩa, cơ hội thăng tiến và địa vị. Đó chính là những gì mà xã hội mong muốn. Việc nhân viên tìm được giá trị công việc của bản thân dẫn đến những công việc mong muốn với mức độ hài lòng cao đến việc chất lượng, hiệu quả công việc sẽ tăng lên sẽ tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lương cao đáp ứng như cầu ngày càng khắt khe của xã hội. Qua đó, sẽ giúp nâng cao đời sống và mức sống xã hội, tạo ra một xã hội văn minh, tiên tiến. Không dừng lại ở đó, điều này còn làm cho nhân viên có trách nhiệm hơn với công việc, làm giảm sự bất mãn trong công việc, giảm sự ganh đua, đố kỵ trong doanh nghiệp, tạo ra bầu không khí thân thiện không chỉ ở nơi làm việc mà còn ở những nơi công cộng. Thêm vào đó, còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp khi xác định được giá trị công việc của mình, từ đó làm giảm mất trật tự an toàn xã hội, giúp cho xã hội ngày càng đi lên.