LUẬN BÀN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa giá trị công việc (Workvalues) và mức độ hài lòng trong công việc (Job Satisfaction) của người lao động trên địa bàn Hà Nội (Trang 71 - 72)

Có thể thấy rằng, giá trị công việc là một nguồn độc lực mạnh mẽ ảnh hưởng không ít đến hành vi của người lao động cũng như sự hài lòng của họ về công việc. Nhiều nghiên cứu trước cũng đã chỉ ra mối liên hệ này. Thông qua việc nghiên cứu về giá trị công việc, sự hài lòng trong công việc và đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa chúng, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy kết quả này có không ít điểm tương đồng với những nghiên cứu trước, song bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt so với nhiều

nghiên cứu.

Về mối liên hệ giữa giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc thông qua từng biến nhân khẩu học, kết quả của nhóm nghiên cứu có sự tương đồng với Dr. Pennapha Dhanasarnsilp, Dr. Herbert Johnson, Dr. Sirion Chaipoopirutana (2006) ở điểm “Không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ về nhận thức về giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc” và “Có sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc ở những trình độ học vấn khác nhau”. Tuy nhiên, kết quả “Có sự khác biệt về nhận thức giá trị công việc theo độ tuổi” lại không tương đồng với bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kết quả “Có sự khác biệt về nhận thức giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc ở các độ tuổi khác nhau” và “Có sự khác biệt về nhận thức giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc ở những trình độ học vấn khác nhau” tương đồng với Sharon Jay Butler Barnes (2003). Tuy nhiên, Sharon Jay Butler Barnes (2003) lại chỉ ra rằng có sự khác nhau trong nhận thức về giá trị công việc giữa nhóm Phổ thông và Trên đại học về “Địa vị xã hội của công việc”. Thêm vào đó, các nghiên cứu trước thường chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức về giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc theo từng nhóm ngành nghề, từng loại công việc cụ thể còn nhóm nghiên cứu lại phân chia thành công việc thuộc tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc không thuộc nhà nước cho phù hợp với môi trường ở Việt Nam. Do đó không có sự tương quan ở kết quả này.

Về sự tương quan giữa giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa các chiều kích của giá trị công việc với các khía cạnh thuộc sự hài lòng trong công việc. Mối liên hệ này được hiểu tổng quát là khi công việc đem lại những giá trị phù

hợp với giá trị công việc của nhân viên thì nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc đó. Quan điểm này của nhóm nghiên cứu đồng nhất với với quan điểm của Locke (1976) rằng “Sự hài lòng trong công việc” là khi đáp ứng được những giá trị công việc quan trọng của nhân viên, những giá trị này cũng được xem là mong muốn của họ trong công việc. Cụ thể hơn, khi tiến hành phân tích và xử lý số liệu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết quả có sự tương đồng với kết quả của Wang et al. (2010) đó là: “Mức độ gắn bó với công việc” có ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng về “Thu nhập và phúc lợi” , ngoài ra “Địa vị xã hội của công việc” cũng không có sự ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự hài lòng về “Thu nhập và phúc lợi”. Thêm vào đó, kết quả: “Niềm tự hào trong công việc” có sự ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng về “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” của nhóm nghiên cứu cũng đồng nhất một phần với kết quả của Hirschi (2010) rằng giá trị bên trong của công việc bao gồm “Niềm tự hào trong công việc” có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trong công việc.

Song bên cạnh đó, một vài kết quả của nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy sự tương thích với những nghiên cứu trước đây bởi lẽ những nghiên cứu trước về giá trị công việc và sự hài lòng trong công việc hầu hết là những nghiên cứu nước ngoài, thường nghiên cứu mối liên hệ này giữa những loại hình công việc cụ thể như Funderburg, L. D. (1996) hay Hegney et al. (2006) và ít thường chỉ nghiên cứu tổng quát về sự ảnh hưởng của các thước đo của giá trị công việc đến sự hài lòng trong công việc chứ không nghiên cứu kỹ ảnh hưởng đến khía cạnh cụ thể của sự hài lòng trong công việc. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu sử dụng cách phân chia các khía cạnh của sự hài lòng trong công việc theo môi trường làm việc ở Việt Nam do đó ít có sự tương thích về các biến.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa giá trị công việc (Workvalues) và mức độ hài lòng trong công việc (Job Satisfaction) của người lao động trên địa bàn Hà Nội (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w