5. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Các yếu tố bên ngoài
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Thái Nguyên đã và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tập trung cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư để trở thành điểm đến hấp dẫn và có sức hút đối với các nhà đầu tư, trong đó cải cách hành chính là ưu tiên hàng đầu của tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư. Trong quy hoạch phát triển công nghiệp, Thái Nguyên đã chú trọng đến việc ưu tiên đổi mới công nghệ và công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh. Với định hướng đó, cùng với các giải pháp, nỗ lực triển khai trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh đã tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội phát triển sẽ là tiền đề tốt để tỉnh Thái Nguyên huy động được nguồn lực cho cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
- Những khó khăn của nền kinh tế xã hội
Do khó khăn của nền kinh tế mà doanh nghiệp đang gặp phải những sự điều chỉnh bởi các chính sách của trung ương, của tỉnh chưa thỏa đáng với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
mong muốn của doanh nghiệp, điều này dẫn tới quá trình tiếp nhận phản ánh thông tin và xử lý chưa được kịp thời. Đánh giá những khó khăn này chỉ là tạm thời, song cũng phần nào đã ảnh hưởng tới công tác cải cách hành chính nói chung và công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp
Để mang lại một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thì cần có sự vào cuộc, chủ động của các doanh nghiệp. Việc cải cách hành chính phải từ hai phía. Cải cách hành chính đã làm tốt rồi, nhưng về phía doanh nghiệp cũng phải thay đổi nhận thức cho kịp với sự thay đổi của cải cách, có như vậy mới có một môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi.