Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 53 - 56)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên có phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 3.531,02km2 với 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tỉnh Thái Nguyên có 181 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã miền núi, vùng cao.

Bảng 3.1. Đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã

Phân theo huyện, thành phố, thị xã Tổng số Phường Thị trấn vùng cao miền núi Ghi chú - TP Thái Nguyên 28 9 19 - - 7 - TP Sông Công 10 4 6 - - 1

- Huyện Định Hóa 24 23 - 1 3 21 Huyện miền núi - Huyện Võ Nhai 15 14 - 1 11 4 Huyện vùng cao - Huyện Phú Lương 16 14 - 2 - 16 Huyện miền núi - Huyện Đồng Hỷ 18 15 - 3 2 16 Huyện miền núi - Huyện Đại Từ 31 29 - 2 - 31 Huyện miền núi - Huyện Phú Bình 21 20 - 1 - 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tổng số 181 143 25 13 16 109 Toàn tỉnh thuộc

tỉnh miền núi

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015)

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn. Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Khí hậu thủy văn

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vượt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 180C) chỉ trong 3 tháng. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tài nguyên đất: Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.171,6ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 293.378,1ha (chiếm 83,1%); đất phi nông nghiệp là 44.429,4ha (chiếm 12,5%) và đất chưa sử dụng là 15.364,1ha (chiếm 4,4%).

- Tài nguyên nước: Thái Nguyên có 02 sông chính là: Sông Công (có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước) và Sông Cầu có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam). Ngoài ra, Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lớn mặc dù việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân. Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 179.813,3ha đất lâm nghiệp (chiếm 50,91% diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích rừng hiện có 176.731ha; gồm rừng tự nhiên 96.303 ha, chiếm 54,5% đất lâm nghiệp, rừng trồng 80.428 ha, chiếm 45,5% đất lâm nghiệp. Tài nguyên rừng ở Thái Nguyên bị suy giảm so với trước đây, một số loại gỗ quý đã bị khai thác, số lượng hệ động, thực vật bị giảm sút.

- Tài nguyên du lịch:

Thái Nguyên có nhiều lợi thế về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài. Với tài nguyên du lịch phong phú, là cơ sở quan trọng để kết hợp giữa đào tạo nghề nông nghiệp với đào tạo nghề phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 53 - 56)