Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách hành chính trong lĩnh vực thu

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách hành chính trong lĩnh vực thu

hút đầu tư

1.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài

- Thứ nhất, tác động từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới

Ngày nay hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Quá trình này đem lại cho các nước những cơ hội mới, song cũng có những thách thức mới. Sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực đầu tư. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới và trong khu vực đang phải cạnh tranh gay gắt với nhau để thu hút dòng vốn đầu tư vào nước mình. Để hấp dẫn các nhà đầu tư, các nước cần có môi trường kinh doanh thông thoáng và cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư là việc làm tiên quyết để các nước tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông

Muốn hiện đại hóa nền hành chính, muốn đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính, muốn công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trên internet và trên các phương tiện truyền thông thì nhất thiết phải ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ. Do đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến cải cách hành chính trong thu hút đầu tư. Hiện nay, trong điều kiện khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính là điều rất dễ dàng.

- Thứ ba, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng dẫn đến áp lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Hiện nay ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay những quy định thủ tục hành chính còn thiếu tính đồng bộ, nhiều quy định về thủ tục hành chính chưa đạt yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch, nhất là các quy định về yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính khiến tâm lý ngại đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được cải thiện. Nhiều văn bản có quy định thủ tục hành chính nhưng không xác định rõ các bộ phận tạo thành thủ tục, dẫn đến khó công bố, công khai và áp dụng trên thực tế. Một số quy định về thủ tục hành chính vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, rườm rà, phức tạp, không phù hợp với điều kiện thực tế. Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa khoa học, thiếu khách quan. Nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về tiếp nhận và giải quyết công việc, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho nhà đầu tư. Do đó, muốn thu hút nhiều dòng vốn FDI vào Việt Nam, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải cách hành chính công nói chung, cải cách hành chính trong thu hút vốn đầu tư nói riêng.

- Thứ tư, sự phát triển của nền kinh tế

Chủ trương cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam được bắt đầu cuối những năm 80 của thế kỷ XX, gắn liền với thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước theo đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế đặt ra sự cần thiết khách quan phải tiến hành công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước nhằm tạo lập một nền hành chính mới, hiện đại, phù hợp với thể chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách kinh tế, phát huy dân chủ xã hội và hội nhập quốc tế.

1.1.5.2. Các yếu tố bên trong

- Thứ nhất, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính

Muốn thực hiện cải cách hành chính cần phải có chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính. Trong giai đoạn từ 2011 đến nay, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến cải cách hành chính như: Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20/6/2011 của Thủ tướng chính phủ về Phân công các bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/06/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư số 19/2014/TT-BTP ngày 15/9/2014 của Bộ Tư pháp quy định về việc nhập, đăng tải, khai thác dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Trong cải cách hành chính thì yếu tố con người vẫn là khâu quyết định. Các quy trình, thủ tục hành chính, suy cho cùng cũng là do con người ban hành ra và thực hiện. Cùng một quy trình thủ tục nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm kém. Điều này cho thấy, vấn đề con người mang yếu tố quyết định. Vì vậy, muốn cải cách, muốn thay đổi, muốn gọn nhẹ, mấu chốt vẫn là cải cách, thay đổi chính tư duy của chính cán bộ, công chức làm công việc liên quan đến cải cách hành chính. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tính chuyên nghiệp cao, có đủ trình độ, có kỹ năng để triển khai những quyết định hành chính và ý thức chuyên nghiệp trong thực thi công vụ là vấn đề then chốt.

- Thứ ba, nguồn ngân sách cho cải cách hành chính

Muốn cải cách hành chính cần phải có kinh phí để thực hiện. Nguồn kinh phí cho cải cách hành chính hạn hẹp sẽ gây khó khăn cho quá trình thực hiện cải cách hành chính. Ngược lại, nếu kinh phí được cung cấp đầy đủ theo đúng lộ trình, theo từng giai đoạn sẽ thúc đẩy hoạt động cải cách hành chính diễn ra nhanh, đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ) (Trang 26 - 29)