V. Bố cục của đề tài
1.6.2 Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
1.6.2.1 Đặc điểm
Là phƣơng pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tƣ hàng hóa trên sổ kế toán, từ đó xác định giá trị vật tƣ, hàng hóa đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tƣ, hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà đƣợc theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”.
Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật tƣ, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, đƣợc xuất dùng hay bán thƣờng xuyên.
1.6.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản TK611 “Mua hàng”
Tài khoản TK152,153 “Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ”
Nội dung và kết cấu của tài khoản TK152,153 “Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ”
Nợ TK152,153 “Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ” Có
Phát sinh:
+ Kết chuyển giá trị thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ.
Phát sinh:
+ Kết chuyển giá trị thực tế của NVL, CCDC tồn kho đầu kỳ
Nội dung và kết cấu của tài khoản Tài khoản TK611 “Mua hàng”
Nợ TK611 - Mua hàng Có
Phát sinh:
+ Kết chuyển giá trị NVL, CCDC, hàng hóa tồn kho đầu kỳ.
+ Giá trị NVL, CCDC, hàng hóa nhập kho trong kỳ.
Phát sinh:
+ Kết chuyển giá trị NVL, CCDC, hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
+ Trị giá NVL,CCDC, hàng hóa xuất kho trong kỳ.
+ Trị giá NVL, CCDC, hàng hóa trả lại cho ngƣời bán.
1.6.2.3 Phương pháp hạch toán
- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá NVL, CCDC và hàng mua đang đi đƣờng, ghi: Nợ TK611 – Mua hàng
Có TK151,152,153 – Hàng đi đƣờng, NVL,CCDC
- Trong kỳ, căn cứ vào chứng từ mua hàng và thực tế kiểm nhận đủ, nhập kho NVL, CCDC kế toán ghi:
Theo phƣơng pháp thuế GTGT khấu trừ ghi: Nợ TK 611 – Mua hàng
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có TK 111,112,141,331 – Tổng thanh toán Theo phƣơng pháp thuế GTGT trực tiếp ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 111,112,141,331 – Tổng thanh toán
- Chiết khấu khi thanh toán tiền mua NVL, CCDC đƣợc hƣởng ghi: Nợ TK111,112,331
Có TK 515 – Doanh thu hoạt đông tài chính
- Nếu bên bán cho doanh nghiệp hƣởng chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hoặc trả lại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho bên bán thì ghi giảm giá hàng nhập kho:
Nợ TK111,112, 331 – Số tiền thực nhận
Có TK611 – Trị giá NVL,CCDC giảm giá hoặc trả lại Có TK133 – Thuế GTGT (nếu có)
- Khi nhập kho NVL, CCDC đã mua kỳ trƣớc đang đi đƣờng nay về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK611 – Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho
Có TK111 – Hàng mua đang đi đƣờng
- Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, NVL,CCDC tồn kho vào cuối kỳ, phản ánh kết quả kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK151,152,153 – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Có TK 611 – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Phân bổ vào các tài khoản có liên quan, kế toán ghi:
Riêng đối với CCDC xuất dùng căn cứ vào giá trị phân bổ cho các đối tƣợng: Nợ TK621,627,642 – Loại phân bổ 100%
Nợ TK142, 242 – Loại phân bổ nhiều lần Có TK611 - Mua hàng
Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phƣơng pháp kiểm kê kỳ
TK111,112,141,331 TK 611 TK621,627,641,642,241
TK133 Xuất NVL, CCDC dùng trong SXKD
NVL,CCDC mua vào trong kỳ
TK151,152,153 TK 111,112,331 Kết chuyểnNVL,CCDC tồn kho Xuất NVL,CCDC trả lại hoặc
Và đang đi trên đường đầukỳ Giảm giá cho người bán
TK151,152,153 K/c NVL,CCDC đang đi đường cuối kỳ
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG
TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI CAO MINH 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại CAO MINH.
2.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty
Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH Có Ba Thành Viên trở lên
Tên Công ty : Công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh Tên giao dịch : Cao Minh Trading Contruction Co.,Ltd
Tên viết tắt : Cao Minh Co.,Ltd
Địa chỉ trụ sở chính : 192 Nguyễn Thái Sơn, P4, Q. Gò Vấp, TP. HCM Mã số thuế : 0301590338
Địa chỉ Email : caominhmeo@hcm.vnn.vn
Công Ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh do 3 thành viên sáng lập: + Ông Lê Phƣơng Vũ
+ Bà Nguyễn Thị Minh Hiếu + Bà Võ Trƣơng Nhị Lam
Năm 1999 hiện trạng công nghệ kỹ thuật chƣa phát triển nhiều, ở Việt Nam những yêu cầu phải đáp ứng của một xã hội phát triển ngày càng cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong ngành ra đời trong sự cạnh tranh gay gắt.
Ông Lê Phƣơng Vũ trƣớc đây là sinh viên trƣờng Đại Học Kiến Trúc, Ông có ý định và sáng kiến thành lập một công ty chuyên ngành về xây dựng và trang trí nội thất. Từ đó, Ông đã mời hai ngƣời bạn của Ông cùng nhau góp vốn để kinh doanh.
Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết Công ty đã đƣợc cấp giấy phép chính thức vào ngày 22/01/1999, theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ cấp ngày 22/01/1999 số ĐKKD: 070740. Diện tích mặt bằng 600m2 trong đó 100m2 làm văn phòng giao dịch và phòng làm việc, 500m2 còn lại làm kho vật tƣ và xƣởng cơ khí.
Các giai đoạn phát triển của công ty:
Từ năm 1999 đến 2000 Công ty nghiên cứu về mảng thiết kế và sản xuất các mặt hàng nội điện tử em bé và xích đu. Do nắm bắt đƣợc tình hình biến động của thị trƣờng trong ngành xây dựng, Công ty đã chọn hƣớng xây dựng làm thế mạnh, Ban Giám Đốc đã xác định ngành xây dựng làm mũi nhọn, là thế mạnh chủ lực sống còn của Công Ty.
Từ năm 2001 đến năm 2004 Công Ty đã tham gia xây dựng cho khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Bến Lức Long An, Nhà máy khí Rajchienr, Nhà máy thép Vina Tafong, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Chinfon, Công ty còn sản xuất và kinh doanh xích đu, nôi, giƣờng trẻ em và một số đồ dùng cho nhà trẻ. Sản phẩm đƣợc sản xuất bằng ống thép liền, sơn tĩnh điện có thể tháo lắp để vận chuyển.
2.1.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép hoạt động kinh doanh:
Xây dựng dân dụng, công nghiệp; San lắp mặt bằng; Sửa chữa nhà ở và trang trí nội thất; Sản xuất các sản phẩm cơ khí; Đại lý ký gởi hàng hóa.
Tƣ vấn đầu tƣ và xây dựng công trình: thăm dò, thí nghiệm, lập và thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng, thiết kế; Lập tổng dự toán và thẩm định thiết kế, tổng dự toán; Quản lý và thực hiện dự án; Kiểm định chất lƣợng công trình; Tƣ vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, cung cấp vật tƣ thiết bị, xây lắp công trình.
Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
2.1.1.3 Cơ cấu vốn
Số TT Tên thành viên Vốn Điều Lệ ( đồng)
1 LÊ PHƢƠNG VŨ 750.000.000
2 NGUYỄN THỊ MINH HIẾU 600.000.000
2.1.2 Bộ máy tổ chức tại công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM-XD Cao Minh
Chức năng của từng bộ phận
+ Ban Giám đốc
- Là ngƣời đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trƣớc pháp luật, các đối tác là khách hàng, nhà cung cấp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổng điều hành mọi hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của công ty.
- Ra các quyết định về cơ cấu tổ chức điều hành, cơ cấu lƣơng và chi thƣởng đối với nhân viên của công ty. Bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ chủ chốt, báo cáo tài chính định kỳ hằng năm.
+ Phó giám đốc
- Là ngƣời trợ giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc Công ty và pháp luật về những công việc đƣợc giao. Phó giám đốc Công ty do tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật.
+ Phòng kế hoạch vật tư
- Tham mƣu cho giám đốc, quản lý vật tƣ và máy móc thiết bị. Nghiên cứu theo dõi vật tƣ và máy móc thiết bị, theo dõi và lập kế hoạch cung ứng sử dụng vật tƣ, tổ chức
Ban Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Thi Công Phòng Kế Hoạch Vật Tƣ Xƣởng Sản Xuất
Công nhân Sản Xuất
Đội Thi Công
Đội Lắp Dựng Đội Tổ Hợp Dàn Phòng Nhân sự Phòng Tài Chính Kế Toán
+ Phòng Tài chính - Kế toán
- Tham mƣu cho chủ nhiệm công trình về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ, theo dõi sổ sách thu chi của ban chỉ huy công trình, phục vụ kỹ sƣ tƣ vấn, các khoản cấp phát, cho vay và khối lƣợng hàng tháng với các đội sau khi đƣợc chủ công trình duyệt. Thực hiện tất cả các chính sách của nhà nƣớc về tài chính, thuế, tiền lƣơng cho văn phòng và các đội. Báo cáo định kỳ tháng, quyết toán công trình.
+ Xưởng sản xuất
- Phục vụ quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình nhƣ lắp ráp cửa, điện, hệ thống cấp thoát nƣớc cho công trình xây dựng.
+ Phòng nhân sự
- Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tính lƣơng, khen thƣởng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, bảo hộ lao động cho các cán bộ công nhân viên, quản lý hành chánh, quản lý các dụng cụ, phƣơng tiện, chăm lo đời sống các cán bộ nhân viên và công tác phúc lợi.
+ Phòng thi công
- Thực hiện nhiệm vụ do chủ nhiệm công trình giao và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lƣợng, tiến độ công trình. Lãnh đạo đội có nhiệm vụ lo nơi ăn chỗ ở, làm việc, kho xƣởng, bến bãi, phƣơng tiện, thiết bị nhân lực phù hợp với tiến độ, công nghệ thi công. Kiểm tra đôn đốc hàng ngày về quy trình thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lƣợng. Các phòng nghiệp vụ cùng các đội là một thể thống nhất có trách nhiệm giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ đƣợc chủ nhiệm công trình giao.
Nhận xét
Cách bố trí mỗi phòng ban riêng biệt tạo nên tính độc lập giữa các phòng ban hạn chế sự tác động gây cản trở công việc do mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt công việc của từng ngƣời độc lập với nhau.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thể hiện sự tƣơng quan, tƣơng trợ lẫn nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Qua đó thể hiện đƣợc tính logic, khoa học trong công tác quản lý về mọi mặt nhằm đƣa công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
2.1.3 Tình hình nhân sự
2.1.3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty
Hầu hết các cán bộ nhân viên của công ty đƣợc đào tạo và đƣợc bố trí công việc đúng chuyên môn và nghiệp vụ. Đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật đƣợc đào tạo chính quy, có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý điều hành thi công, xây lắp thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ ở trong và ngoài nƣớc thông qua chƣơng trình đào tạo.
Cơ cấu nhân sự đƣợc phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tùy vào yêu cầu quản lý, yêu cầu đánh giá nhân sự mà công ty lựa chọn cho mình những cách phân loại khác nhau.
2.1.3.1.1 Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn
Theo trình độ học vấn, lao động trong Công ty đƣợc phân chia theo trình độ, bằng cấp chuyên môn mà ngƣời lao động đã đạt đƣợc. Dựa vào tiêu thức này, chúng ta có thể đánh giá đƣợc trình độ chuyên môn, cũng nhƣ khả năng đào tạo, phát triển và bố trí công việc cho lao động.
Công ty đánh giá trình độ học vấn của lao động theo các mức: Trên đại học, Đại học - Cao đẳng, Trung học, Công nhân kỹ thuật, Lao động phổ thông. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Trình độ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Trên Đại học 1 3,03 1 2,94 1 2,94 Đại học – Cao đẳng 12 36,36 13 38,24 13 38,24 Trung học 3 9,09 3 8,82 3 8,82 Phổ thông 3 9,09 2 5,88 2 5,88 Công nhân kỹ thuật 14 42,43 15 44,12 15 44,12 Tổng cộng 33 100 34 100 34 100
(Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH XD – TM Cao Minh)
Số lao động đƣợc tính đến tháng 12 của mỗi năm.
Nhận xét
Nhìn chung, đa phần lao động của Công ty chủ yếu là ở trình độ Công nhân kỹ thuật và Đại học – Cao đẳng (chiếm trên 30%). Điều này là do yêu cầu lao động cần cho quá trình quản lý là chủ yếu, đồng thời cũng cho ta thấy trƣớc đƣợc tỷ lệ lao động của Công ty là tƣơng đối cao.
Tỷ lệ lao động phổ thông là ít ( 5,88% trong năm 2013). Nhƣ vậy, số lao động đã qua đào tạo của Công ty (từ trình độ Công nhân kỹ thuật trở lên) chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy Công ty vẫn quan tâm đến việc tuyển chọn lao động đầu vào và việc đào tạo cho lao động.
2.1.3.1.2 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi
Theo độ tuổi, lao động trong Công ty đƣợc phân thành các nhóm tuổi khác nhau. Dựa vào cách phân loại này, ta có thể xem xét trƣớc tình hình về hƣu của lao động, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo hay đánh giá chất lƣợng lao động chung của Công ty.
Sau đây là số liệu lao động theo độ tuổi qua các 3 năm gần đây:
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của Công ty TNHH XD – TMCao Minh Độ tuổi
(Tuổi)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Từ 30 trở xuống 10 30,30 10 29,41 10 29,41 Từ 31 đến 45 22 66,66 21 61,76 21 61,76 Từ 46 đến 55 1 3,03 3 8,83 2 5,88 Từ 56 trở lên 0 0 0 0 1 2,95 Tổng cộng 33 100 34 100 34 100
(Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH XD – TM Cao Minh)
Số lao động đƣợc tính đến tháng 12 của mỗi năm.
Nhận xét
Đa số tuổi đời lao động của công ty từ 31 đến 45 tuổi (chiếm khoảng trên 60% tổng số lao động), tiếp theo là độ tuổi từ 30 trở xuống (chiếm khoảng 30% tổng số lao động) cho thấy công ty có đội ngũ lao động tƣơng đối trẻ. Điều này phù hợp với tính chất công việc của công ty, mặt khác còn thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dƣỡng lao động để nâng cao tay nghề, trình độ, đặc biệt là phục vụ cho chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn của Công ty đang tiến hành.
2.1.4 Doanh thu hoạt động qua các năm
Bảng 2.3: Doanh thu qua các năm của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 17.671.866.137 27.914.847.187 9.691.539.102
Giá vốn 16.581.309.721 26.327.029.968 8.582.262.404
Chi phí 945.936.252 1.360.112.621 1.133.972.035
Lợi nhuận trƣớc thuế 217.154.376 101.850.787 (88.003.153)
Lợi nhuận sau thuế 162.865.782 101.850.787 (88.003.153)
(Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty TNHH XD – TM Cao Minh) Nhận xét
Doanh thu trong 3 năm gần đây tăng giảm không đều: từ năm 2011 doanh thu tăng lên 57,96% so với năm 2010 nhƣng đến năm 2012 thì doanh thu giảm mạnh nguyên nhân là do trong năm 2012 tình hình kinh tế trong nƣớc có nhiều chuyển biến xấu nên cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến doanh thu của các công trình.
Tóm lại, theo bảng phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc đánh giá là khả quan. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công