IV. Những đánh giá chung về hinh thức trả lương cán bộ công nhân viên tại Công
3. Hoàn thiện hệ thống thang bảng lương
Căn cứ vào bảng hệ số tiền lương các chức danh của Công ty ta thấy, hệ
số lương cấp bậc trong cùng một nhóm nghề và giữa các nhóm nghề còn nhiều nơi chưa hợp lý cho lắm. Như giữa chức danh Bí thư đoàn thanh niên
với trưởng phòng KT, KTTT, KHĐT, GĐXNPT hoặc giữa tổ trưởng dạy
nghề với giáo viên dạy nghề và nhân viên y tế. Hay ngay cả trong một nhóm
nghề ta cũng thấy còn có sự bất kợp lý như trong tổ kỹ thuật mẫu hay kỹ thuật
Mặt khác ngay trong cả việc phân số cấp bậc công việc bình quân tại
các xí nghiệp may chẳng hạn. ở đây còn nhiều bất cập, ví dụ ở chức danh
NVNV quá cao. Có thể dẫn đến hệ số tiền lương theo cấp bậc công việc bình quân trong nhóm nghề đó quá gần nhau từ đó làm cho người công nhân không
muốn nâng cao trình độ tay nghề. Và trong bảng hệ số tiền lương các chức
danh của Công ty còn cho ta thấy một điều rằng, để phấn đấu được các chức danh như (công nhân kỹ thuật cắt, KTTP, NVNV) thì người công nhân phải đạt được tay nghề rất cao dễ dẫn đến sức ỳ trong sản xuất không trẻ hoá được đội ngũ lao động chủ chốt trong Công ty …
Từ những bất hợp lý trên theo em Công ty nên điều chỉnh lại hệ số tiền lương ở một số chức danh và nhóm nghề khác nhau hoặc trong một nhóm
nghề nhất định như: Như giữa chức danh Bí thư đoàn thanh niên với trưởng
phòng KT, KTTT, KHĐT, GĐXNPT hoặc giữa tổ trưởng dạy nghề với giáo
viên dạy nghề và nhân viên y tế. Bằng cách:
Khi xác định bội số của thang lương, ngoài phân tích các yếu tố trực
tiếp trong nghành còn cần phải phân tích các quan hệ trong nhóm nghề và những nghành nghề khác nhau. Để đạt được tương quan hợp lý giữa các
nhóm nghề khác nhau.
Còn khi xác định số bậc trong một nhóm nghề thì phải căn cứ vào bội
số của một thang lương, tính chất phức tạp của sản xuất và trình độ trang bị
kỹ thuật cho người lao động, trình độ phát triển lành nghề.
Đối với việc xác định hệ số lương của các bậc ta nên dựa vào bội số của thang lương. Số bậc trong thang lương và tính chất trong hệ số tăng tương đối mà xác định hệ số lương tương ứng cho từng bậc lương.