Phương pháp xây dựng quỹ lương khoán.

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại công ty may thăng long (Trang 34 - 37)

IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

1. Phương pháp xây dựng quỹ lương khoán.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu đã đạt được qua các năm, dự toán sản xuất năm tới. Quỹ lương sẽ do tổng Công ty may

Việt Nam giao và người lao động cùng với người sử dụng lao động thực hiện

chỉ tiêu được giao. Sau đó định mức kế hoạch đã được trình thông qua đại hội

công nhân viên chức hàng năm trong đó bao gồm cả quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng và phân phối thu nhập nhằm: Phát huy quyền chủ động cho người lao động, đây sẽ là mục tiêu phấn đấu cho cá nhân người sản xuất. Đồng thời đây cũng là một công cụ để thực hiện tốt phương pháp phân phối theo lao động vì tiền lương kế hoạch ở đây sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh

doanh của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất. Mặt khác nó cũng có

tác dụng đẩy mạnh tăng cường công tác hoạch toán ở các đơn vị sản xuất.

Sau khi nhận được các chỉ tiêu về quỹ lương khoán. Công ty sẽ căn cứ

vào từng đơn vị sản xuất, mặt hàng sản xuất để giao cho hình thành lên quỹ

tiền lương. Quỹ tiền lương này sẽ được tính theo doanh thu của các xí nghiệp

thành viên. Thông qua các chỉ tiêu cần xác định:

+ Thứ nhất: Xác định các chỉ tiêu như; Thu nhập bình quân, tiền lương,

tiền thưởng và các khoản phụ cấp gắn với doanh thu, thu nhập ngoài lương.

Ví dụ 2002 các chỉ tiêu trên của Công ty là: Thu nhập bình quân: 1.100.000 Đ/N/T

Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp gắn với doanh thu:967.700 Đ/N/T

Thu nhập ngoài lương: 132.300 Đ/N/T

+ Thứ hai: Công ty có nhiệm vụ cần cân đối quỹ lương khoán, luôn đảm bảo có nguồn chi trả cho cán bộ công công nhân viên các khoản như:

Tiền thưởng vào các ngày Tết âm lịch, Tết dương lịch, ngày kỷ niệm

Phụ cấp độc hại trong sản xuất, các khoản chi đoàn thể, trợ cấp thôi

việc…

+ Thứ ba: Xác định doanh thu kế hoạch, năng suất lao động bình quân trên từng loại công nhân

Ví dụ: Trong kế hoạch năm 2002

Năng suất lao động bình quân một công nhân may: 9,13$/ngày.

Năng suất lao động bình quân một công nhân viên xí nghiệp:

6,9$/ngày.

Năng suất lao động bình quân một 1 người lao động trong Công

ty:6,02$/ngày.

Và doanh thu:12,958$/ngày

+ Thứ tư: Xác định cấp bậc công việc bình quân và hệ số phân phối tiền lương của các chức danh công việc trong Công ty.

Căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm, mức lương cán bộ công nhân

và hế số phân phối thu nhập đã xác định cho từng chức danh nghề, xác định

mức lương cấp bậc công việc bình quân (hệ số lương cấp bậc công việc bình quân) và hệ số phân phối thu nhập bình quân của đơn vị

* Hệ số cấp bậc công việc:

- Căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm, mức lương cấp bậc công

việc đã được xác định cho từng chức danh nghề, xác định mức lương và hệ số

cấp bậc công việc bình quân của đơn vị

- Công thức Hcb =   n i LDdbi Hcbi 1 *   n i LDdbi 1 Trong đó:

LĐ đbi: Lao động định biên có chức danh i

Hcb: Hệ số CBCV b/q của đơn vị

* Mức lương CBCV (CVbq) : CVbq = Tmin * (Hcb +Hpc)

* Hệ số phân phối thu nhập bình quân (HTN): HTN = Hi * LĐđb Trong đó:

Hi: Hệ số phân phối thu nhập của chức danh i

+ Thứ năm: Xác định tỷ lệ khoán quỹ lương theo doanh thu của các xí

nghiệp và đơn vị trực thuộc Công ty.

Theo quy chế của Tổng Công ty dệt may Việt Nam quy định quỹ lương

bằng 52% doanh thu may gia công. Phần quỹ lương này sẽ đựoc dùng để phân

phối cho các xí nghiệp trực tiếp sản phẩm và các phồng ban, đơn vị trực thuộc

Công ty. Quỹ này sẽ đựơc chia theo các tỷ lệ sau:

- Đối với các xí nghiệp may: Tỷ lệ khoán quỹ lương là 41,76% doanh

thu của xí nghiệp( nó chiếm khoảng 87% quỹ lương). Còn tỷ lệ tăng đơn giá

luỹ tiến đối với phần doanh thu vượt mức là 30% của doanh thu vượt mức kế

hoạch. Khi đó quỹ tiền lương khoán đựoc hưởng sẽ là:

QTLhưỏng = 41,76% x DTTH + 30%DTVKH

- Đối với khối phòng ban và đơn vị phục vụ: Tỷ lệ khoán quỹ lương là

6,24% doanh thu chiếm (13% quỹ lương), 1,5% doanh thu bán hàng của cửa

hàng thời trang doanh thu đại lý và 3% doanh thu của bộ phận thêu,mài. Còn tỷ lệ tăng đơn giá luỹ tiến đối với phần doanh thu vượt mức là 5% của doanh thu vượt mức kế hoạch.

Khi đó quỹ tiền lương khoán đựoc hưởng sẽ là:

QTLhưỏng = 6,24% x DTTH + 1,5%DTBH + 3%DTT + 5%DTVKH - Đối với phòng kinh doanh nội địa

Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ qua các năm

và khả năng sản xuất tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nhằm tăng doanh thu

sẽ ra mức khoán quỹ lương đến từng phòng đến từng phòng kinh doanh nội địa.

Ví dụ: năm 2002 doanh thu nội địa ước đạt 23,5 tỷ đồng thì phòng kinh doanh nội địa đảm bảo 16,180 tỷ đồng

Như vậy quỹ tiền lương của từng phòng kinh doanh nội dịa bằng 1%

doanh thu thực hiện. Còn đối với phần vượt kế hoạch được thanh toán vào cuối năm kế hoạch được tính 1% doanh thu. Riêng đối với doanh thu tự khai

thác Công ty sẽ chi cho đơn vị 2% so với lợi nhuận dòng đối với trường hợp

thua lỗ thì phải chịu hoàn toàn.

2.2 Xác định đơn giá tiền lương

Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc, định

mức lao động, định mức phụ cấp. Mỗi mặt hàng chỉ được tính một đơn giá

nhất định. Mặt hàng khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau. sản phẩm có chất lượng khác nhau có các tính cách tính khác nhau. Mặt khác, đơn giá tiền lương có tính chất tương đối khi mức tiền lương thay đổi thì cũng phải tính lại đơn giá tiền lương.

Doanh nghiệp tính đơn giá dựa trên doanh thu, khi đó công thức xác định

tỉ lệ % thu nhập lương trên doanh thu: Tỉ lệ thu nhập lương trên doanh

thu tạm tính theo SPSX kỳ KH =

 VKH

* 100% Doanh thu

Trong đó:

 VKH : Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch

Doanh thu: Tổng doanh thu KH theo KHSX trong kỳ (theo các sản phẩm đã hoàn thành).

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại công ty may thăng long (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)