Mục đích: nhằm xem xét hiệu quả, tính thiết thực và các tác động của QLTHVBB, những tồn tại, nẩy sinh; đề xuất chỉnh sửa cho một chu trình mới và đề xuất nhân rộng mô hình.Cách thức: tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của các quốc gia và địa phương, các phương pháp tiếp cận hiện nay về quản lý vùng ven biển thường không đủ để đạt được sự phát triển bền vững. Do đó, các tài nguyên ven biển đang bị suy thoái và thất thoát ở nhiều khu vực trên thế giới. Các biện pháp làm sạch, tái tạo và bảo tồn tốn kém sẽ cần thiết để tránh tiếp tục làm suy giảm khả năng tồn tại của các cộng đồng địa phương và tránh sự gia tăng hơn nữa tính dễ bị tổn thương đối với sự thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển trong thời gian dài hơn.
Như vậy, cần đề ra một số chính sách giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên cũng như tìm kiếm sự cân bằng giữa các lợi ích kinh tế trước mắt với lợi ích môi trường dài hạn hơn. Nói cách khác, cần đề xuất và thực hiện các quyết định mang tính tổng hợp phục vụ tốt nhất nhu cầu của xã hội đương thời và trong tương lai.
QLTHVBB là một định hướng đúng đắn có tính khả thi để hướng tới phát triển bền vững. Do hoàn cảnh kinh tế - xã hội, có những sự khác biệt nhất định trong việc áp dụng mô hình QLTHVBB ở các nước khác nhau, đặc biệt ở các nước phát triển và đang phát triển. Mặc dù đã có những mô hình thành công ở một số nước hoặc một số nơi, nhưngnhiều hoạt động QLTHVBB chưa đạt được hiệu quả cao và chưa trở thành một quá trình“tự lực”.
Những bài học QLTHVBB ở các nước rất có ý nghĩa đối với việc lựa chọn mô hình QLTHVBB cho Việt Nam - một nước mà thể chế xã hội có rất nhiều thuận lợi cho phương thức quản lý này. Bên cạnh những kết quả bước đầu, sự nghiệp QLTHVBB đang phải đối mặt với những vấn đề cần giải quyết về cơ sở lý luận, cơ chế, năng lực và phương pháp,… Ngoài mô hình cấp tỉnh, cần xây dựng một số mô hình khác, trong đó có mô hình cấp vùng hay mô hình theo địa hệ tự nhiên. Để đảm bảo QLTHVBB trở thành quá trình tự lực, cần phải xác định được cơ chế đầu tư tài chính bền vững và không né tránh giải quyết mâu thuẫn. QLTHVBB phải hướng tới lợi ích, sự tham gia cộng đồng và các bên có lợi ích, góp phần xoá giảm đói nghèo. Cần tránh hai xu hướng thái quá trong QLTHVBB: theo kiểu cai quản, tuyệt đối hoá luật pháp và chế tài; hoặc theo kiểu “phong trào” với sự tham gia của cộng đồng chỉ
là hình thức và vai trò quản lý Nhà nước bị xem nhẹ. Vì vậy việc xây dựng các chương trình ưu tiên trong việc QLTHVBB là rất cần thiết.
Quá trình QLTH đới bờ biển Việt Nam được thực hiện trên các quy mô không gian khác nhau theo các cấp độ phân cấp, phân vùng và phân kỳ quản lý. Năm vấn đề QLTH vùng bờ biển đã được lựa chọn. Từ kết quả xác định thứ tự ưu tiên cho các vấn đề QLTH cho bốn vùng bờ biển là Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ, thứ tự các vấn đề ưu tiên cho toàn dải bờ biển Việt Nam đã được xác định (theo thứ tự cấp độ ưu tiên thấp dần) là: 1-Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; 2-Quản lý, ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm và các sự cố môi trường; 3-Bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học; 4-Quản lý, ngăn ngừa, phòng tránh thiên tai; 5-Giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích. Thứ tự các vấn đề ưu tiên của vùng ven bờ biển Bắc bộ và Nam bộ tương đồng với nhau và tương đồng với thứ tự ưu tiên của toàn đới bờ biển Việt Nam. Trong khí đó, thứ tự ưu tiên tại vùng bờ biển Bắc bộ và Bắc Trung bộ có những nét khác. Kết quả xác định thử nghiệm phân kỳ ưu tiên cho ba cấp quản lý: toàn đới bờ biển Việt Nam, vùng bờ biển Bắc bộ và khu vực bờ biển thành phố Hải Phòng đã cho thấy tính thống nhất và tính đặc thù của vấn đề ưu tiên quản lý của từng cấp qua từng phân kỳ quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tác An, Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Bích Châu, 2008. Quản lý tổng hợp đới ven bờ biển ở Việt Nam: mô hình và triển vọng. Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển. Trường Đại học Thủy Lợi.
2. Phạm Thùy Dương, 2011. Quản lý tổng hợp vùng ven biển. Báo cáo hội thảo Quốc gia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Chu Hồi, Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam. Báo cáo trình bày tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI).
4. Nguyễn Chu Hồi (chủ biên), 2000. Nghiên cứu xây dựng phương án QLTH VBB Việt Nam, góp phần đảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền vững. Báo cáo đề tài KHCN.06-07. Lưu trữ tại Viện TN&MT biển, Hải Phòng.
5. Lê Đức Tố (Chủ biên)-Hoàng Trọng Lập-Trần Công Trục-Nguyễn Quang Vinh. Quản lý biển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
6.Trần Đức Thạnh, 2012. Những vấn đề ưu tiên trong quản lý tổng hợp đới bờ biển Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ biển. Số 1, trang 1-9.
7. Trần Đức Thạnh, 2010. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam: Từ nhận thức đến thực tiễn. Tạp chí Hoạt động Khoa học. Số 611 (4/2010), tr. 25 – 28.
8. IUCN-NOAA-MOFI, 2002. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam: Vấn đề và Cách tiếp cận. Kỷ yếu hội thảo, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2012. Luật Biển Việt Nam. Luật số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.
II. Các Website tham khảo chính
10.. https://pandipress.wordpress.com 11. http://vietnamnet.vn
12. https://www.iucn.org