Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu đa dạng sinh học hoặc tìm hiểu diễn biến thiên tai.
Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho đề tài không chỉ trong quá trình thực hiện mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ…..
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Cách tiếp cận trong quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ 3.1.1 Tiếp cận dựa vào chính sách pháp luật và công ước quốc tế
3.1.1.1 Môi trường thể chế
Để quản lý môi trường vùng bờ biển có hiệu quả, cần có hệ thống kiểm soát đề ra các mục tiêu quản lý vùng bờ biển, kiểm soát sự phát triển và đề xuất những hành động thích hợp ngắn han và dài hạn. Về cơ bản có thể xác định 4 nội dung sau: - Hệ thống chính sách, xác định các mục tiêu lâu dài về quản lý vùng bờ biển và những chỉ tiêu cần áp dụng để phân tích các kịch bản khác nhau;
- Hệ thống pháp lý, toàn bộ các hiệp định quốc tế đang chi phối, các điều luật quốc gia và quy chế khu vực/địa phương làm cho chính sách này có hiệu lực thi hành;
- Hệ thống tài chính, cung cấp vốn cần thiết;
- Hệ thống thực hiện, xác định pạhm vi chách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý vùng bờ biển;
Do lịch sử phát triển, nền văn hoá, xã hội, hành chính và điều kiện tài chính khác nhau, mỗi nước đã triển khai một hệ thống kiểm soát khác nhau. Vì hiệu quả của hệ thống kiểm soát có tầm quan trọng sống còn cho sự thành công quản lý vùng bờ biển cho nên những nhà quản lý vùng ven biển phải nhận thức được các đặc điểm và trách nhiệm này.
3.1.1.2 Hành lang pháp lý
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ thực chất là một quá trình ra quyết định liên tục, nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa thực tế với điều mong muốn trong sử dụng các nguồn tài nguyên biển và ven bờ. Điều này có thể thực hiện được nhờ một hệ thống các quyết định/biện pháp. Việc hình thành vấn đề, xác định các mục tiêu quản lý và xây dựng các chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu đó, cần được tiến hành theo một quy trình hệ thống. Tuy nhiên hệ thống được xác định đảm bảo tính khả thi và quá trình triển khai an toàn và hiệu quả cần thiết có sự ràng buộc của xã hội và cộng đồng người dân nhằm thực thi hiệu quả quá trình quản lý. Điều cần
thiết phải có một hành lang pháp lý giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân có cơ sở hoạt động tốt hơn trong quản lý vùng ven bờ theo hướng phát triển bền vững.
Trong quá trình tìm hiểu và phổ biến phương thức quản lý tổng hợp (QLTH) vùng biển và ven biển, nhiều tổ chức và cá nhân tham gia đã gặp những khó khăn trong việc thống nhất cách hiểu và áp dụng các khái niệm liên quan đến biển, vùng ven biển và quản lý tài nguyên ở đó. Chính vì vậy cần có cơ sở pháp lý để có một sự quy chuẩn về nội hàm của những khái niệm đó. Có thể chưa thật đầy đủ như mong muốn của các nhà khoa học, những người làm công tác quản lý, hay các chuyên gia, nhưng căn cứ pháp lý chung và thống nhất để áp dụng trong quản lý và đời sống. Vì vậy, cần có quy định về các điều kiện đảm bảo cho quản lý tổng hợp vùng ven biển và hải đảo, trong đó nhấn mạnh vào việc phát triển nguồn nhân lực lâu dài và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp biển và hải đảo cho các đối tượng khác nhau.
Quản lý vùng ven bờ phải thể hiện rõ sự nhìn nhận tầm quan trọng của công tác phân vùng chức năng và quy hoạch sử dụng tài nguyên biển và ven biển. Từ góc độ người làm chuyên môn, nhận thấy đây là một công cụ quan trọng trong việc quyết định thành công hay không của việc áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vào thực tế.
Vấn đề nổi cộm ở bất cứ vùng biển và ven biển nào trên thế giới chứ không riêng ở nước ta là sự bất hợp lý, thậm chí là mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường biển. Công việc phân vùng quy hoạch để sử dụng khai thác hợp lý, lâu dài là bài toán rất khó cần có hành lang pháp lý cho việc này. Vấn đề tiếp theo là công việc chuyên môn thực hiện như thế nào.Quá trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau trong môi trường xã hội, kinh tế, khoa học và hợp tác quốc tế. Yêu cầu về hợp tác và điều phối khi được pháp lý hoá sẽ có nhiều khả năng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì thế một nội dung đặc biệt quan trọng trong pháp quy là tạo cơ chế và quy định thể chế cho việc hợp tác, điều phối liên ngành, liên lĩnh vực trong quản lý tài nguyên và môi trường biển và hải đảo.Đây là một yếu tố then chốt của phương thức quản lý tổng hợp.
Vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ và biển đảo cần được thể chế hóa trong đào tạo cán bộ từ cấp cao trở xuống, từ trung ương
đến các địa phương duyên hải. Cần quan tâm đầu tư tăng cường năng lực về quản lý tổng hợp cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn hiện có, vì dẫu sao đây cũng là nội dung mới, đặc biệt là đối với nhiều địa phương.
Để quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân cần thiết pháp lý hóa cơ chế phối hợp giữa các bên trong quản lý tài nguyên biển và hải đảo. Quy định chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, của các cấp quản lý.
Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 25) về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo là một văn bản pháp lý đánh dấu bước tiến quan trọng về thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Việt Nam. Nghị quyết đã bước đầu thỏa mãn những yêu cầu cơ bản trong quản lý tổng hợp vùng biển và ven biển nước ta.
Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai chuyên môn, nhiều đơn vị triển khai quản lý tổng hợp đã va chạm đến rất nhiều lĩnh vực ở địa phương ven biển mà địa phương đó đã có những kế hoạch, quy hoạch liên quan đến tài nguyên và môi trường. Ví dụ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5-10 năm, v.v... Liệu khi có quy hoạch sử dụng tài nguyên môi trường biển, hải đảo thì vai trò của nó thế nào trong bối cảnh trên?
Mong muốn của người làm chuyên môn là quy hoạch sử dụng tài nguyên cần được lập theo quan điểm tổng hợp, với chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ cho địa phương đó, để trở thành “bộ lọc”để lựa chọn và điều phối những hoạt động khác nhau ở vùng biển và ven biển.
Như một ví dụ, Nghị định 25 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ ngành khác và ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển lập ra quy hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong phạm vi cả nước, trong đó quy định ủy ban nhân dân các tỉnh đề xuất nhu cầu cho tỉnh mình, sau đó Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp. Điều băn khoăn từ phía chuyên môn: Một là các vấn đề sử dụng, khai thác mang tính liên tỉnh thì sẽ thế nào? Vì ứng dụng quản lý tổng hợp đới bờ nó va chạm đến rất nhiều vấn đề liên tỉnh. Hai là việc tổng hợp của Bộ từ các tỉnh lên cũng sẽ như thế nào? Bởi vì quy hoạch chung cho biển và hải đảo cả nước không phải như một phép cộng của các tỉnh thành. Cần
có thông tư hướng dẫn thực hiện thì các điểm này sẽ được làm rõ hơn. 3.1.1.3 Các hiệp ước quốc tế
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), gọi tắt là Công ước biển năm 1982 (nội dung môi trường và bảo vệ môi trường).
Năm 1994, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 có hiệu lực. Việt Nam cũng đã phê chuẩn công ước này. Công ước 1982 ở các nội dung: công ước về các vùng biển,công ước về bảo vệ môi trường biển, công ước về quản lý và bảo tồn tài nguyên biển; công ước về đấu tranh chống các tội phạm trên biển; công ước thiết lập các tổ chức quốc tế riêng về luật biển.
UNCLOS là cơ sở để các quốc gia tham gia rà soát và hoàn chỉnh các luật lệ cần thiết bảo vệ trật tự pháp lý và tài nguyên môi trường vùng biển và thềm lục địa, làm cơ sở cho các hoạt động trên biển của mình. Đây là bước đi tất yếu, khẳng định quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý mới, công bằng trên biển. Các hoạt động quản lý tổng hợp vùng bờ và vùng biển theo hướng phát triển là phù hợp với UNCLOS
Các công ước quốc tế về môi trường
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
Công ước đã dành trọn vẹn phần XII về "Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển", gồm có46 điều, với những nội dung chính sau đây:
* Xác định nguồn ô nhiễm biển: Công ước yêu cầu các quốc gia tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, giảm bớt và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ bất kỳ nguồn nào: từ đất liền (điều 207); ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra (điều 208); ô nhiễm do tàu thuyền gây ra (điều 211),...
* Quyền hạn của các nước ven biển xử lý các vụ ô nhiễm, quyền hạn của các nước có cảng đối với các phương tiện có khả năng gây ô nhiễm biển, việc xử lý đối với các loại ô nhiễm biển khác (từ điều 213 đến điều 222).
* Quyền hạn của các nước ven biển xử lý các vụ ô nhiễm, quyền hạn của các nước có cảng đối với các phương tiện có khả năng gây ô nhiễm biển, việc xử lý đối với các loại ô nhiễm biển khác (từ điều 213 đến điều 222).
- Công ước quốc tế về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu (Công ước MARPOL 1973/1978)
Mục đích của Công ước là thông qua các biện pháp toàn diện nhằm ngăn chặn việc gây ô nhiễm biển bừa bãi do thải chức năng từ tàu tất cả các chất có hại đã biết, trừ các chất phóng xạ.
- Công ước đa dạng sinh học 1992
Công ước đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về sự đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học có nghĩa là tính biến thiên (đa dạng) giữa các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn,trên biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ, loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”.
Công ước cũng quy định một số nguyên tắc lớn về bảo vệ sự đa dạng sinh học: Các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc luật pháp quốc tế có toàn quyền khai thác các tài nguyên của họ theo các chính sách mà họ đề ra; và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền hay kiểm soát của họ không làm phương hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực không thuộc thẩm quyền quốc gia.
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tếđặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước - Công ước RAMSA ngày 2/2/1971
Công ước coi chức năng sinh thái cơ bản của các vùng đất ngập nước như là nơi để điều hoà các chế độ nước và là nơi cư trú cho một hệ động và thực vật đặc trưng, đặc biệt là loài chim nước. Công ước xác định các vùng đất ngập nước tạo ra một nguồn tài nguyên có giá trị lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học và giải trí, mà sự tổn thất của chúng sẽ không thể cứu chữa nổi. Công ước quy định đất ngập nước là những vùng đầm lầy, sình lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là thiên nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ, hay nước mặn, bao gồm cả các vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp (điều 1)
Các quốc gia sẽ chỉ định ra những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc tế (điều 2,khoản 1). Trước hết là những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đối với loài chim nước ở bất cứ mùa nào (điều 2, khoản 2). Xây dựng và thực hiện quy hoạch của mình nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ các vùng đất ngập nước đã đưa vào danh mục, sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước trong phạm vi lãnh thổ của mình.
3.1.2 Tiếp cận phân tích hệ thống trong giải quyết các vấn đề vùng ven bờđề vùng ven bờ đề vùng ven bờ
Quản lý vùng ven bờ thực chất là một quá trình ra quyết định liên tục, nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa thực tế và điều mong muốn trong sử dụng các nguồn tài nguyên biển và ven bờ. Nói chung, điều này có thể đạt được nhờ một hệ thống các quyết định/ biện pháp. Việc hình thành vấn đề, xác định mục tiêu quản lý và xây dựng các chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu quản lý đó, cần được tiến hành theo một quy trình hệ thống, trong đó có việc đề xuất, phân tích và đánh giá các chiến lược nhờ sử dụng phương pháp phân tích hệ thống.
Phân tích chính sách có thể được mô tả như một quá trình hệ thống, giúp những người lãnh đạo đưa ra quyết định xác đáng, đánh giá và lựa chọn một hành động tối ưu trong số các các chiến lược khả thi khác nhau để đạt được những mục tiêu quản lý đề ra. Đó là một cách tiếp cận có hệ thống và logíc với các giả thuyết, mục tiêu và tiêu chí được xác định và chỉ ra một cách rõ ràng. Nó có thể hỗ trợ đắc lực người ra quyết định đưa ra quyết định đúng đắn hơn thông qua việc mở rộng cơ sở thông tin, nâng cao sự hiểu biết về hệ thống vùng ven bờ và dự đoán kết quả của một số phương án hành động khác nhau. Cốt lõi của phân tích chính sách (phương pháp xây dựng vấn đề) chính là phân tích hệ thống. Phân tích chính sách là một hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến các kiến thức và phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, các khái niệm về các mục tiêu và công bằng xã hội, các yếu tố đánh giá và xem xét đối tượng trong bối cảnh rộng hơn và cả những điều không chắc chắn vốn có. Trong quá trình ra quyết định, có thể kể ra 3 giai đoạn chính sau:
- Xác định và phân tích vấn đề. - Xây dựng các giải pháp lựa chọn. - Đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu.
Trong thực tế, quá trình này thường có tính chất tuần hoàn. Nhiều nhà quản lý đề xuất nhiều hoặc ít hơn các bước trong quá trình phân tích chính sách, đó là:
1. Xác định vấn đề; 2. Xác định các mục tiêu; 3. Xác định các tiêu chuẩn;
4. Xác định các giới hạn, cản trở; toàn bộ giai đoạn hình thành;
5. Xác định, xây dựng và sàng lọc phương án - một phần của giai đoạn nghiên cứu
6. Đánh giá các phương án
7. So sánh và xếp loại các phương án chính sách khác nhau và