Với những đặc điểm địa lý tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, vùng biển và ven biển Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức, gia tăng dân số và đói nghèo,…
ngành, nhưng cho đến nay hoạt động quản lý nó lại chủ yếu theo cách tiếp cận đơn ngành. Đặc điểm của quản lý đơn ngành là luôn chỉ chú ý đến lợi ích của ngành mình mà không chú ý đến lợi ích của ngành khác; chỉ chú trọng đến mục đích phát triển, mà quên bảo vệ tài nguyên và môi trường; chú trọng đến khai thác theo hướng tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là theo hướng kế hoạch hóa. Điều này làm tăng mâu thuẫn lợi ích giữa ngành này với ngành khác trong việc sử dụng hệ thống tài nguyên ở vùng bờ, đại dương và biển. Và hậu quả là một loạt các vấn đề về môi trường biển và sử dụng kém hiệu quả tài nguyên biển đang diễn ra. Chính vì thế không những không giải quyết được các mâu thuẫn lợi ích trong phát triển mà còn tiếp tục làm gia tăng và phức tạp hoá các mâu thuẫn lợi ích đó. Suy cho cùng, cách quản lý như vậy sẽ không đảm bảo tính bền vững của vùng bờ. Thực tế đang đòi hỏi phải có phương thức quản lý mới với một khuôn khổ thống nhất và toàn diện cho các chính sách, kế hoạch và quản lý để nhằm đáp ứng hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong một môi trường thân thiện.
Ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: “Nguyên nhân là do phương thức quản lý vùng bờ, biển và hải đảo của Việt Nam chưa phù hợp với bản chất tự nhiên và xã hội mà nó chứa đựng, vẫn dập khuôn quản lý theo cách kiểm soát ô nhiễm, chưa phù hợp với đặc điểm xuyên biên giới và đa ngành đa mục đích sử dụng”. Một nguyên nhân khác chính là Việt Nam vẫn thiếu các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, thiếu cơ chế điều phối và phối hợp hiệu quả giữa các ngành, cơ quan và các bên liên quan trong khai thác tài nguyên, môi trường, biển, dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi kể trên. Ngoài ra các hạn chế trong quản lý tài nguyên biển và quản lý đới bờ biển còn do nhận thức, kiến thức còn yếu và cơ chế quản lý chưa phù hợp. Không chỉ có cộng đồng mà ngay cả các nhà quản lý khi ra quyết định cũng chưa hiểu đúng về bản chất sự vận động và giá trị của đới bờ, còn làm mất đi giá trị vốn có của nó và nhiều khi lại có tác động tiêu cực trở lại với vùng bờ.
Chính vì vậy, Việt Nam cần quản lý bằng một hệ thống chính sách mang tính chất liên ngành, đa mục tiêu. Ngành nào cũng mong muốn có lợi ích, không ngành nào chịu nhường ngành nào, thì phải có sự đan xen quản lý có hệ thống. Vì vậy, để giải
quyết thấu đáo nhất, Việt Nam cần áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ. Đối với Việt Nam khái niệm quản lý tổng hợp quản lý vùng bờ (QLTHVB) còn rất mới mẻ. Việt Nam tiếp cận QLTHVBB trên 10 năm, dù còn hạn chế, đã có những đóng góp quan trọng về nhận thức và tích luỹ kinh nghiệm. Kể từ khi thực hiện đề tài cấp nhà nước KHCN.06.07 “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam góp phần đảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền vững” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì trong các năm 1996- 1999. Một số dự án điểm sau đó đã được thực hiện nhờ hỗ trợ của một số nước và tổ chức quốc tế. Thành công nhất có lẽ là dự án QLTHVBB tại Đà Nẵng (2000- 2006) nằm trong khuôn khổ chương trình khu vực về quản lý môi trường các biển Đông Á (IMO/GEF/PEMSEA) và giai đoạn hai đã được nối tiếp từ 2009. Dự án Việt Nam - Hà Lan về QLTHVBB Việt Nam (VNICZM) giai đoạn 2000-2006 được thực hiện ở ba điểm trình diễn là Nam Định, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án hợp tác về QLTHVBB Hạ Long do IUCN Việt Nam, Bộ Thuỷ sản (này là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Khí tượng - Thuỷ văn Hoa Kỳ (NOAA) qua hai giai đoạn 2003-2004 và 2006-2008. Gần đây nhất là dự án quản lý tổng hợp các hoạt động trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (IMOLA) do FAO tài trợ từ năm 2005 và hiện đang tiếp tục ở pha hai. Chỉ riêng dự án Quảng Nam (2005 - 2008) là mô hình QLTHVBB cấp tỉnh đầu tiên do các chuyên gia trong nước xây dựng và thực hiện theo kinh nghiệm từ Đà Nẵng.
Mặc dù còn những hạn chế, các hoạt động này đã có những đóng góp quan trọng về phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và tích luỹ kinh nghiệm QLTHVBB. Ở mức độ khác nhau, các dự án đều chú ý đến thu thập, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu và phổ biến thông tin, xây dựng cơ sở vật chất và năng lực quản lý từ việc thành lập và hoạt động của các văn phòng dự án, các nhóm chuyên gia tư vấn, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, cử cán bộ học tập, tham quan ở các nước đã có kinh nghiệm... Sự tham gia của cộng đồng đã được quan tâm, dù còn hình thức nhiều hơn là thực chất. Các kế hoạch hành động và các chương trình mang tính chiến lược đã được quan tâm, mặc dù mới chỉ có bốn địa phương cấp tỉnh là Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng, Nam Định và Quảng Nam thông qua được chiến lược QLTHVBB. Các dự án đã ưu tiên triển khai một số hoạt động hỗ trợ quản lý: Dự án IMO/GEF/PEMSEA ở Đà Nẵng nhấn mạnh đến ngăn ngừa ô nhiễm; Dự án VNICZM đã ưu tiên quản lý thiên tai (xói lở bờ biển, dâng cao mực nước biển...) và bảo vệ đất ngập nước; Dự án IUCN/ NOAA chú ý đến các khu bảo tồn biển với sự tham gia của cộng đồng. Dự án IMOLA/FAO quan tâm đặc biệt đến quản lý các hoạt động thuỷ sản trên đầm phá...
Mặc dù vậy, con đường QLTHVBB ở nước ta còn gặp phải những thách thức to lớn. Nhận thức và hiểu biết về kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam còn hạn chế, thậm chí một số khái niệm còn chưa rõ, có thể dẫn đến hành động thiếu chuẩn xác. Tính phù hợp giữa cơ cấu tổ chức QLTHVBB với thể chế của nước ta cần được làm rõ hơn. Sự tiếp thu thiếu lựa chọn lý luận chung và kinh nghiệm của các nước có thể chế xã hội khác có thể dẫn đến QLTHVBB mang tính hình thức và ít thành công. Chẳng hạn, một chu trình của PEMSEA gồm sáu bước, nhưng bước đầu tiên
“chuẩn bị” khó có thể coi là một thời khoảng thực hiện dự án trong điều kiện Việt Nam. Nhận thức về vai trò quản lý nhà nước và thể thức quản lý tập trung chưa thể hiện nổi bật những đặc thù của Việt Nam, có lẽ do còn chịu ảnh hưởng của tư vấn quốc tế. Thực tế địa phương đã được chú ý, nhưng sự lựa chọn ưu tiên trong các hoạt động còn thể hiện cá biệt, làm giảm tính đa năng của một dự án QLTHVBB.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “ Chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ”
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin
Số liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do nguời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu giống hoặc khác với luận văn. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Nguồn số liệu thứ cấp của luận văn sẽ được trích dẫn từ các tài liệu có uy tín, có độ xác thực cao liên quan đến đề tài nghiên cứu về cách tiếp cận và phương pháp xây dựng các chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp vùng bờ:
- Các chính sách, thông tư, nghị định của Chính phủ, các công ước quốc tế có liên quan.
- Các tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các nguồn thông tin từ mạng Internet…
Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính cập nhật. Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để đảm bảo tính nhất quán, chính xác và cập nhật.
Tập hợp và phân tích dữ liệu theo các mục tiêu đã đề ra. Sau khi tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để hình thành tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp cũng sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản cho việc xác định các vấn đề ưu tiên trong quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam.
2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, dữ liệu, thông tin
- Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu sót, sai lệch. - Sắp xếp tài liệu theo trình tự nội dung nghiên cứu
- Số liệu sau khi được thu thập sẽ được sàng lọc và phân tích để phù hợp với nội dung của luận văn. Các tài liệu thứ cấp, các nguồn thông tin khác nhau để tiến hành tổng hơp, phân tích, so sánh, đánh giá xoay quanh chủ đề nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp kế thừa
Luận văn sẽ kế thừa những công trình nghiên cứu về quản lý tổng hợp vùng bờ và các báo cáo khoa học có liên quan đã nêu ở phần tài liệu tham khảo kèm theo.
2.2.4 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu đa dạng sinh học hoặc tìm hiểu diễn biến thiên tai.
Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho đề tài không chỉ trong quá trình thực hiện mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ…..
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Cách tiếp cận trong quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ 3.1.1 Tiếp cận dựa vào chính sách pháp luật và công ước quốc tế
3.1.1.1 Môi trường thể chế
Để quản lý môi trường vùng bờ biển có hiệu quả, cần có hệ thống kiểm soát đề ra các mục tiêu quản lý vùng bờ biển, kiểm soát sự phát triển và đề xuất những hành động thích hợp ngắn han và dài hạn. Về cơ bản có thể xác định 4 nội dung sau: - Hệ thống chính sách, xác định các mục tiêu lâu dài về quản lý vùng bờ biển và những chỉ tiêu cần áp dụng để phân tích các kịch bản khác nhau;
- Hệ thống pháp lý, toàn bộ các hiệp định quốc tế đang chi phối, các điều luật quốc gia và quy chế khu vực/địa phương làm cho chính sách này có hiệu lực thi hành;
- Hệ thống tài chính, cung cấp vốn cần thiết;
- Hệ thống thực hiện, xác định pạhm vi chách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý vùng bờ biển;
Do lịch sử phát triển, nền văn hoá, xã hội, hành chính và điều kiện tài chính khác nhau, mỗi nước đã triển khai một hệ thống kiểm soát khác nhau. Vì hiệu quả của hệ thống kiểm soát có tầm quan trọng sống còn cho sự thành công quản lý vùng bờ biển cho nên những nhà quản lý vùng ven biển phải nhận thức được các đặc điểm và trách nhiệm này.
3.1.1.2 Hành lang pháp lý
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ thực chất là một quá trình ra quyết định liên tục, nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa thực tế với điều mong muốn trong sử dụng các nguồn tài nguyên biển và ven bờ. Điều này có thể thực hiện được nhờ một hệ thống các quyết định/biện pháp. Việc hình thành vấn đề, xác định các mục tiêu quản lý và xây dựng các chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu đó, cần được tiến hành theo một quy trình hệ thống. Tuy nhiên hệ thống được xác định đảm bảo tính khả thi và quá trình triển khai an toàn và hiệu quả cần thiết có sự ràng buộc của xã hội và cộng đồng người dân nhằm thực thi hiệu quả quá trình quản lý. Điều cần
thiết phải có một hành lang pháp lý giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân có cơ sở hoạt động tốt hơn trong quản lý vùng ven bờ theo hướng phát triển bền vững.
Trong quá trình tìm hiểu và phổ biến phương thức quản lý tổng hợp (QLTH) vùng biển và ven biển, nhiều tổ chức và cá nhân tham gia đã gặp những khó khăn trong việc thống nhất cách hiểu và áp dụng các khái niệm liên quan đến biển, vùng ven biển và quản lý tài nguyên ở đó. Chính vì vậy cần có cơ sở pháp lý để có một sự quy chuẩn về nội hàm của những khái niệm đó. Có thể chưa thật đầy đủ như mong muốn của các nhà khoa học, những người làm công tác quản lý, hay các chuyên gia, nhưng căn cứ pháp lý chung và thống nhất để áp dụng trong quản lý và đời sống. Vì vậy, cần có quy định về các điều kiện đảm bảo cho quản lý tổng hợp vùng ven biển và hải đảo, trong đó nhấn mạnh vào việc phát triển nguồn nhân lực lâu dài và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp biển và hải đảo cho các đối tượng khác nhau.
Quản lý vùng ven bờ phải thể hiện rõ sự nhìn nhận tầm quan trọng của công tác phân vùng chức năng và quy hoạch sử dụng tài nguyên biển và ven biển. Từ góc độ người làm chuyên môn, nhận thấy đây là một công cụ quan trọng trong việc quyết định thành công hay không của việc áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vào thực tế.
Vấn đề nổi cộm ở bất cứ vùng biển và ven biển nào trên thế giới chứ không riêng ở nước ta là sự bất hợp lý, thậm chí là mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường biển. Công việc phân vùng quy hoạch để sử dụng khai thác hợp lý, lâu dài là bài toán rất khó cần có hành lang pháp lý cho việc này. Vấn đề tiếp theo là công việc chuyên môn thực hiện như thế nào.Quá trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau trong môi trường xã hội, kinh tế, khoa học và hợp tác quốc tế. Yêu cầu về hợp tác và điều phối khi được pháp lý hoá sẽ có nhiều khả năng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì thế một nội dung đặc biệt quan trọng trong pháp quy là tạo cơ chế và quy định thể chế cho việc hợp tác, điều phối liên ngành, liên lĩnh vực trong quản lý tài nguyên và môi trường biển và hải đảo.Đây là một yếu tố then chốt của phương thức quản lý tổng hợp.
Vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ và biển đảo cần được thể chế hóa trong đào tạo cán bộ từ cấp cao trở xuống, từ trung ương
đến các địa phương duyên hải. Cần quan tâm đầu tư tăng cường năng lực về quản lý tổng hợp cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn hiện có, vì dẫu sao đây