Tiếp cận phân tích hệ thống trong giải quyết các vấn đề vùng ven bờ

Một phần của tài liệu CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ (Trang 46 - 48)

đề vùng ven bờ

Quản lý vùng ven bờ thực chất là một quá trình ra quyết định liên tục, nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa thực tế và điều mong muốn trong sử dụng các nguồn tài nguyên biển và ven bờ. Nói chung, điều này có thể đạt được nhờ một hệ thống các quyết định/ biện pháp. Việc hình thành vấn đề, xác định mục tiêu quản lý và xây dựng các chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu quản lý đó, cần được tiến hành theo một quy trình hệ thống, trong đó có việc đề xuất, phân tích và đánh giá các chiến lược nhờ sử dụng phương pháp phân tích hệ thống.

Phân tích chính sách có thể được mô tả như một quá trình hệ thống, giúp những người lãnh đạo đưa ra quyết định xác đáng, đánh giá và lựa chọn một hành động tối ưu trong số các các chiến lược khả thi khác nhau để đạt được những mục tiêu quản lý đề ra. Đó là một cách tiếp cận có hệ thống và logíc với các giả thuyết, mục tiêu và tiêu chí được xác định và chỉ ra một cách rõ ràng. Nó có thể hỗ trợ đắc lực người ra quyết định đưa ra quyết định đúng đắn hơn thông qua việc mở rộng cơ sở thông tin, nâng cao sự hiểu biết về hệ thống vùng ven bờ và dự đoán kết quả của một số phương án hành động khác nhau. Cốt lõi của phân tích chính sách (phương pháp xây dựng vấn đề) chính là phân tích hệ thống. Phân tích chính sách là một hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến các kiến thức và phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, các khái niệm về các mục tiêu và công bằng xã hội, các yếu tố đánh giá và xem xét đối tượng trong bối cảnh rộng hơn và cả những điều không chắc chắn vốn có. Trong quá trình ra quyết định, có thể kể ra 3 giai đoạn chính sau:

- Xác định và phân tích vấn đề. - Xây dựng các giải pháp lựa chọn. - Đánh giá và lựa chọn giải pháp tối ưu.

Trong thực tế, quá trình này thường có tính chất tuần hoàn. Nhiều nhà quản lý đề xuất nhiều hoặc ít hơn các bước trong quá trình phân tích chính sách, đó là:

1. Xác định vấn đề; 2. Xác định các mục tiêu; 3. Xác định các tiêu chuẩn;

4. Xác định các giới hạn, cản trở; toàn bộ giai đoạn hình thành;

5. Xác định, xây dựng và sàng lọc phương án - một phần của giai đoạn nghiên cứu

6. Đánh giá các phương án

7. So sánh và xếp loại các phương án chính sách khác nhau và

8. Đưa ra các kết quả toàn bộ giai đoạn đánh giá và trình bày.

Quá trình phân tích chính sách nói chung không phải là công việc có thể làm được ngay, mà thường phải trải qua nhiều chu trình khác nhau. Do đó, mục tiêu không phải đưa ra những mô hình phân tích cứng nhắc mà phải chỉ ra, trong một phạm vi nào đó, những giai đoạn cơ bản của việc phân tích. Bằng việc làm rõ những giai đoạn này trong quá trình phân tích, có thể nhận được một hướng dẫn ban đầu về cấu trúc của việc phân tích. Tuy nhiên, vấn đề cụ thể đặt ra và cản trở đối với việc nghiên cứu, cuối cùng sẽ quyết định cách tiếp cận cho việc phân tích.

Mô hình phân tích định lượng thường bao gồm 4 giai đoạn cơ bản (DELFT HYDTAULIC: Hoozemans, 1991).

1. Giai đoạn khởi xướng.

2. Giai đoạn thu thập và phân tích dữ liệu. 3. Giai đoạn mô hình hoá.

4. Giai đoạn lập kế hoạch.

Sự thẩm vấn với những người ra quyết định là hết sức quan trọng trong giai đoạn 1 và giai đoạn 4. Trong giai đoạn 1- giai đoạn khởi xướng, các mục tiêu và thủ tục phân tích phải được xác định. Giai đoạn này sẽ đưa ra một kế hoạch công việc cho giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2, giai đoạn thu thập và phân tích dữ liệu và giai đoạn 3, giai đoạn mô hình hoá, yêu cầu nhà phân tích đưa ra được các thông tin chính.Giai đoạn 2 có một đặc điểm là việc sử dụng các kiến thức chuyên ngành.

Điều này rất cần thiết cho việc thiết kế hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Một hệ thống như vậy sẽ được áp dụng trong giai đoạn 3, với điều kiện phải có các công cụ tính toán đủ dùng. Trong giai đoạn cuối, các phương án về chính sách được đưa ra nhằm đánh giá và sắp xếp ưu tiên. Kết quả của giai đoạn này có thể là việc hình thành một hoặc nhiều chính sách hoặc chiến lược mong muốn. Mặc dù có sự chuyển giao từ từ giữa các giai đoạn trên, nhưng việc tách riêng chúng là cần thiết để có thể kiểm soát được quá trình phân tích.

Đối với việc thiết kế các giai đoạn liên tiếp của kế hoạch quản lý vùng ven bờ, cần đến một số công cụ và kỹ thuật sau:

- Thủ tục xây dựng các kịch bản. - Kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu.

- Thủ tục xây dựng và sàng lọc các chiến lược. - Lập mô hình hệ thống.

- Các kỹ thuật sàng lọc và đánh giá và - Các kỹ thuật trình bày.

Lập mô hình hệ thống chỉ có thể thực hiện được khi các tham số hệ thống đã biết và các kịch bản được xác định một cách hợp lý. Hiệu quả của mô hình hoá sẽ được nâng cao nếu các dữ liệu dựa vào được trình bày ở dạng thích hợp. Các áp dụng thực tế sẽ mang lại hiệu quả cao nếu việc trình bày thuận tiện, dễ hiểu. Kỹ thuật tiên tiến về GIS và cơ sở dữ liệu, có thể hỗ trợ công việc mô hình hoá cũng như các hoạt động tiền và hậu xử lý. Việc tổng hợp các thành phần này vào hệ thống hỗ trợ việc ra quyết định là rất có lợi.

Một phần của tài liệu CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w