Tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ (Trang 51 - 52)

Hiện nay, vấn đề BĐKH mang tính toàn cầu và đang tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng tăng, được minh chứng bằng các số liệu đo đạc thực tế trong những năm gần đây về hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển, nhất là CO2 không ngừng tăng lên, băng ở 2 cực, nhất là ở bán đảo Greenland, Bắc Cực và lục địa phía Tây Nam Cực đang tan nhanh hơn bao giờ hết, thiên tai và các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với khả năng tồn tại từ vài chục năm đến vài trăm năm của các khí nhà kính trong khí quyển và xu thế tiếp tục tăng lên của chúng trong những năm tới, có thể khẳng định rằng nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cùng các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai sẽ tiếp tục diễn ra trong thế kỷ 21.

Phần lớn những nghiên cứu ở Việt Nam gần đây liên quan đến biến đổi khí hậu tập trung vào việc xây dựng và lựa chọn các kịch bản BĐKH, đánh giá tác động và khả năng tồn tại của BĐKH mà chưa chú ý tới việc nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp thích ứng chủ động, đặc biệt là chưa có nghiên cứu kết hợp phân vùng chức năng sinh thái và đưa ra giải pháp thích ứng BĐKH đảm bảo phát triển bền vững, mặc dù những hiểu biết hiện nay về biến đổi khí hậu và những tác động tiềm tàng của chúng đã được nâng lên rõ rệt.

Vùng bờ biển Việt Nam là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu, vì vậy trong khuôn khổ mục tiêu và những nội dung thực hiện của đề tài,

lựa chọn cách tiếp cận thích ứng với các tác động của BĐKH được xem xét để đề xuất phân vùng chức năng sinh thái, đánh giá và dự báo các thách thức đối với từng vùng sinh thái, từ đó đề xuất các kế hoạch hành động cho từng vùng sinh thái phục vụ phát triển bền vững.

3.2 Phương pháp xây dựng chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ

3.2.1 Cơ sở xây dựng chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ

Để xác định các vấn đề ưu tiên trong quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam phải dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá hệ thống các tài liệu về điều kiện tự nhiên và các hệ sinh thái; hiện trạng và xu thế diễn biến tài nguyên, môi trường; hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội; các quan điểm về tính chiến lược, tính tổng hợp, tính thích ứng, tính cấp bách của các vấn đề quản lý; cũng như sử dụng các phương pháp phân tích dẫn xuất, phân tích tổ hợp theo hệ thống không gian và thời gian, xây dựng ma trận và tính điểm trọng số.

Từ kết quả phân tích có thể nhận định được những vấn đề mà vùng biển đó đang gặp phải để có thể xây dựng trình tự chương trình ưu tiên trong quản lý tổng hợp vùng bờ.

Một phần của tài liệu CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w