Sự khác nhau giữa đường kính ống ngà ngoại vi, trung gian và trung tâm:

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm bịt ống ngà của một số loại varnish chống NCN (Trang 45 - 47)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.Sự khác nhau giữa đường kính ống ngà ngoại vi, trung gian và trung tâm:

Các ống ngà ngăn cách nhau bởi khoảng gian ngà. Khoảng gian ngà gồm ngà quanh ống và ngà gian ống, được cấu tạo bởi mạng lưới collagen xen kẽ là thành phần vô cơ chủ yếu là các tinh thể phosphate calci dạng apatite. Ngà quanh ống như một lớp lót của thành trong các ống ngà, có bề mặt mịn và bề dày nhỏ hơn ngà gian ống, giảm dần từ ngoại vi vào trung tâm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Luciane R.R S [35]. Ngà quanh ống dạng phiến và bề mặt khoáng hóa đồng nhất hơn ngà gian ống. Ngà gian ống chứa nhiều collagen, có dạng cấu trúc đan kết, nằm vuông góc với hướng các ống ngà. Ở ngoại vi kích thước khoảng gian ngà lớn hơn đường kính ống ngà còn vào phía gần tủy thì khoảng cách này thu hẹp lại dần, khó phân biệt ngà gian ống và ngà quanh ống.

4.2.2. Sự khác nhau giữa đường kính ống ngà ngoại vi, trung gian và trung tâm: trung tâm:

Ống ngà chạy dài từ ranh giới men ngà vào vùng trung tâm sát tủy, trên đường đi có sự thay đổi tăng dần kích thước ống ngà. Theo kết quả bảng 3.1 cho thấy đường kính ống ngà trung bình ở ngoại vi, trung gian, trung tâm lần

lượt là 1,08 ± 0,24 µm, 1,25 ± 0,198 µm, 1,67 ± 0,35 µm. Đường kính ống ngà ở ngoại vi nhỏ nhất, càng gần tủy đường kính càng lớn. Đường kính ống ngà sát tủy lớn nhất đo được lên tới 2,74 µm. Sự khác nhau về đường kính ống ngà ở 3 vùng là có ý nghĩ thống kê khi sử dụng ANOVA và test Dunnetl T3 (p < 0,01). Nghiên cứu của Murilo Baena Lopes trên răng hàm lớn thứ ba của người cho kết quả đường kính ống ngà bề mặt (2,42 µm) nhỏ hơn đáng kể (p < 0,05) so với đường kính ống ngà vùng sát tủy (2,99 µm) và ống ngà vùng trung gian (2,94 µm), đường kính ống ngà trung gian và sát tủy không có sự khác biệt đáng kể (p > 0,05) [26]. So với kết quả nghiên cứu của Murilo Baena Lopes, đường kính ống ngà tại 3 vị trí trong nghiên cứu của chúng tôi đều có giá trị thấp hơn. Sở dĩ có sự khác biệt này là do phương pháp xử lý mẫu khác nhau. Mẫu ngà răng trong nghiên cứu của chúng tôi không chịu bất cứ tác động hóa chất nào làm thay đổi kích thước ống ngà. Ruschel HC đã báo cáo so sánh đường kính ống ngà của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất và thứ hai lần lượt là 0,.794μm và 1,.0μm, sự khác nhau này rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) [36]. So sánh với nghiên cứu của chúng tôi, kết quả có sự khác biệt. Điều này có thể là do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là răng hàm nhỏ vĩnh viễn hàm trên hoặc do độ tuổi của răng làm mẫu trong 2 nghiên cứu là khác nhau.

Trong một nghiên cứu khác của Schilke R [22] đo đường kính ống ngà răng trên răng hàm lớn vĩnh viễn thứ ba cho kết quả trung bình ở vùng trung gian và trung tâm lần lượt là 2,.65 ± 0,.19 µm và 2,.90 ± 0,.22 µm. Nghiên cứu này cũng nhận định rằng sự khác biệt giữa đường kính ống ngà trung gian và trung tâm là ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi.

Đường kính ống ngà là một trong những yếu tố quyết định tính thấm của ngà răng. Vì vậy, đường kính ống ngà khác nhau tại các vùng của ngà răng

nên tính thấm của ngà răng thay đổi phụ thuộc vào vị trí. Đường kính ống ngà lớn thì tính thấm của ống ngà tăng. Trong lòng ống ngà có nhiều vi tiểu quản thì tính thấm sẽ tăng do sự lưu thông giữa các ống ngà xảy ra mạnh hơn. Theo Pashley [37], [38], [39], tính thấm của ngà răng ở gần tủy lớn hơn ở ngoại vi. Điều này có thể giải thích được bằng kết quả đặc điểm hình thái ống ngà trong nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm bịt ống ngà của một số loại varnish chống NCN (Trang 45 - 47)