ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Các bước tiến hành:
Chuẩn bị 20 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên sau nhổ đạt tiêu chuẩn được rửa sạch bằng nước muối sinh lý cho hết máu và nước bọt, lau khô răng và chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: 10 răng nghiên cứu về đặc điểm hình thái ống ngà.
Nhóm 2: 10 răng nghiên cứu về đặc điểm bít ống ngà của varnish Fluoride.
Các răng thuộc nhóm 1 tiến hành các bước sau:
Bước 1: Dùng bút đánh dấu một vùng kích thước 2 x 3mm ở cổ răng mặt ngoài. Dùng đĩa cắt chia cắt thân – chân răng và chia đôi thân răng theo chiều gần- xa , giữ lại phần thân răng phía ngoài. Lấy bỏ tủy răng sót lại ở mẫu răng. Dùng đĩa cắt cắt bỏ 2/3 thân răng phía trên, giữa lại mẫu là 1/3 cổ răng.
Bước 2: Chia đôi thân răng theo chiều gần -– xa, cắt bỏ chân răng bằng
đĩa cắt, giữ lại phần thân răng được đánh dấu. Lấy bỏ tủy răng còn sót lại ở mẫu răng.
Bước 3: Mỗi mẫu răng cắt tạo một đĩa men - ngà có kích thước lớn hơn
vùng đánh dấu 1mm theo cả chiều trên -– dưới và gần -– xa bằng đĩa cắt có tưới nước.
Bước 4: Dùng đĩa cắt có tưới nước tạo một rãnh sâu 1mm ở mặt ngoài,
phía trên và dưới của đĩa men -– ngà sao cho 3 rãnh này tạo thành một rãnh liên tục và đi qua tủy răng.
Bước 5: Sau đó, tiến hành cố định và xử lý mẫu:
- Cố định mẫu bằng 2,5% Glutaraldehyde trong đệm Cacodylate 0,1M, pH 7,2- 7,4 (trong 1 giờ hoặc qua đêm ở nhiệt độ 40 C).
- Cố định mẫu bằng OsO4 1% trong Cacodylate 0,1M trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng.
- Rửa mẫu bằng dung dịch Cacodylate 0,1M (5 phút/1 lần x 2 lần).
- Hút nước trong mẫu bằng ethanol các nồng độ 50 , 700 , 800 0 , 900 ,1000 (5 phút/1 lần x 2 lần).
Bước 6: Đặt dao Stainless Steel Bladess vào rãnh tạo ở bước 4, dùng lực
đủ mạnh để tách đôi đĩa ngà. Mẫu là ½ đĩa men -– ngà vừa tạo.
Bước 7: Gắn mẫu lên đế. Phủ mẫu bằng một lớp dẫn điện Pt- Pd.
Mẫu được quan sát trên SEM để đánh giá đặc điểm hình thái giải phẫu của ống ngà vùng cổ răng của răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên.
Các răng thuộc nhóm 2 được xử lý theo các bước sau:
Bước 1: Dùng bút đánh dấu ở cổ răng mặt ngoài một vùng có kích thước
2,5 x 4,5mm.
Bước 2: Dùng mũi khoan tròn nhỏ đường kính 1mm tạo “ cửa sổ men”
sâu 1mm, mũi khoan chóp ngược tạo đáy bằng và mũi khoan trụ tạo thành phẳng ở vùng đã đánh dấu. Luôn tưới nước trong khi khoan để giảm mùn ngà gây tắc ống ngà.
Bước 3: Dùng đĩa cắt đường kính 0,3mm cắt bỏ phần thân và chân răng
cách “cửa cổ men” 1mm, sau đó chia dọc phần răng còn lại theo hướng gần xa, giữ lại nửa răng phía ngoài, lấy bỏ tủy răng sót lại.
Bước 4: Dùng đĩa cắt tạo một rãnh chia đôi vùng “cửa sổ men” theo
hướng trên dưới sâu khoảng 2mm dưới tia nước liên tục. Lúc này, “cửa sổ men” được chia làm 2 phần dính vào nhau. Dùng bút đánh dấu ½ “cửa sổ men” để phân biệt với nửa còn lại.
Bước 5: Dùng bàn chải nhỏ chải vùng “cửa sổ men” dưới tia nước muối
sinh lý dạng truyền tĩnh mạch bơm mạnh liên tục 5 phút để cuốn trôi mùn ngà bít tắc.
Bước 6: Etching vùng “cửa sổ men” bằng acid photphoric 37% trong 10s
để loại bỏ mùn ngà, bộc lộ ống ngà. Sau đó, rửa trôi acid bằng nước muối sinh lý và ngâm răng vào bể rung siêu âm trong 20 phút để loại bỏ mùn ngà và cặn bẩn còn lại.
Bước 7: Xì khô bề mặt răng. Dùng lá thép matrix đặt tại rãnh chia đôi
“cửa sổ men” để ngăn varnish Fluoride không lan sang nửa bên cạnh. Sau đó, dùng tăm bông bôi 1 lớp varnish Fluoride lên ½ “cửa sổ men” đã được đánh dấu, ½ còn lại để nguyên. Xì khô nhẹ bề mặt và để khô trong 1 phút. Sau đó, lấy bỏ lá matrix, ngâm mẫu vào trong nước bọt nhân tạo. Hàng ngày, chải đĩa ngà răng 1 lần, trong thời gian 1 phút/1 răng với 2 bàn chải riêng biệt cho từng phần và có lá chắn matrix. Tia nước muối sinh lý được tưới hướng từ rãnh ra ngoại vi. Thay nước bọt hàng ngày.
Bước 8: Sau 7 ngày, lấy mẫu ra và xì khô bề mặt “cửa sổ men”. Dùng lá
thép matrix để cách ly 2 nửa. Dùng tăm bông bôi 1 lớp varnish Fluoride lên ½ “cửa sổ men” được đánh dấu. Xì khô nhẹ bề mặt trong 1 phút. Sau đó lấy bỏ lá matrix và ngâm mẫu trong nước bọt nhân tạo.
Bước 9: 7 ngày tiếp theo, thực hiện lại như bước 8. Xì khô, bôi varnish
Fluoride ½ “cửa sổ men” đã được đánh dấu. Hàng ngày, chải răng như trên bước 7. Thay nước bọt nhân tạo hàng ngày.
Bước 10: Sau khi thực hiện xong bước 9, lấy 5 răng bất kỳ xì khô nhẹ bề
mặt trong 1 phút. Mẫu răng được cố định và xử lý mẫu như bước 5 của nhóm 1 để soi bề mặt, đánh giá hiệu quả bít ống ngà tức thì của Fluoride.
Mẫu răng sau khi soi bề mặt được tạo rãnh sâu 1mm ở phía trên và dưới “cửa sổ men” theo trục dọc của mẫu răng ở cả hai nửa. Đặt dao Stainless Steel Bladess tại rãnh vừa tạo, dùng lực tách “cửa sổ men” thành 3 phần. Chọn 2 phần: 1 nửa của bên có bôi Fluoride và 1 nửa không bôi Fluoride. Sau đó gắn
2 phần của một mẫu lên đế, phủ lớp dẫn điện và quan sát trên SEM để đánh giá sự xâm nhập của vanish Fluoride vào ngà răng.
Bước 11: 5 mẫu răng còn lại vẫn ngâm trong nước bọt nhân tạo và tiếp
tục được chải răng 1 lần/ ngày, mỗi nửa được chải bằng bàn chải riêng biệt trong vòng 1 phút trong 4 tuần tiếp theo như bước 7. Thay nước bọt nhân tạo hàng ngày.
Bước 12: Sau 4 tuần, tiến hành xử lý mẫu như bước 10 và soi trên SEM
để đánh giá kết quả sau 4 tuần ở bề mặt. Sau khi soi bề mặt, đĩa ngà răng được bẻ dọc để quan sát lát cắt dọc đánh giá sự tạo nút CaF2 trong ống ngà.
Chụp lại hình ảnh sau mỗi lần soi trên SEM.