Tương tác thuốc xảy ra trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp tại khoa nội một số bệnh viện trên địa bàn hà nội (Trang 72 - 73)

Có 49 cặp tương tác với tần suất gặp là 123 lượt, trong đó cặp tương tác clarithromycin-amoxicilin chiếm tỷ lệ cao nhất (8,9%), đây là kiểu tương tác với mức độ nhỏ, tuy nhiên cần phải lưu ý trong quá trình phối hợp. Trong mẫu nghiên cứu, tương tác hay gặp nhất là clarithromycin và amoxicilin (8,9%), hậu quả của tương tác này là amoxicilin bị giảm tác dụng, đây là tương tác nhẹ và chưa rõ cơ chế. Đối với cặp clarithromycin- methylprednisolon, cơ chế xảy ra tương tác là làm tăng nồng độ của methylprednisolon, do clarithromycin gây ức chế CYP3A4 (là enzym tham gia chuyển hóa methylprednisolon). Vì vậy, làm chậm chuyển hóa methylprednisolon. Mặc dù ít gặp trong mẫu nghiên cứu nhưng các tương tác: clarithromycin-diazepam, levofloxacin-amiodaron, furosemid-amikacin, lansoprazol-clopidogrel lại có mức độ rất nghiêm trọng. Đối với cặp clarithromycin-diazepam gây ra tương tác theo cơ chế làm tăng nồng độ của diazepam do clarithromycin gây ức chế CYP3A4 (là enzym tham gia chuyển hóa diazepam) do đó làm chậm chuyển hóa diazepam, cách khắc phục là thay clarithromycin bằng KS khác. Levofloxacin tương tác với amiodaron theo cơ chế là cả hai thuốc đều kéo dài khoảng QT nên làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Furosemid - amikacin, đây là tương tác hay gặp trên lâm sàng, do cả hai thuốc đều độc với thính giác nên khi dùng kết hợp có thể làm giảm thính lực

không hồi phục và gây suy thận. Hậu quả của cặp tương tác lansoprazol - clopidogrel là làm giảm tác dụng của clopidogrel, tương tác này là do lansoprazol gây cảm ứng CYP2C9-là một enzym tham gia chuyến hóa clopidogrel. Do đó làm cho clopidogreỉ chuyển hóa quá nhanh và giảm tác dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp tại khoa nội một số bệnh viện trên địa bàn hà nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)