BẢNG 1: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 pot (Trang 26 - 29)

CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Đơn vị : tấn

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

chênh lệch 2007/2006

chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Cá và hải sản - - 153,70 2,16 - - 153,70 - -153,70 -100

Chả cá surimi 3.720 59,34 4.224,30 59,42 3.857,11 61,28 504,70 13,57 -367,19 -8,69 Cá tra Fillet 2.548 40,65 2.731,50 38,42 2.436,83 38,72 183,30 7,19 -294,67 -10,79

Sò điệp 1 0,02 - - - - -1 -100 - -

Tổng cộng 6.269 100 7.109,50 100 6.293,94 100 840,70 13,41 -815,56 -11,47

Qua bảng 1 ta thấy, tổng sản lượng xuất khẩu của công ty năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 841 tấn tương đương với 13,41%. Nguyên nhân làm cho tổng sản lượng xuất khẩu của công ty tăng hơn so với năm 2006 là do công ty đã tìm kiếm, mở rộng được thị trường xuất khẩu cá tra đi các thị trường như Nga, Đông Âu chính vì thế làm cho tổng sản lượng xuất khẩu của công ty tăng. Nhưng đến năm 2008 thì tổng sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng thì lại giảm hơn so với năm 2007 là 815,56 tấn tương đương với 11,47%. Những khó khăn về vụ kiện chống bán phá giá cá tra – cá basa, rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm, khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân làm cho tổng sản lượng xuất khẩu giảm. trong sự tăng giảm về tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của công qua từng năm. Để biết rỏ hơn về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, ta hãy xem sự tăng trưởng của từng loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty qua các năm từ 2006 – 2008.

Công ty Hải Sản 404 xuất khẩu nhiều mặt hàng như: cá và hải sản, chả cá Surimi, cá tra Fillet, ruốc muối, mực, bạch tuột, và sò điệp. Trong đó mặt hàng chả cá Surimi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, sau đó là mặt hàng cá tra Fillet chiếm vị trí thứ 2 sau chả cá Surimi còn các mặt hàng khác thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, trước đây công ty có xuất khẩu mặt hàng ruốc muối, mực và bạch tuột nhưng trong những năm gần đây công ty không còn xuất khẩu các mặt hàng này hay chỉ xuất khẩu với số lượng rất nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Năm 2006 chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 59,34%, cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 40,65%, và sò điệp chiếm tỷ trọng là 0,02% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Năm 2007 chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 59,42%, cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 38,42, và cá và hải sản chiếm tỷ trọng là 2,16% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Năm 2008 chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 61,38%, và cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 38,72% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty.

 Chả cá Surimi: Đây là mặt hàng giữ vị trí quan trọng trong tất cả các mặt hàng của công ty. Mặt hàng này công ty chủ yếu xuất khẩu ở các thị trường lớn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ai Cập, Malaysia,…Mặt hàng chả cá Surimi ngày càng thu hút được khách hàng của nhiều nước nên sản lượng xuất khẩu của nó tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu của mặt

hàng chả cá Surimi tăng hơn so với năm 2006 là 504,70 tấn tương đương với 13,57%, năm 2008 sản lượng này giảm hơn so với năm 2007 là 367,19 tấn tương đương với 8,69%.

 Cá tra Fillet: Mặt hàng chiếm sản lượng xuất khẩu tương đối cao của công ty, đứng thứ hai sau chả cá surimi. Cá tra Fillet được công ty xuất khẩu đi được rất nhiều nước như: Hồng Kông, Malaysia, Á Rập, Út, Mỹ, Singapore,… Dựa vào bảng số liệu 1 ta thấy sản lượng xuất khẩu cá tra Fillet có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm (2006 -2008). Năm 2007 sản lượng xuất khẩu tăng hơn so với năm 2006 là 183,30 tấn tương đương với 7,19%, năm 2008 sản lượng xuất khẩu cá tra Fillet giảm hơn so với năm 2007 là 294,67 tấn tương đương với 10,79%.

Ta thấy sản lượng xuất khẩu của cả hai mặt hàng chả cá Surimi và cá tra Fillet đều giảm trong năm 2008. Chính điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Nguyên nhân làm cho sản lượng xuất khẩu giảm là do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì vậy trong thời gian tới muốn duy trì, ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào thì công ty cần phải có sự kết hợp giữa nhà sản xuất – người dân trong việc nuôi trồng thủy sản như là hỗ trợ vốn, đầu tư khoa học công nghệ cho họ,…. Để khi thị trường có thiếu nguồn nguyên liệu thì nguồn nguyên liệu của công ty ít bị ảnh hưởng.

 Còn các mặt hàng khác như: Sò điệp, cá và hải sản, mực, bạch tuột và ruốc muối chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Năm 2006 sản lượng xuất khẩu sò điệp là 1 tấn, các mặt hàng khác thì lại không có khả năng tiêu thụ. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu cá và hải sản của công ty là 153,70 tấn. Năm 2008 sản lượng xuất khẩu các mặt hàng này là 0%. Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này rất thấp trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty là do thị trường chưa ưa chuộng các sản phẩm này, mặt khác là do trình độ tay nghề của công nhân chưa cao để chế biến khâu này nên chưa có thể đáp ứng được những thị trường khó tính như thị trường EU. Do dó, trong thời gian tới công ty đang cố gắng đào tạo những nhân viên tay nghề tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủy sản này đến được tất cả các thị trường.

GVHD: Lê Thị Thu Trang 27 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 pot (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)