II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.5.10. Tình hình chọn tạo và sử dụng giống kháng bệnh bạc lá
Chương trình chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá ñược bắt ñầu ở Nhật Bản năm 1923 và giống lúa kháng Zensho từ phép lai giữa Shiga Sekitori II/Shoyu ñã
ñược tạo ra vào năm 1932 ở quận Aichi. Giống này ñã ñược chọn lọc ñể sử dụng làm vật liệu lai tạo nhiều giống kháng ở Nhật Bản.
Một giống kháng khác, Kogyoku từ phép lai giữa Shobei/Shiro Senbon ñã
ñược tạo ra từ năm 1926 và ñưa vào sản xuất năm 1932. Cùng thời gian này, tại trường Trung học Nông nghiệp KagoShimo giống lúa chống bệnh ñược chọn lọc từ giống nhiễm bệnh Shikiriki và ñược ñặt tên là Kono 35. Nhiều giống lúa của Nhật Bản ñã mang gene chống chịu bệnh từ giống lúa này. Sau ñó giống kháng Asakaze ñã ñược tạo ra từ phép lai giữa Norin 27/Taraka . ðến năm 1957, Asakaze ñã bị nòi vi khuẩn mới tấn công và trở thành giống kháng ñầu tiên bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………31
Chương trình chọn giống lúa của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) bắt
ñầu từ năm 1965 và ñã thu ñược nhiều kết quảñáng kể. Người ta ñã ñưa ra ñược nhiều dòng, giống lúa kháng bệnh như: IR20, IR22 (1969), IR26 (1973), IR28, IR29, IR30 (1974), IR32, IR34 (1975)…. Các dòng, giống này ñược sử dụng rộng rãi ở Châu Á, và cung cấp vật liệu kháng bệnh cho các nước.
Các nước sử dụng giống chống chịu bạc lá của IRRI là Ấn ðộ với các giống IR579-48, IR532-1-176, Chandina; Bangladet với giống IR272-4-1; Philipine sử dụng giống IR36, IR38 và Việt Nam với các giống IR22, IR1561-1- 2, IR1561-228. (Khush G.S, 1977) [47], [48].
Nhiều giống lúa cao cây chống bệnh bạc lá ñã ñược sử dụng trong chương trình chọn tạo giống. Các giống lai với kiểu cây cải tiến, chống bệnh bạc lá, năng suất cao, phẩm chất tốt ñã ñược tạo ra. Khi phân tích di truyền tính chống chịu người ta thấy phần lớn các giống lai ñược ñặt tên chỉ có gen chống chịu Xa4
(Devadath, 1985) [36].
Theo G.S.Khush (1977) cho biết, Việt Nam và Philipines là hai nước sử
dụng rộng rãi nhất giống lúa kháng bệnh bạc lá của IRRI. Khoảng 30% diện tích trồng lúa ở miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975 ñược trồng bằng giống kháng bệnh bạc lá. Philipines có tới 65% diện tích trồng lúa ñược sử dụng các giống kháng bệnh bạc lá [48].
Từ những năm 1980 chương trình chọn tạo giống lúa kháng bệnh ở Trung Quốc ñã phát triển nhanh chóng. Gen Xa4 là gen chính ñược sử dụng trong chọn giống lúa lai ba dòng và hai dòng (Zhang Qi, 2009) [62].
Các nhà khoa học cũng ñã giới thiệu các phương pháp chọn tạo giống kháng bệnh bạc lá, trong ñó phương pháp gây ñột biến nhân tạo và phương pháp lai hữu tính ñược sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao. Bên cạnh ñó, công nghệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………32
phải mất 10-12 năm ñể chọn giống chống bệnh bằng phương pháp chọn lọc phả
hệ. Nhưng hiện nay, bằng công nghệ sinh học Pamela C.Ronald ñứng ñầu một nhóm nghiên cứu ở trường ñại học Cornell, Hoa Kỳ ñã tạo ra ñược giống lúa kháng bệnh bạc lá với thời gian ngắn hơn nhiều (Nguyễn Vũ Trọng, 1998) [29].
Ở Việt Nam, việc chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá cũng ñã ñược quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học ñã tiến hành sử dụng nguồn gen kháng bệnh bạc lá trong nước và của nước ngoài thông qua phương pháp lai hữu tính, kết hợp chọn lọc ñã chọn tạo ra ñược một giống, tổ hợp lúa lai có khả năng kháng bệnh bạc lá. Kết quả nghiên cứu của trường ðại học Nông Nghiệp I Hà Nội, sử dụng phép lai giữa dòng bất dục 103S và dòng phục hồi chứa gen kháng bệnh bạc lá ñã tạo ra các tổ hợp lai như Việt Lai 24, Việt Lai 27 kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, năng suất 7,2- 7,6 tấn/ha.
*Tóm lại: Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lúa. Biện pháp chủ ñộng và hiệu quả ñể
ngăn ngừa tác hại của bệnh là sử dụng giống kháng. Từ các nghiên cứu tiến hành cho thấy, tính kháng bệnh bạc lá là do gen ñơn trội (Xa) hoặc gen ñơn lặn (xa) quy ñịnh, trên cơ sở ñó chọn lọc cặp bố mẹ và bằng phương pháp lai hữu tính chúng ta có thể tạo giống lúa lai kháng bệnh với sự liên kết của các gen kháng. Sử
dụng phương pháp này có thể tạo ra ñược giống lúa lai mới vừa kết hợp ñược những ñặc tính nông sinh học tốt của bố mẹ vừa mang gen kháng bệnh bạc lá.
Cùng với thực trạng bệnh bạc lá ñang phá hoại nghiêm trọng trên nhiều giống lúa lai như hiện nay thì việc sử dụng phương pháp chọn giống lúa lai kháng bệnh bằng lai hữu tính càng có ý nghĩa thiết thực và cần ñược tăng cường. Trong ñó việc ñánh giá các dòng bố mẹ, cung cấp vật liệu lai tạo giống cũng cần ñược triển khai mạnh mẽ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………33