Tổngquan về viêm amiđan và phẫu thuật cắtamiđan

Một phần của tài liệu Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa mũi xoang bệnh viện tai mũi họng (Trang 31 - 34)

Viêm VA cấp là hiện tượng viêm cấp tính xuất tiết hoặc mủ của tổ chức lympho ở vòm họng và hai bên loa vòi, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 18 tháng đến 6 tuổi[7].Các nhóm thuốc được đề cập đến trong điều trị viêm amiđan nói chung bao gồm: thuốc giảm đau, kháng sinh và corticoid. Trong đó, thuốc giảm đau paracetamol và thuốc giảm đau chống viêm non-steroids (NSAIDs) được các tài liệu khuyến cáo sử dụng ở cả người lớn và trẻ em. Corticoid và kháng sinh là 2 thuốc khuyến cáo không được sử dụng thường xuyên trong điều trị viêm amiđan cấp, tuy nhiên có thể xem xét sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Việc sử dụng kháng sinh chủ yếu là để phòng các phản ứng phụ có thể xảy ra nếu nguyên nhân gây viêm amiđan là do liên cầu nhóm A(Streptococcus tan máu nhóm A hoặc Streptococcus pyogenes nhóm A)[30], [54],[76].Vì nếu viêm amiđan do vi khuẩn này gây ra sẽ có thể dẫn đến các biến chứng mủ, thấp khớp hoặc viêm cầu thận cấp. Việc sử dụng khángsinh trong trường hợp này là cần thiết và được khuyến cáo do lợi điểm mà nó mang lại trong việc phòng tránh các biến chứng kể trên[30], [54],[76],[80]. Nhưng thực tế, có tới 75% trường hợp viêm amiđan ở trẻ nhỏ (độ tuổi từ 2 tới 10 tuổi)là do virus – sử dụng kháng sinh trong trường hợp này ngược lại làm tăng nguy cơ kháng thuốc cũng như tăngkhó khăn trong việc phân biệt giữa viêm amiđan do liên cầu với viêm amiđan do virus.Và một điều nghịch lý làphần lớn những trường hợp này hiện lại đang được điều trị bằng kháng sinh[9], [17]. Như vậy, để chỉ định sử dụng thuốc cho đúng, hạn chế được những hệ lụy liên quan đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi thì điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều tiêu chuẩn lâm sàng để có thể chuẩn đoán phân biệt 2 thể bệnh này, các

22

tiêu chuẩn đó bao gồm: (1) trẻ từ 5 – 15 tuổi; (2)sốt cao; (3) biểu hiện viêm amiđan điển hình như: đau, phù nề và chảy dịch; (4) xuất hiện cảm giác đau và đau tăng lên ở vùng mặt, cổ, xuất hiện hạch lympho > 1,0 cm; (5) không có các dấu hiệu và triệu chứng viêm amiđan do virus như: viêm giác mạc, khàn giọng, tiêu chảy và sổ mũi; (6) tiền sử phơi nhiễm với người bệnh nhiễm liên cầu hoặc khởi phát bệnh vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Tuy nhiên, áp dụng những tiêu chuẩn này để chuẩn đoán phân biệt giữa viêm amiđan do liên cầu với viêm amiđan do virus thì độ chính xác thu được còn thấp[80]. Nuôi cấy vi khuẩn để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh được coi là tiêu chuẩn vàng để chuẩn đoán chính xác viêm amiđan do liên cầu, tuy nhiên việc nuôi cấy này lại cần nhiều thời gian mới thu được kết quả. Do đó, hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng test nhanh strepcococcus (rapid strep test) để chuẩn đoán phân biệt 2 thể bệnh này, nguyên tắc của test nhanh là dựa trên tính đặc hiệu của nhóm vi khuẩn Streptococcus (liên cầu).Hiệp hội khẳng định cấy khuẩn và test nhanh là 2 phương pháp quan trọng để chuẩn đoán chính xác viêm amiđan do liên cầu[80]. Hiện nay, ở các nước phát triển, test nhanh để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh do Streptoccocus đang ngày càng được sử dụng phổ biến[17],[77].

Viêm amiđan nếu tái phát nhiều (≥ 7 lần trong 1 năm trước, hoặc ≥ 5 lần trong mỗi 2 năm trước, hoặc ≥ 3 lần trong mỗi 3 năm trước) sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt amiđan[58], [76]. Chỉ định phẫu thuật cũng được áp dụng cho trường hợp trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ do bất thường về đường hô hấp (sleep – disordered breathing) với các dấu hiệu như: ngáy, thở bằng miệng hoặc có cơn ngừng thở khi ngủ[58]. Mặc dù phẫu thuật cắt amiđan có thể mang lại nhiều lợi điểm quan trọng nhưng bên cạnh đó, nó cũng có thể gây đau họng; nôn và buồn nôn cũng như chảy máu sau phẫu thuật, thay đổi giọng nói cũng có thể xảy ra, thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân [58].Các thuốc dùng cho bệnh

23

nhân sau phẫu thuật cắt amiđan tập trung chính vào việc khắc phục những hạn chế này này. Đau sau phẫu thuật cắt amiđan sẽ nặng nhất vào những ngày đầu sau phẫu thuật, và thậm chí có thể kéo dài tới 2 tuần. Do đó, việc quản lý và điều trị đau sau phẫu thuật là rất quan trọng. Paracetamol và NSAIDs tiếp tục được khuyến cáo sử dụng trong điều trị giảm đau sau phẫu thuật cho bệnh nhân [58], [76]. Chảy máu sau phẫu thuật cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ chảy máu nguyên phát (chảy máu trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật) là 0,2% tới 2,2%, và nguyên nhân của biến chứng này thường do kỹ thuật phẫu thuật. Tỷ lệ chảy máu thứ phát (xuất hiện sau hơn 24 giờ sau khi phẫu thuật, thường từ 5 – 10 ngày sau phẫu thuật) với nguyên nhân thường do sự bong tróc vẩy trong quá trình lành vết thương, tỷ lệ xuất hiện là 0,1% tới 3%. Vấn đề chảy máu sau phẫu thuật nên được đánh giá và xem xét và đưa ra các quyết định điều trị phù hợp bởi bác sỹ phẫu thuật hoặc các nhà lâm sàng tham gia vào việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật [58]. Để phòng và hạn chế nôn, buồn nôn sau phẫu thuật, 1 liều tiêm tĩnh mạch dexamethason 0,15 – 1,00 mg/kg được khuyến cáo cho cả trẻ em và người lớn phẫu thuật cắt amiđan để hạn chế hiện tượng này[11],[58], [76], [78]. Việc sử dụng kháng sinh trong vòng 24 giờ trước hoặc sau quá trình phẫu thuật dựa trên các kết quả thu được từ các thử nghiệm lâm sàng và các bài tổng quan hệ thống hiện tại là không có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng bệnh sau phẫu thuật cắt amiđan, do đó, kháng sinh chỉ nên sử dụng cho những trường hợp cụ thể dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, chứ không nên sử dụng cho tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật[26], [27], [58].

24

CHƯƠNG2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Để thực hiện được3 mục tiêu đề ra, đề tài bao gồm các phần sau:

2.1Phát hiện vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trước can thiệp

Một phần của tài liệu Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa mũi xoang bệnh viện tai mũi họng (Trang 31 - 34)