Tổngquan về bệnh lý viêm mũi xoang và phẫu thuật nội soi mũ

Một phần của tài liệu Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa mũi xoang bệnh viện tai mũi họng (Trang 29 - 31)

Viêm mũi xoang được định nghĩa là một tình trạng viêm có triệu chứng của khoang mũi và các xoang cạnh mũi[59]. Trong thập kỷ vừa qua, nhiều nhóm chuyên gia, tổ chức y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị dựa trên bằng chứng cho chuẩn đoán và điều trị căn bệnh này, trong đó bao gồm các hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị cho: viêm mũi xoang cấp tính do virus, viêm mũi xoang cấp tính nhiễm khuẩn, đợt cấp của viêm mũi xoang mạn tính, viêm mũi xoang mạn tính không polyp, viêm mũi xoang mạn tính có polyp và viêm mũi xoang dị ứng do nấm [59].

Các nhóm thuốc điều trị nội khoa được đề cập đến trong các hướng dẫn điều trị đã ban hành bao gồm: thuốc kháng sinh (đường uống và đường tiêm), thuốc tiêu nhầy, thuốc chống dị ứng, thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch, nước muối rửa và corticoid dạng xịt tại chỗ [10],[28], [47],[59], [74]. Ngoài ra, corticoid đường uống cũng được khuyến cáo sử dụng trong một số trường hợp người bệnh viêm mũi xoang có polyp, viêm mũi xoang do nấm[25].Corticoid xịt tại chỗ là nhóm thuốc giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm mũi xoang. Ngay từ năm 1951 Dill và Bolstead đã chứng minh được việc sử dụng dạng đường dùng này không những có hiệu quả mà còn hạn chế được các tác dụng không mong muốn do nhóm thuốc này gây ra khi dùng theo đường toàn thân, đặc biệt 2 ông cũng đã chứng minh được dạng xịt có thể làm giảm sự xuất tiết và giảm phù nề niêm mạc mũi [49]. Kể từ đó cho tới nay, dạng bào chế này là dạng đường dùng chính được khuyến cáo nhiều trong các hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân viêm

20

mũi xoang cả thể cấp tính, mạn tính và trong giai đoạn phẫu thuật [10],[28], [47], [59], [74]. Bên cạnh corticoid dạng xịt, corticoid dạng đường uống từ năm 1952 đã được tiến hành nghiên cứu để chứng minh tính hiệu quả [88]. Và liên tiếp sau đó, nhiều nghiên cứu tiếp tục khẳng định được hiệu quả mà nó mang lại trên một số đối tượng bệnh nhân cụ thể, đặc biệt là bệnh nhân viêm mũi xoang có polyp mũi và viêm mũi xoang do nấm [25], [40], [46], [48].Kháng sinh cũng là nhóm thuốc quan trọng được khuyến cáo sử dụng cho cả thể bệnh mạn tính và cấp tính nhiễm khuẩn, trong đó nhiều tài liệu khuyến cáo amoxicillin là kháng sinh được lựa chọn điều trị đầu tay theo kinh nghiệm và amoxicillin phối hợp clavulanic là lựa chọn thứ 2[47], [59], [73].

Nếu người bệnh thất bạihoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, phẫu thuật nội soi mũi xoangsẽ đượcchỉ định bởi bác sỹ[47]. Đây là phương pháp được phát triển từ những năm cuối của thập kỷ 70 bởi Messerklinger và Wigand dựa trên sự phát triển về kỹ thuật chụp hình X-quang cũng như kiến thức về phẫu thuật và sinh lý bệnh[92]. Người bệnh saukhi được phẫu thuật nội soi sẽtiếp tục đượcđiều trị nội khoa, nguyên tắc này được coi là chìa khóa để đạt được thành côngvà yêu cầu đối với tất cả mọi bệnh nhân[47]. Mặc dù chưa có sự thống nhấtvề phác đồ điều trị, nhưng các bác sỹ thường chỉ định các nhóm thuốc: kháng sinh, corticoid đường uống hoặc tại chỗ và nước muối rửa cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, đau sau phẫu thuật và các rối loạn chức năng cũng yêu cầu phải theo dõi và hạn chế[47], [60], [71].Tương tự như trong giai đoạn điều trị nội khoa, việc sử dụng corticoid dạng xịt sau phẫu thuật nội soi mũi xoang cũng đã được nghiên cứu, chứng minh tính hiệu quả[10],[28], [47], [59], [74]. Bên cạnh đó, đợt điều trị ngắn hạn corticoid đường uống cũng đã được nghiên cứu chứng minh làcó hiệu quả hơn trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi hoặc viêm mũi xoang dị ứng do nấm sau phẫu thuật nội soi

21

mũi xoang [25], [40], [46], [48]và do đó được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân này[25].

Một phần của tài liệu Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa mũi xoang bệnh viện tai mũi họng (Trang 29 - 31)