Thực trạng nội dung chương trình dạyhọc GDTCcho trẻ 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng sử dụng các phương tiện giáo dục thể chất trong tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 6 tuổi trường mầm non đại thịnh mê linh (Trang 37 - 41)

trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh

3.1.4.2. Thực trạng nội dung hoạt động GDTC giờ học chính khóa

GDTC là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác nhằm đảm bảo cho cơ thể trẻ hoàn thiện về mặt hình thể và chức các tố chất thể lực của cơ thể trẻ.

Để GDTC cho trẻ phát triển toàn diện và cân đối thì cần phải sử dụng phối hợp các phương tiện GDTC để tác động vào cơ thể trẻ, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, phát triển các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo,…Vì vậy, nhiệm vụ GDTC cho trẻ luôn được chú trọng, quan tâm và không ngừng được nâng cao.

Trong quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế về thực trạng GDTC cho trẻ ở trường mầm non Đại Thịnh, tôi nhận thấy nhà trường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ GDTC, nội dung GDTC cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được kết quả mong đợitheo lứa tuổi.

Chương trình giảng dạy môn GDTC trong giờ học chính khóa của trường mầm non Đại Thịnh được thực hiện đúng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT với thời lượng 1 tiết/1 tuần. Với cấu trúc giờ lên lớp gồm 3 phần:Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Ngoài tiết học chính khóa ra trẻ còn được thể dục sáng sau giờ đón trẻ và các giờ học mang tính chất tích hợp chủ đề, chủ điểm trong các hoạt động như lao động, nặn hình, vẽ, vận động theo nhạc,… đều có ảnh hưởng đến GDTC cho trẻ.

Thời gian cho một tiết học GDTC là 30 - 35 phút: Phần cơ bản, giáo viên vẫn dạy đủ thời gian quy định với nội dung 3 phần đã nói ở trên nhưng chủ yếu đi sâu vào dạy TDCB và tổ chức thi đua giữa 2 tổ. Khi đến phần dạy VĐCB, giáo viên làm mẫu 2 lần, lần 1 không phân tích và lần 2 cho phân tích. Sau đó mời 1 - 2 trẻ khá lên thực hiện mẫu, rồi lần lượt từng trẻ một.Nhưng mỗi trẻ chỉ được thực hiện 1 lần nên giáo viên chưa chú ý đến việc điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong tư thế của trẻ. Khi đó đa số trẻ vận động theo thói quen và ý thích là chủ yếu, sau đó cô tổ chức thi đua giữa 2 tổ, điều đó sẽ làm cho trẻ thiếu hẳn sự cân đối trong nội dung học tập và phát triển vận động của trẻ. Giáo viên chủ yếu chú trọng tới mục tiêu tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học mà chưa chú ý nhiều đến hướng dẫn trẻ vận động hợp lý, trẻ sẽ bị thiếu hụt về kĩ năng VĐCB.

Các tiết học chủ yếu tổ chức trong lớp học nên không gian học tập và tập luyện của trẻ còn chật hẹp.

Nội dung chương trình dạy môn GDTC cho trẻ 5 - 6 tuổi cũng đã được các tổ trưởng trong nhóm lớp 5 - 6 tuổi lên kế hoạch và sắp xếp phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên đã biết cách tổ chức giờ học GDTC cho trẻ, gây được sự hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, nhưng cần chú ý và quan tâm hơn nữa đến kĩ năng giảng dạy các bài tập VĐCBcho trẻ, vì đó là những kĩ năng vận động cần thiết trong đời sống hàng ngày giúp trẻ thích ứng nhanh với điều kiện vận động của môi trường sống.

3.1.4.2. Thực trạng nội dung hoạt độngGDTCngoài giờ học

Ngoài giờ học chính khóa và các giờ học tích hợp ra thì hoạt động ngoài trời cũng là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong GDTC cho trẻ.Các hoạt động ngoài trời có thể tiến hành dưới nhiều hình thức tiết học như dạo chơi, khám phá khoa học, thể dục ngoài trời và các hoạt động chơi ngoài trời nếu thời tiết tốt.

Tất cả các hoạt động ngoài trời đều có ý nghĩa lớn đối với trẻ, đặc biệt tiết học ngoài trời giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc và tạo sự hưng phấn, sảng khoái cho trẻ. Việc tổ chức hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ được vui chơi, được tiếp xúc với các yếu tố thiên nhiên như ánh sáng, không khí. Trong đó, ánh sáng, không khí và nước là những yếu tố của phương tiện GDTC. Cần sử dụng triệt để và phù hợp các yếu tố đó trong GDTC cho trẻ. Vì:

Không khí có tác dụng kích thích toàn bộ chức năng cơ thể: Kích thích hệ tuần hoàn, hô hấp, chuyển hóa hồng cầu, huyết sắc tố,làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với nhiều loại bệnh.

Ánh sáng mặt trời: Dưới tác động của các tia mặt trời, các quá trình sinh lí và hóa học trong tế bào xảy ra nhanh hơn, các tiền vitamin D ở mặt, da, sinh ra vitamin D dễ hấp thụ giúp cơ thể không bị còi xương, diệt vi khuẩn, trứng

giun sán. Ngoài ra, các tia nắng mặt trời còn làm cho trạng thái của cơ thể được tăng cường, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt, tăng khả năng làm việc,… Tuy nhiên, các yếu tố thiên nhiên chỉ có tác dụng tốt tới cơ thể khi nó được sử dụng hợp lí.

Các yếu tố thiên nhiên có những lợi ích tốt như vậy, nhưng trên thực tế quan sát cho thấy ở các lớp 5 - 6 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời 1 buổi/1 tuần, mỗi buổi 25 - 30 phút, so với chế độ sinh hoạt của trẻ 5 - 6 tuổi trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ của Bộ GD&ĐT thì đây là thời lượng quá ít cả về số tiết và thời gian của từng buổi. Với thời gian ngắn như vậy, trong các giờ hoạt động ngoài trời giáo viên chủ yếu cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài sân trường là chính, chưa chú ý đến các giờ học GDTC ngoài trời. Khi được học ngoài trời, trẻ chủ yếu được tham gia vào hoạt động khám phá khoa học chứ không có tiết học thể dục.Điều đó cho thấy, giáo viên trường mầm non Đại Thịnh chưa hiểu hết được vị trí và ý nghĩa của các yếu tố thiên nhiên đối với sự phát triển cơ thể trẻ trong tiết học GDTC.

Vì vậy, khi tổ chức cho trẻ tập luyện kết hợp với các yếu tố thiên nhiên cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Phải cho trẻ tập luyện từng bước, mới đầu thời gian tập không nên quá dài, cường độ vừa phải để tránh hiện tượng không tốt xảy ra.

- Phải tổ chức cho trẻ tập luyện thường xuyên. - Phải tiến hành tập luyện toàn diện.

- Phải chú ý đặc biệt đến đặc điểm các biệt của trẻ.

- Làm tốt công tác vệ sinh, theo dõi về sức khỏe đối với kết quả luyện tập của trẻ.

Qua kết quả thu được từ phỏng vấn về thực trạng nhận thức về khả năng sử dụng các phương tiện GDTC cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên trong trường mầm non Đại Thịnh cho thấy; giáo viên có nhận thức đúng về khả năng sử

dụng các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ 5 - 6 tuổi nhưng chỉ được hiểu trên lý thuyết, thực tếgiáo viên chưa áp dụng được vào trong tiết dạy của mình và giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vị trí và vai trò của các phương tiện GDTC với sự phát triển cơ thể trẻ. Ngoài ra, trong tổ chức giờ học và các hoạt động GDTC cho trẻ, giáo viên vẫn chưa chú ý đến nội dung dạy các bài tập vận động cơ bản và khả năng sử dụng các yếu tố thiên nhiên còn ở mức hạn chế. Vì vậy, nhà trường cần chú ý hơn đến tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ trong tiết học ngoài trời để tận dụng tối đa các phương tiện GDTC giúp trẻ phát triển toàn diện.

3.2. Biện pháp nâng cao khả năng sử dụng các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng sử dụng các phương tiện giáo dục thể chất trong tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 6 tuổi trường mầm non đại thịnh mê linh (Trang 37 - 41)